Tuesday, October 22, 2019

ĐẠI SỨ WILIAM TAYLOR ĐIỀU TRẦN, XÁC NHẬN ĐIỀU KIỆN 'CÓ QUA CÓ LẠI' VỚI UKRAINE (Washington Post)





NỘI DUNG :



--------------------------


Hương Giang (Theo Washington Post) 
October 22, 2019

(Washington Post) – Quyền Đại sứ Mỹ tại Ukraine William Bill Taylor vào hôm thứ Ba đã có phiên điều trần kín trước các ủy ban Hạ viện đang điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump. 

Taylor được xem là nhân chứng quan trọng. Trong một loạt tin nhắn, quyền Đại sứ bày tỏ mối quan ngại với các đồng nghiệp ngoại giao Gordon SondlandKurt Volker về việc rút lại viện trợ quân sự cho Ukraine vì lợi ích chính trị cá nhân. Trong ba viên chức ngoại giao này, Taylor dường như là người bị báo động nhiều nhất về khả năng “có qua có lại”có lợi cho chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Trump. Câu hỏi đặt ra trước phiên điều trần là liệu quyền Đại sứ tại Ukraine biết bao nhiêu? 

Phần mở  đầu được chuẩn bị sẵn cho thấy ông ấy có vẻ biết nhiều. Cho dù trong một số trường hợp, Taylor không phải là nhân chứng trực tiếp, nhưng ông giúp phác hoạ miếng ghép hình mà người khác sẽ có thể ráp vào. 

Sau đây là những điểm nổi bật: 

1. Taylor tin “có qua có lại” xảy ra đối với viện trợ quân sự. 
Taylor vào ngày 1 tháng 9 đã nhắn tin về hàng trăm triệu Mỹ kim viện trợ quân sự bị giữ lại. “Có phải chúng ta bây giờ nói rằng, hỗ trợ an ninh và hội đàm tại Toà Bạch Ốc được đưa ra làm điều kiện của cho các cuộc điều tra?” Trong tin nhắn ngày 9 tháng 9, quyền Đại sứ bày tỏ quan ngại: “Thật điên rồ khi rút lại hỗ trợ an ninh để giúp một chiến dịch chính trị.” 
Trong phần mở đầu, Taylor vẫn tin giữ niềm tin vào điều này. “Tôi tin vào lúc đó, và bây giờ tôi vẫn còn tin như vậy,” ông nói. 

2. Không chỉ có một 
Một trong những câu hỏi đặt ra là liệu Trump có nhận được đòn bẩy từ a/rút lại hàng trăm triệu viện trợ quân sự, hay b/rút lại hội đàm ở Phòng Bầu dục mà tân Tổng thống Volodymyr Zelensky rất muốn có. 
Theo Taylor, cả hai! 
“Cho đến giữa tháng 7, tôi thấy rõ cuộc hội đàm mà Tổng thống Zelensky mong muốn được đem ra làm điều kiện đối với những cuộc điều tra công ty Burisma” đã mướn con trai ông Biden vào hội đồng quản trị, và “điều tra cáo buộc Ukraine can thiệp vào bầu cử 2016,” Taylor nói. 

Viện trợ quân sự cũng bị giữ lại vào lúc đó, nhưng Taylor bảo, phải mất thời gian lâu hơn ông mới đưa ra kết luận tương tự. “Tôi vẫn chưa nhận ra việc hỗ trợ an ninh có thể liên quan đến ‘điều tra’,” quyền Đại sứ nói. Ông miêu tả, mọi việc đứng yên cho đến cuối tháng 8 khi việc rút lại viện trợ quân sự lần đầu tiên được tường trình, và suy nghĩ của ông  “sớm thay đổi.” 

3. Gordon Sondland đã chuyển thông điệp “có qua có lại” cho Ukraine. 
Có lẽ Taylor cung cấp cho các nhà điều tra Quốc hội bằng chứng thuyết phục nhất về việc, “có qua có lại” không chỉ tồn tại mà còn được truyền đạt rõ ràng, dứt khoát tới Ukraine. 
Taylor khai, ông được cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Tim Morrison cho hay, Đại sứ Mỹ tại EU Sondland trực triếp nói chuyện “có qua có lại” với cố vấn hàng đầu của Zelensky là Andriy Yermak. 

“Trong cùng cuộc điện đàm với Morrison, ông ấy nhắc lại trao đổi giữa Đại sứ Sondland với ông Yermak khi họ gặp nhau ở Warsaw,” Taylor nói. “Đại sứ Sondland bảo ông Yermak rằng, tiền hỗ trợ an ninh sẽ không đến tay cho đến khi nào Tổng thống Zelensky cam kết sẽ theo đuổi cuộc điều tra Burisma.” 

