Wednesday, June 29, 2011

"NHẬN THỨC CHUNG" về BIỂN ĐÔNG LÀ GÌ ? (BBC)



BBC
Cập nhật: 11:58 GMT - thứ tư, 29 tháng 6, 2011

Dư luận trong nước tỏ ra lo lắng trước việc người phát ngôn Trung Quốc hôm 28/6 kêu gọi Việt Nam thực hiện những gì lãnh đạo cao cấp hai bên đã thỏa thuận trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Đây không phải là lần đầu tiên phía Trung Quốc thúc giục Việt Nam ''nghiêm túc'' thực thi cái gọi là ''nhận thức chung'' mà một số người nói không hiểu là điều gì.

Tuần trước Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, trong tư cách đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam, đã có cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại Bắc Kinh.
Ông Đới là nhân vật cao cấp nhất về phía Đảng của Trung Quốc chuyên phụ trách ngoại giao.

Sau đó ông Sơn đã giải thích với báo chí Việt Nam ba điểm chính của chuyến thăm sau khi liên tục xảy ra các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và TP. HCM trong mấy tuần qua.
Ông nói Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc nhưng đồng thời khẳng định rõ lập trường của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông.
Cũng giống phía Trung Quốc, ''Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước,'' ông Sơn nói với Thông Tấn Xã Việt Nam.
''Nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã được ghi nhận trong các Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc nhân các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, gần đây nhất là Tuyên bố chung tháng 10/2008 nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc,'' ông Sơn giải thích.

Nhưng phóng viên BBC Hồng Nga nói không ít người ở Việt Nam lo lắng về khả năng có thể hai bên, nhất là các lãnh đạo Đảng, đã đạt một "thỏa thuận ngầm" nào đó.
Một số người không chỉ tin vào những gì được loan tải trên phương tiện truyền thông nhà nước khi nhớ lại năm 1958 Thủ tướng của miền Bắc Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng, đã ký một lá thư mà sau này gây rất nhiều tranh cãi. Lá thư ngày 14-9-1958 nói chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tán thành với một tuyên bố của Bắc Kinh về hải phận của Trung Quốc.

'Dễ trước khó sau'
Từ đầu năm 2010 đến nay, hai nước đã tiến hành 6 vòng đàm phán cấp chuyên viên về lãnh thổ trên biển.
''Những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam-Trung Quốc thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì phải bàn bạc giữa các bên liên quan khác,'' ông Sơn nói.
Dự kiến vòng đàm phán thứ 7 sẽ được tổ chức tại Hà Nội.
Phía Việt Nam cũng ''nêu một số kiến nghị cụ thể về việc thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới, như việc duy trì tiếp xúc cấp cao, tổ chức phiên họp lần thứ 5 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc tại Hà Nội,'' ông Sơn cho biết.
''Hai bên đồng ý, với nguyên tắc dễ trước khó sau, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thủy văn, thăm dò khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ trên biển, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp giữa quân đội hai nước.''


BBC
Cập nhật: 06:57 GMT - thứ tư, 29 tháng 6, 2011

Dư luận trong nước tỏ ra lo lắng trước việc người phát ngôn Trung Quốc kêu gọi Việt Nam thực hiện 'đồng thuận đã đạt được giữa hai bên' về Biển Đông.

Cộng đồng mạng Việt Nam xôn xao về bản tin của Tân Hoa Xã phát đi từ Bắc Kinh hôm thứ Ba 28/06, trong đó hãng này dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Bắc Kinh hy vọng Hà Nội sẽ thực hiện những gì hai bên đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn hồi tuần trước.
Ông Hồ Xuân Sơn, trong tư cách đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam, đã có cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc về tình hình Biển Đông.
Ông Đới là nhân vật cao cấp nhất về phía Đảng của Trung Quốc chuyên phụ trách ngoại giao.
Trước đó ông Sơn cũng có hội đàm về chủ đề này với người đồng nhiệm Trung Quốc Trương Chí Quân.

Báo chí hai bên sau đó khi tường thuật về chuyến đi của ông thứ trưởng, không nói có bất cứ văn bản thỏa thuận nào đã được thống nhất.
Bản tin của Tân Hoa Xã hôm 28/06 trích lời ông Hồng Lỗi nói tại cuộc họp báo thường kỳ: "Chúng tôi đã thảo luận một cách kỹ lưỡng với phía Việt Nam về chủ đề Biển Đông trong chuyến thăm của ông đặc phái viên và hai bên thống nhất giải quyết các tranh chấp bất đồng thông qua hiệp thương hữu nghị và tránh có các hành động dẫn tới leo thang hay phức tạp hóa tình hình".
Ông Hồng Lỗi nói: "Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam sẽ thực hiện đồng thuận chung và nỗ lực bảo vệ hòa bình và ổn định tại Nam Hải (Biển Đông)".

Thực ra phát biểu của người phát ngôn Trung Quốc không có gì khác so với các thông tin mà truyền thông hai nước đã đăng tải sau chuyến đi của ông Hồ Xuân Sơn, tuy nhiên cụm từ "đồng thuận" (tiếng Anh là consensus) cùng các tường thuật thiếu chi tiết trước đó, đã khiến không ít người ở Việt Nam lo lắng về khả năng có thể hai bên, nhất là các lãnh đạo Đảng, đã đạt một "thỏa thuận ngầm" nào đó.

Thiếu minh bạch?

Một chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề khu vực, Tiến sỹ Jonathan London từ Đại học Hong Kong, bình luận với BBC: "Tôi có thể hiểu được tại sao lại có quan ngại này".
"Quan hệ lịch sử Việt Nam - Trung Quốc trong 50 năm vừa qua hết sức nhạy cảm, và lãnh đạo Việt Nam trong quá khứ đã có hành vi có thể gọi là sai lầm trong xử lý vấn đề Biển Đông, bởi vậy mà người dân có thể lo ngại."

Theo Tiến sỹ Jonathan London, "điểm yếu của cả hai chế độ [ở Việt Nam và Trung Quốc] là thiếu minh bạch", nên chưa thể khẳng định trong các cuộc gặp tuần qua hai bên đã thống nhất những gì.
"Tôi cho là cần chờ đợi một vài tháng tới, để xem diễn biến sẽ như thế nào, cũng như hoạt động của các nước khác trong đó có Mỹ. Rồi thì chúng ta mới có khả năng đánh giá."

Báo Việt Nam hồi cuối tuần đồng loạt đăng bản tin mà Thông Tấn xã Việt Nam đưa ra, gọi là 'Thông tin báo chí chung Việt Nam - Trung Quốc' về chuyến thăm của ông Hồ Xuân Sơn.
Quan điểm chung là giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và một cách hòa bình.
TTXVN nói hai bên thống nhất đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm ký kết “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc".
Bản tin này cũng nhắc lại "16 Chữ Vàng" trong quan hệ song phương đã được các lãnh đạo cao cấp nhất đồng ý.

Theo đánh giá của Tiến sỹ Jonathan London, nếu chỉ dựa vào các thông tin trên, khó có thể nói đã có đột phá gì trong vấn đề Biển Đông.
"Tất nhiên cuộc gặp là chỉ dấu tích cực, cho thấy hai bên đều lo ngại về khả năng xấu đi của tranh chấp và muốn ngăn chặn nó leo thang, thế nhưng chưa thấy cách giải quyết lâu dài."
Theo ông tiến sỹ, Trung Quốc "chưa có gì thay đổi về việc làm" và các hành vi của Trung Quốc vẫn tỏ ra "chưa tôn trọng chủ quyền của Việt Nam".
Một số trang mạng của giới vận động dân chủ tại Việt Nam cũng đặt câu hỏi vì sao ông Hồ Xuân Sơn "phải sang Trung Quốc" sau khi xảy ra những vụ mà chính báo chí nhà nước ở Việt Nam cho là phía Trung Quốc gây ra trên Biển Đông.

Cùng khai thác

Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba, Người phát ngôn Hồng Lỗi tiếp tục khẳng định "Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với các đảo ở Nam Hải (Biển Đông) và các vùng biển phụ cận".
Bản tin của Tân Hoa Xã ngày 28/06 nhắc lại rằng các tư liệu lịch sử của Trung Quốc cho thấy rằng năm 1958 Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền với các đảo ở Nam Hải và Thủ tướng Việt Nam khi đó là ông Phạm Văn Đồng đã gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc.
Bản công hàm 1958 này hầu như không được Chính phủ Việt Nam nhắc tới.

Theo Tân Hoa Xã, cho tới tận những năm 1970 không có quốc gia nào trong khu vực tranh chấp lãnh thổ gì với Trung Quốc. Sau đó, Philippines và Việt Nam mới bắt đầu đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông.
"Sau nhiều cuộc thảo luận và tranh cãi, lãnh đạo TQ Đặng Tiểu Bình đã đưa ra đề xuất gác tranh chấp để cùng khai thác."
Hãng tin của nhà nước Trung Quốc nói tháng 3/2005, ba công ty dầu khí của Việt Nam, Trung Quốc và Philippines đã ký thỏa thuận cùng thăm dò dầu khí ở vùng Biển Đông, cho đó là hình mẫu của việc thực hiện đề xuất trên của ông Đặng Tiểu Bình.
Tuy nhiên, Tân Hoa Xã đã không nhắc tới thực tế là việc thăm dò chung ba bên này đã không mang lại được kết quả gì thực sự, một phần vì gặp phản đối của dư luận tại các nước.
Một phần khác, là do đề xuất của ông Đặng còn đi kèm tuyên bố rằng "chủ quyền của các lãnh thổ liên quan thuộc về Trung Quốc", khiến các nước khác khó lòng chấp nhận.

-----------------------------------------



RFA    -   06.28.2011

Xin Hua (Tân Hoa Xã)    -    English.news.cn    -     2011-06-28 22:42:37
Người dịch: Ba Sàm    -     Đăng bởi anhbasam on 28.06.2011

Hoà Vân    -    Cập nhật : 27/06/2011 18:30

Boxitvn
27/06/2011


China Radio International.CRI
2011-06-27 14:14:44 cri

BBC
Cập nhật: 09:41 GMT - thứ hai, 27 tháng 6, 2011

 Việt Báo
(06/27/2011)


Posted on27/06/2011

TTXVN    -    26/06/2011 | 14:01:00
.
.
.

No comments: