Chính
phủ Mỹ đóng cửa:
Joaquin
Nguyễn, từ Virginia, nước Mỹ
22/01/2019 03:30 GMT+7
Việc tranh cãi giữa Tổng thống và phe đối lập chỉ là
bề mặt của sự chia rẽ trầm trọng trong lòng nước Mỹ.
LTS: Tổng thống Trump vừa thẳng tay tước quyền dùng máy bay quân sự,
một kiểu chuyên cơ, của bà chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, nhân vật được coi là
quyền lực thứ ba trong hệ thống chính trị Mỹ.
Trong thư gửi bà Nancy Pelosi, ông Trump, nói rằng
“chuyến du ngoạn” 7 ngày của bà tới Brussels, Ai Cập, Afghanistan đã bị hủy bỏ
vì chính phủ đóng cửa, và tốt nhất là lúc này bà đừng có đi đâu cả, ở
Washington còn bàn với tôi chuyện xây tường biên giới và mở cửa chính phủ trở lại.
Còn vẫn muốn đi, thì mua vé máy bay thương mại mà đi…
Bức thư của ông Trump được công bố chưa đầy một tiếng
trước khi bà Pelosi lên đường, khi mà chiếc xe bus Air Force màu xanh da trời
đã đậu sẵn ngoài cửa nhà Quốc hội đợi đưa bà chủ tịch Hạ viện và tuỳ tùng ra
máy bay.
Một ngày trước đó, bà Nancy Pelosi đã gửi thư yêu cầu
ông Trump lùi ngày đọc thông điệp liên bang (theo kế hoạch vào 29/1) sang một
thời điểm khác, sau khi chính phủ được mở cửa trở lại. Lý do bà Pelosi viện ra,
là chính phủ đang đóng cửa, nếu giữ đúng lịch cũ thì các nhân viên an ninh mật
vụ sẽ phải đi làm để bảo vệ cho sự kiện này trong lúc đang không được trả
lương.
*
Một phần chính phủ Hoa Kỳ không hoạt động đã tròn một
tháng. Hai phe kình nhau là Tổng thống Donald Trump và Đảng Dân chủ đối lập vẫn
đang đổ lỗi cho nhau và chưa thấy ánh sáng nào cuối đường hầm.
Nguyên nhân của sự bất đồng chính là bức tường biên
giới phía Nam mà ông Trump hứa với những người ủng hộ ông hồi vận động tranh cử.
Không may cho ông Trump là sau hai năm cầm quyền, cuộc
bầu cử giữa nhiệm kỳ hồi tháng 11/2018 đã đưa Đảng Dân chủ nắm đa số tại Hạ viện.
Và Đảng này với sự lãnh đạo của nữ nghị sĩ dày dặn kinh nghiệm chính trường
Nancy Pelosi, chỉ nhất định cho ông Trump có hơn 1 tỉ đô la thôi, trong khi ông
đòi đến gần 6 tỉ.
Ông Trump thì muốn xây một bức tường… trông thấy được,
bằng gạch bằng đá, bằng sắt bằng thép hay cái gì đó miễn là cử tri của ông sờ
thấy được nó. Phe dân chủ cũng công nhận là cần phải ngăn luồng nhập cư bất hợp
pháp từ phía Nam, nhưng họ cho rằng chuyện xây tường kiểu Tần Thủy Hoàng ngày
xưa bên Tàu là lỗi thời rồi, bây giờ là radar điện tử, drone,… và cần nhất là lực
lượng con người bảo vệ biên giới.
Nhưng
phải nói một cách công bằng rằng việc đóng cửa một phần chính phủ lần này là do
ông Donald Trump.
Trước lễ
Giáng sinh, ông Trump tự dưng muốn tranh cãi với các lãnh tụ phe đối lập là bà
Pelosi và ông Chuck Schumer, về ngân sách công khai trước ống kính báo chí,
thay vì họp kín như tất cả những lần trước. Trong buổi tranh luận truyền
hình trực tiếp đó ông nói nếu ông không có tiền xây tường thì ông đóng cửa
chính phủ, và ông tự hào về điều đó.
Nhưng sau đó khi bản dự trù ngân sách tạm thời của
bà Pelosi từ Hạ viện, lúc đó vẫn do Đảng Cộng hòa nắm đa số, được đưa lên Thượng
viện vẫn do Đảng Cộng hòa của Tổng thống nắm giữ lại được thông qua, và đêm đó
ông Trump cho thấy ông sẽ ký bản dự trù đó, theo như thông lệ từ trước đến nay.
Nhưng tối hôm đó hai chương trình
radio bảo thủ nhất do hai nhân vật Rush Limbaugh và Ann Coulter điều khiển, chỉ
trích rằng Tổng thống đã đầu hàng. Và thế là Tổng thống Trump đổi ý kiến, phủ
quyết bản dự toán ngân sách tạm thời.