Taylor cũng cho hay, Sondland sau đó đã nói với ông, cả cuộc hội đàm và viện trợ quân sự đều phụ thuộc vào các cuộc điều tra của Ukraine. 

“Đại sứ Sondland cũng nói với tôi rằng, ông ấy bây giờ nhận ra đã phạm sai lầm khi trước đó bảo các viên chức Ukraine rằng, một cuộc gặp gỡ ở  Toà Bạch Ốc phụ thuộc vào việc công khai thông báo các cuộc điều tra. Trên thực tế, Đại sứ Sondland nói, ‘mọi thứ đều phụ thuộc vào thông báo như vậy, kể cả viện hỗ trợ an ninh,” Taylor nói. “Ông ấy nói, Tổng thống Trump muốn Tổng thống Zelensky công khai, đưa ra tuyên bố công khai về việc chỉ thị tiến hành những cuộc điều tra như vậy.” 

Tạm Quyền Đổng lý Toà  Bạch Ốc Mick Mulvaney vào tuần trước xác nhận chuyện “có qua có lại.” Mulvaney bảo rằng, viện trợ quân sự bị giữ lại một phần là vì Ukraine từ chối điều tra lý thuyết âm mưu cho rằng, Ukraine can thiệp bầu cử 2016 nhằm có lợi cho bà Hillary Clinton, và Trump thích lý thuyết này. Quyền Đổng lý sau đó tìm cách chữa cháy bằng cách lý giải, Tổng thống chẳng qua quan tâm đến tham nhũng rộng lớn hơn. 

4. Sondland có thể phải giải thích thêm 
Dân chủ trong Uỷ ban Tình báo Hạ viện đang tính chuyện sẽ gọi Sondland quay trở lại điều trần, rõ ràng họ tin rằng ông ta không trung thực. 

Trong phiên điều trần vào tuần trước, Sondland không thể xác nhận chuyện có qua có lại. Nhưng Taylor cho rằng, ông ta liên quan trực tiếp đến việc truyền đạt. Theo Đại sứ tại Ukraine, Sondland tìm cách giữ thể diện về việc này. “Đại sứ Sondland cho hay, ông ấy có nói chuyện với Tổng thống Zelensky và ông Yermak, và bảo họ, mặc dù đây không phải là có qua có lại, nhưng nếu Tổng thống Zelensky không công khai rõ ràng, thì chúng ta sẽ rơi vào tình trạng bế tắc,” Taylor nói về cuộc điện đàm với Sondland vào ngày 8 tháng 9. “Tôi hiểu ‘tình trạng bế tắc’ có nghĩa là, Ukraine sẽ không nhận được hỗ trợ quân sự mà họ đang rất cần.” 

Sondland vào tuần trước cũng khai, “Tôi không nhớ có bàn với bất cứ viên chức Ngoại giao hay Toà Bạch Ốc nào về cựu Phó Tổng thống Biden hay con trai ông ta, tôi cũng không nhớ có tham gia vào bất cứ nỗ lực khích lệ một cuộc điều tra cha con Biden.” 

Nhưng Taylor lại cho các nhà lập pháp hay, Sondland chuyển yêu cầu trực tiếp liên quan đến Biden cho Ukraine. 

Hương Giang (Theo Washington Post) 

-------------------------------------------------------

Hương Giang (Theo Politico)
October 22, 2019

(Politico) – Tổng thống Donald Trump vào đầu tháng tuyên bố, Lãnh tụ Đa số Thượng viện Mitch McConnell bảo ông rằng, cuộc điện đàm giữa hai lãnh đạo Mỹ và Ukraine “là cuộc điện đàm ngây thơ nhất mà tôi từng đọc.”

Tuy nhiên, McConnell vào hôm thứ Tư lại tuyên bố, ông chưa từng trao đổi với Tổng thống về cuộc điện đàm. “Chúng tôi không có bất cứ trao đổi nào về chủ đề đó,” McConnell cho truyền thông hay, khi được hỏi về biên  bản cuộc điện đàm giữa Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. 

Sử dụng cuộc điện đàm này làm căn cớ để mở cuộc điều tra luận tội ông Trump, Dân chủ cho rằng, Tổng thống đang lạm dụng quyền lực khi gây áp lực buộc Zelensky điều tra đối thủ chính trị Joe Biden. 

Lãnh tụ Đa số Thượng viện là một trong những tiếng nói phản đối cuộc điều tra luận tội mạnh mẽ nhất. McConnell lập luận rằng, cuộc điều tra đang cản trở thủ tục hiệp ước thương mại Bắc Mỹ, và Tổng thống cùng đội ngũ của ông không được bảo vệ theo đúng trình tự thủ tục. Sau khi đọc biên bản tóm tắt cuộc điện đàm hồi đầu tháng, McConnell tuyên bố, “Thật nực cười khi nghĩ rằng chuyện này gần với hành vi đáng bị luận tội,” và “rõ ràng không có chuyện có qua có lại như Dân chủ mong muốn.” 

Nhưng ông Trump vào ngày 3 tháng 10 lại đi xa hơn. McConnell “gởi ra tuyên bố, đây là cuộc điện đàm vô tội nhất mà ông ấy từng đọc. Và tôi cũng nói với ông ấy như vậy. Ông ấy đọc biên bản cuộc điện thoại giữa tôi với Tổng thống Ukraine. Mitch McConnell. Ông ấy nói, đây là cuộc điện đàm vô tội nhất mà ông ấy từng đọc. Ý tôi là, cho tôi nghỉ chút coi,” Trump nói trước các ký giả. 

Khi truyền thông chất vấn, liệu có phải tổng thống đang nói láo không. Lãnh đạo Cộng hoà đáp, “Quý vị phải hỏi ông ấy thôi. Tôi không nhớ có bất cứ cuộc trò chuyện nào với Tổng thống về cuộc điện đàm đó.” 

“Tôi sẽ để hai bọn họ tự tìm hiểu,” Lãnh tụ Thiểu số Thượng viện Chuck Schumer (Dân chủ – New York) trả lời khi nhận được câu hỏi về sự khác biệt giữa Tổng thống và McConnell. “Khi Tổng thống Trump nói điều gì đó, tôi nghĩ, phản ứng đầu tiên của mọi người là … nghi ngờ.” 

Hương Giang (Theo Politico)


-------------------------------------

Người Việt Online
October 22, 2019

WASHINGTON, D.C. (NV) – Tổng Thống Donald Trump hồi đầu tháng này kể rằng Trưởng Khối Đa Số Cộng Hòa tại Thượng Viện Mỹ, Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell, nói với ông rằng cuộc điện đàm giữa ông Trump và tổng thống Ukraine là “một trong những cuộc điện đàm  ‘vô hại’ nhất mà ông từng được đọc.”

Thế nhưng ông McConnell hôm Thứ Ba, 22 Tháng Mười, cho biết ông không hề có cuộc nói chuyện đó với tổng thống, theo bản tin của Politico.

Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell. (Hình: AP Photo/Timothy D. Easley)

“Chúng tôi không hề có cuộc nói chuyện nào về việc đó,” theo lời ông McConnell khi được hỏi về văn bản ghi chép đại cương cuộc điện đàm giữa Tổng Thống Donald Trump và Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Phía Dân Chủ đang dùng cuộc điện đàm này để điều tra luận tội Tổng Thống Trump, nói rằng ông lạm dụng quyền hạn của mình khi áp lực ông Zelensky phải điều tra đối thủ chính trị của mình là ông Joe Biden.

Ông McConnell là một trong những người chống đối cuộc điều tra luận tội mạnh mẽ nhất, nói rằng điều này cản trở việc thông qua thỏa thuận tự do mậu dịch Bắc Mỹ mới, cùng là tổng thống không được hưởng thủ tục công bằng.

Sau khi đọc bản tóm tắt điện đàm đầu tháng này, ông McConnell nói đây là “điều đáng buồn cười nếu nghĩ rằng đây là tội đưa đến giải nhiệm tổng thống.”

Nhưng vào hôm 3 Tháng Mười, Tổng Thống Trump nói ông McConnell còn đi xa hơn nữa.
Ông Trump nói với báo chí rằng ông McConnell “đưa ra bản thông cáo nói đây là cuộc điện đàm vô hại nhất mà ông từng được đọc. Và tôi cũng có nói chuyện với ông ta về việc này. Ông nói ‘đây là cuộc nói chuyện vô hại nhất mà tôi từng đọc.’ Tôi muốn nói rằng vừa phải thôi chứ,” theo lời Tổng Thống với truyền thông.

Ông McConnell hôm Thứ Ba được hỏi là có phải tổng thống nói dối khi ông đưa ra lời nói đó hay không.

Nhà lãnh đạo đảng Cộng Hòa tại Thượng Viện nói: “Quý vị cần phải hỏi tổng thống. Tôi không nhớ là có cuộc nói chuyện nào với tổng thống về cuộc điện đàm đó.”

Lãnh đạo phía thiểu số Dân Chủ tại Thượng Viện, Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer (Dân Chủ, New York) khi được hỏi về sự trái ngược giữa Tổng Thống Trump và ông McConnell đã trả lời: “Tôi sẽ để hai người đó tự giải thích với nhau. Khi Tổng Thống Trump nói điều gì thì tôi nghĩ phản ứng đầu tiên của người nghe là sự nghi ngờ.” (V.Giang)










No comments: