Trần
Hà Linh - Luật Khoa
23/01/2019
Phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
ngày 22/1, đại diện Bộ Tư pháp Việt Nam cho
biết, “số liệu án tử hình là một nội dung liên quan đến các
quy định về pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước của quốc gia chúng tôi. Trên
thực tế, cân nhắc nhiều lý do và nhiều khía cạnh xã hội thì Việt Nam chúng tôi
không công khai số liệu án tử hình”.
Tuy nhiên, vị đại diện này sau đó đưa ra một phát biểu
mâu thuẫn khi nói rằng việc
thi hành án tử hình “rất là công khai và tuân theo quy định của Bộ luật Tố tụng
Hình sự”. Bà không giải thích tại sao việc thi hành án là công
khai nhưng số liệu thi hành án lại là bí mật nhà nước.
Trên thực tế, thông tin về việc thi hành án tử hình
không được nhắc đến trong các nhóm thông tin thuộc diện “bí mật nhà nước” được
quy định trong Pháp
lệnh về Bảo vệ Bí mật Nhà nước hay mới đây là Luật
Bảo vệ Bí mật Nhà nước. Tuy nhiên, ngôn ngữ mơ hồ của các quy định này, cộng
với thẩm quyền rộng rãi của các cơ quan chính phủ trong việc xác định bí mật
nhà nước, khiến cho hầu như mọi thông tin công cộng đều có khả năng bị liệt vào
hàng “bí mật” mà không cần phải giải trình lý do cụ thể cho công chúng.
Chưa kể, tháng 2/2017, Bộ Công an Việt Nam, trong một
động thái chưa từng có tiền lệ, đã công bố một báo
cáo nói rằng từ 2011 đến 2016, Việt Nam có 1.134 tử tù; và trong
ba năm từ 2013 đến 2016, có 429 phạm nhân bị tử hình bằng hình thức tiêm
thuốc độc.
Động thái này khiến cho khái niệm “bí mật nhà nước”
càng trở nên mơ hồ và khó xác định hơn.
Cũng trong bài phát biểu của mình tại phiên điều trần
về nhân quyền của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, đại diện Bộ Tư pháp cho biết, từ
năm 1989 đến nay, số tội có án tử hình trong Bộ luật Hình sự đã giảm từ 44/218
tội danh xuống còn 18/314 tội danh. Đồng thời, bà cũng nói rằng chính phủ Việt
Nam đang xem xét gia nhập Nghị định thư Tuỳ chọn số 2 của Công ước Quốc tế về
các Quyền dân sự và chính trị năm 1966, theo đó, quốc gia thành viên sẽ bãi bỏ
hoàn toàn án tử hình.
Việc bãi
bỏ án tử hình là một vấn đề gây tranh cãi trên thế giới, ngay cả ở những
nước phát triển như Mỹ, Nhật.
No comments:
Post a Comment