Đây chính là điểm quan trọng nhất đằng sau cuộc khủng hoảng
chính trị hiện nay của nước Mỹ.
Việc tranh cãi giữa Tổng thống và phe đối lập chỉ là
bề mặt của sự chia rẽ trầm trọng trong lòng nước Mỹ. Một bên là nước Mỹ của hai
bờ biển toàn cầu hóa với hai tiểu bang giàu mạnh là California và New York dẫn
đầu, còn bên kia là phần bên trong của nước Mỹ nông nghiệp và công nghiệp nặng
lỗi thời bị cuộc toàn cầu hóa của chính nước Mỹ chủ xướng bỏ rơi.
Chính trong hoàn cảnh đó đã xuất hiện những nhân vật
như Limbaugh, Coulter, hay một tỉ phú bảo thủ là gia đình nhà tài phiệt Mercer.
Họ thấy rằng nước Mỹ … Trắng, Ki Tô giáo,…. Đang bị lấn lướt bởi một nước Mỹ
Nâu, đa dạng văn hóa hơn. Mà nước Mỹ Nâu này là một tập hợp của nhiều người
di dân từ những châu lục ngoài châu Âu da trắng vốn được coi là đại diện cho
văn minh phương Tây.
Những nhân vật
này đã tìm thấy ở Donald Trump điều mà họ muốn, khả năng dân túy kêu gọi tạo lập
lại nước Mỹ huy hoàng ngày xưa, ngày mà chưa có những người da
nâu giàu có làm việc tại thung lũng Silicon California hay những tòa nhà tài
chính tại New York.
Một điều đặc biệt của nước Mỹ là vai trò của chính
phủ trong việc vận hành nền kinh tế, có lẽ là thấp nhất thế giới. Điều đó có
nghĩa là chính phủ có đóng cửa ít ngày thì cũng không sao. Nhưng lần đóng cửa
này đã trở thành lần đóng cửa dài nhất lịch sử Hoa Kỳ, và nó bắt đầu ảnh hưởng
đến một số lĩnh vực của đời sống bên cạnh sự ngơ ngác của 800 ngàn nhân viên
liên bang không được trả lương một tháng nay.
Các
cơ quan bị đóng của là Bộ ngoại giao, Bộ nông nghiệp, Bộ tư pháp, Bộ nội an. Bộ nông nghiệp đóng cửa dẫn đến việc các nông dân nhận trợ cấp của chính
phủ để bù đắp lại thiệt hại do cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, bắt đầu gặp
khó khăn. Nhưng điều lo lắng nhất là vấn đề an ninh khi các nhân viên kiểm soát
an ninh vốn của Bộ nội an không làm việc. Các sân bay quốc tế tại Texas,
Florida đã bắt đầu bị ảnh hưởng.
Đánh giá về hậu quả chính trị của vụ đóng cửa lần
này, một nhà quan sát của đài Fox, kênh truyền hình bảo thủ ưa thích của Tổng
thống Trump, nói rằng ông có thể chịu hậu quả chính trị nặng nề cho cuộc tái ứng
của hai năm tới.
Thống kê mới
của đài CNN cho thấy có 55% người được hỏi cho rằng người chịu trách nhiệm
trong vụ đóng của lần này là tổng thống, chỉ có 32% nói lỗi ở Đảng Dân chủ.
Sự nổi lên của các nhân vật bảo thủ lại dường như
làm cho giới cấp tiến tỉnh giấc. Một số nhân vật Đảng Dân chủ bắt đầu tuyên bố ứng
cử tổng thống sắp tới đây vào năm 2020, và họ toàn là những người cấp tiến.
Như vậy là sau hai năm nắm quyền có lẽ ông Trump bắt
đầu nhận thấy rằng quyền lực của tổng thống Mỹ không lớn như tổng giám đốc một
công ty, quyền quyết định của ông bị giới hạn hơn cả những vị lãnh đạo của những nước
nhỏ như Campuchia, Triều Tiên, chứ chưa nói đến các lãnh đạo cường quốc
như ông Tập Cận Bình hay ông Putin.
Có thể nói rằng từ thời nội chiến đến nay, chưa bao
giờ nước Mỹ bị chia rẽ như hiện nay.
Nhưng bên cạnh đó cũng phải hiểu rằng nước Mỹ được
thiết kế trên sự cãi vã. Các bộ phận của nhà nước có quyền lực phủ định lẫn
nhau để không đưa đất nước rơi vào một chiều hướng nào duy nhất, và đó chính là
sức mạnh của nước Mỹ.
Joaquin
Nguyễn, từ Virginia, nước Mỹ
No comments:
Post a Comment