Minh Châu - VNTB
21/1/2019
Với
quá nhiều vụ chính quyền ngang nhiên thách thức các quyền được Hiến định của
người dân, cần thiết thành lập Tòa bảo hiến (Tòa hiến pháp) để giữ gìn kỷ cương
phép nước. Sự tồn vong của đảng cộng sản Việt Nam cũng cần đến cấp tòa này, khi
những sai phạm mang tính cố tình của chính quyền đã khiến đảng cộng sản bị vạ
lây…
Hành
hung người dân, đập phá nhà dân bất chấp pháp luật
Sáng Chủ nhật 19-1, công dân Dương Thị Tân chuẩn bị
rời chung cư nơi bà ở trên đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3, Sài Gòn để đi dự lễ cầu
nguyện vị bào huynh vừa tạ thế của linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, nguyên
Giám tĩnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, thì bị lực lượng an ninh thường phục ngăn
chặn, và đã dùng vũ lực khiến bà Tân phải nhập viện sau đó.
Hai mẹ con bà Dương Thị Tân, Nguyễn Trí Dũng - những
nạn nhân thường trực của chế độ công an trị ở Việt Nam.
Theo đơn thuốc chữa trị, bà Tân phải đeo một nẹp cố
định phần cột sống bị thương tổn do xô xát với lực lượng an ninh sáng 19-1. Nhiều
ý kiến ngờ rằng các an ninh thường phục vì nghĩ bà Tân rời nhà để tham dự tưởng
niệm 45 năm Hải chiến Hoàng Sa nên họ quyết liệt ngăn chặn.
Cũng trong ngày Chủ nhật 19-1, phát biểu tại Hội nghị
tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2018, triển khai chương trình công
tác năm 2019 do Ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM tổ chức, theo tường trình của báo
chí, thì Bí thư Nguyễn Thiện Nhân “yêu cầu ngay từ bây giờ Bí thư quận ủy, huyện
ủy phải chủ động làm dự báo về sự thích hợp của đội ngũ quy hoạch ở các vị trí
thuộc quận, huyện, phường, xã. Từ đó xem xét những người nằm trong quy hoạch có
đủ năng lực đảm đương nhiệm vụ không?”.
Nếu quả thật báo chí tường thuật đúng, thì trước mắt
có ít nhất hai vụ việc mà Bí thư quận ủy quận 3 và Bí thư quận ủy quận Tân Bình
cần đưa ra khỏi tổ chức Đảng và Chính quyền những quan chức, viên chức đã bất
chấp pháp luật để đập phá nhà cửa của người dân vườn rau Lộc Hưng.
Tương tự, Bí thư quận ủy quận 3 phải chịu trách nhiệm
về việc đã để lực lượng an ninh thường phục cản trở việc đi lại của bà Dương Thị
Tân, dẫn đến hậu quả bà Tân phải chịu thương tật cột sống, cần điều trị trong
thời gian dài.
Tính mạng,
nhân phẩm công dân đã bị chính quyền dẫm đạp thô bạo!
Trong trường hợp của bà Dương Thị Tân, các vi phạm
pháp luật của Chính quyền địa phương gồm có các điều cụ thể sau ở Hiến pháp
2013:
Điều 16. 1: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2: Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội.
Điều 20. 1: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về
thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra
tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm
thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Điều 23: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở
trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước.
Điều 25: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.
Công dân Dương Thị Tân chỉ là một trong số rất nhiều
nạn nhân của việc Chính quyền một số địa phương tự cho mình cái quyền đánh đập
đe dọa tính mạng bất kỳ ai dám thể hiện những quyền tự do ngôn luận, tự do hội
họp.
Công
khai đập phá tài sản nhà cửa của người dân
Với vụ việc nhà cửa của người dân ở khu vườn rau Lộc
Hưng bị chính quyền quận Tân Bình đập phá, không tuân thủ pháp luật liên quan về
Luật Đất đai cùng các văn bản liên quan quy hoạch, thu hồi…; sau đó Chính quyền
chẳng những ngăn trở người dân nơi đây trong các thủ tục hành chính của khiếu nại,
tố cáo về những hành vi sai trái đó của Chính quyền, mà còn đe dọa người dân về
tội hình sự là lợi dụng quyền tự do ngôn luận…, cho thấy các quyền Hiến định
dành cho người dân đang bị thách thức nghiêm trọng.
Điều 22. 1: Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của
người khác nếu không được người đó đồng ý.
Điều 30. 1: Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
2: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại,
tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và
phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
3: Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại,
tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
Điều 32. 1: Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp
pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp
trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
2: Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
3:Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc
gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng
dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Điều 54. 3: Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân
đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc
phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc
thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp
luật.
Điều 2, Hiến pháp 2013 đã ghi rõ: “1. Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do
Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là
liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. 3.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Thế
nào là tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?
Những điều luật viện dẫn ở trên, có thể diễn giải là
Nhà nước pháp quyền khác với Nhà nước không pháp quyền ở khả năng bảo đảm tính
phổ quát và tính tuyệt đối của chủ quyền của Nhân dân, chủ quyền của Quốc gia
và Dân tộc. Về phương diện pháp lý, Hiến pháp với tính cách là bản khế ước của
nhân dân, là cơ sở pháp lý cao nhất và đầy đủ nhất bảo đảm sự khẳng định đó.
Như vậy với quyền lực được xác lập ở Điều 4.1, Hiến
pháp về vai trò của đảng cộng sản Việt Nam là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và
xã hội”, đã đến lúc người đứng đầu Đảng cầm quyền cần quyết liệt hơn nữa trong
việc giữ gìn kỹ cương phép nước. Người dân đã oán than ngút trời lắm rồi về sự
ngang ngược của Chính quyền ở nhiều địa phương, khiến lòng tin còn sót lại ngày
càng cạn kiệt dần về người cộng sản hôm nay.
Tòa án hiến pháp hay Tòa bảo hiến là một đề nghị ở
đây đối với thể chế chính trị độc đảng cầm quyền ở Việt Nam. Tòa bảo hiến sẽ
xem xét các vấn đề liên quan đến Hiến pháp. Thẩm quyền chính của tòa này là quyết
định luật có bị vi phạm, hoặc vi hiến hay không, ví dụ chúng có xung đột với
các quyền và quyền tự do mà Hiến pháp thiết lập hay không. Mọi hành vi vi hiến
đều bị Tòa bảo hiến bãi bỏ nhằm bảo vệ sự tối cao của Hiến pháp.
Đừng để ngày nào đó người dân nghĩ rằng sở dĩ không
dám lập Tòa bảo hiến, vì chẳng nhẽ “lạy ông tôi ở bụi này”, hay là câu mai mỉa:
“chân mình thì lấm mê mê, đi cầm bó đuốc mà rê chân người”… Hoặc ngắn gọn: “Độc
tài là vậy!”.
------------------------------
CÁC
TIN KHÁC
No comments:
Post a Comment