Monday, June 27, 2011

TRIỂN VỌNG THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ Ở TRUNG QUỐC (Gary Feuerberg)


Tác giả: Gary Feuerberg Epoch Times Staff
Thứ hai, 07 Tháng 3 2011 21:38

Tỷ lệ Tăng trưởng cao của Trung Quốc sẽ không thể đạt được mà không gây nguy hại cho nền kinh tế của nó

WASHINGTON-Sau sự sụp đổ của Hosni Mubarak tại Ai Cập và Ben Ali ở Tunisia, dư luận ức đoán đã quay sang Trung Quốc và tình thế có triển vọng một cuộc nổi dậy chống lại chế độ cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã 61 năm. Không ai có thể nhìn thấy được tương lai, nhưng có lẽ đa số các học giả Trung Quốc đồng ý rằng các vết nứt rạn giữa người dân và những kẻ cai trị đã được phát triển trong thập niên qua. Đảng chắc chắn sẽ bị thử thách trong việc ngăn chặn các cuộc biểu tình vượt ra khỏi tầm kiểm soát của nó.

Ủy ban Duyệt xét An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung (USCC) tổ chức một buổi điều trần có biên bản (có giữ hồ sơ) với hai nhóm hội thảo, ngày 25 tháng 2. Nhóm thứ 1 nhận thực "nội tình tiến thoái lưỡng nan" của Trung Quốc, làm chứng nhân cho những căn nguyên của hàng chục ngàn cuộc biểu tình hàng năm và lý do tại sao con số (các cuộc biểu tình) không ngừng tăng lên. Đây là cấp độ vi mô (micro level) của tình trạng bất ổn của Trung Quốc, mà nó cho thấy Đảng sẽ ngày càng cưu mang nhiều vấn đề (khó khăn) phải đối phó. Các chi tiết của nhóm hội thảo này đã được thảo luận trong một báo cáo khác [Epoch Times report] của Epoch Times.
Ủy ban cũng đã nghe từ một nhóm hội thảo thứ 2 đưa ra một quan điểm vĩ mô (macro perspective) về nguyên nhân gây ra những cuộc biểu tình hàng loạt và sự bất ổn, cụ thể là, những thách thức lớn đối với nền kinh tế của Trung Quốc và khả năng gia tốc cao độ (khả năng có tốc độ gia tăng cao) của nó không bền vững.

Những cưộc Biểu tình Cấp độ Vi mô
Quan điểm cấp độ vi mô của tình trạng gia tăng bất ổn xã hội cho thấy những cuộc biểu tình trong hai thập niên qua. Các dữ liệu mới nhất từ chế độ về số "những biến cố quần chúng" là năm 2008, khi mà chế độ chuẩn bị cho Thế vận hội 2008 và sau đó. Những cuộc cuộc biểu tình ở Tây Tạng cũng đã được công bố đầy đủ, nhưng cũng có, mặc dù không thể nhìn thấy, các biến cố quan trọng ở tỉnh Vân Nam: Weng'an, Quý Châu, và Menglian, theo Tiến sĩ Murray Scot Tanner, một nhà Phân tích An ninh châu Á tại CNA.

Mặc dù nặng về an ninh (mặc dù v/đ an ninh được coi trọng), tổng số các biến cố hàng loạt vào cuối năm 2008 đã tăng lên đến 120.000, Tanner cho biết. Với sự phát sinh của tình trạng suy thoái kinh tế năm 2009, rất có thể những con số leo lên vẫn còn cao hơn năm 2009 và 2010, theo Tanner.

Giáo sư Xia Yeliang của Đại học Bắc Kinh cho biết trong một cuộc phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do, theo số liệu thống kê từ Ban Chính trị và Pháp lý của ĐCSTQ, số lượng các cuộc biểu tình nhóm trong năm 2009 tăng lên tới 230.000.

Bản chất của các cuộc biểu tình này là gì? Tiến sĩ Kinh tế Elizabeth Economy, từ Hội đồng Đối ngoại, liệt kê những tranh chấp đất đai, vấn đề môi trường và tình trạng bất ổn lao động. Đại Kỷ Nguyên và những người khác đã mô tả chi tiết của nhân chứng về các quan chức địa phương chiếm đoạt đất bất hợp pháp và/hoặc bồi thường thấp hơn giá thị trường.

Môi trường cuộc biểu tình có thể phát sinh ra từ "sự thất bại của các quan chức địa phương và quản lý nhà máy để thực thi các quy định môi trường," dẫn đến bạo động, bạo lực và chết chóc, T.S Economy làm chứng.
Những vấn đề lao động là một nguồn phát triển khác của tình trạng bất ổn. Năm ngoái, công nhân đạt được mức lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn ở khu vực ven biển của Trung Quốc, nơi có tình trạng thiếu lao động và nhân công được giáo dục tốt hơn. Đình công có thể là bất hợp pháp tại Trung Quốc nhưng điều đó không ngăn cản được các công nhân.

Đối với ba loại chính về các cuộc biểu tình của Economy, Tanner sẽ thêm vào vấn đề tiền lương và hưu bổng bị khấu trừ và "và việc chính quyền địa phương từ chối chấp nhận, hay tôn trọng những kiến nghị của công dân".
Theo Tanner, không phải vì có nhiều ta thán (phàn nàn) về số lượng tăng dần các cuộc biểu tình trong hai thập niên, nhưng là sự vắng mặt của các tổ chức pháp lý và chính trị cho phép khắc phục có hiệu quả những lời than phiền.

"Trút nỗi thất vọng theo những cách thức cho là đã được cứu xét nghiêm túc bởi chính quyền là quan trọng như thực sự giải quyết một vấn đề," ông Yukon Huang, tổ chức Carnegie Endowment for International Peace, ban hội thảo thứ hai nói.

Các chuyên gia ban hội thảo đầu tiên thường xuyên đề cập đến tầm quan trọng của Internet và các phương tiện truyền thông xã hội trong việc giao tiếp các vấn đề xã hội, ví dụ, cảnh sát đánh đập người biểu tình, và trong việc giúp đỡ tổ chức các cuộc biểu tình. Như ở Ai Cập và Tunisia, Internet đã trở thành tại Trung Quốc, "một hệ thống chính trị thật sự," theo đó một khiếu nại cụ thể hoặc sự cố có thể được hiển thị và chỉ trong vài phút được tải lên nhanh chóng (hệ thống mạng lưới xã hội, thư điện tử...) tiến sĩ Economy nói.

"Tiếp theo các cuộc gọi gần đây cho một "Cách mạng Hoa Lài ở Trung Quốc đã bắt đầu với một bài viết Twitter, theo (T.S) Economy, người đã ghi nhận vai trò của các phương tiện truyền thông xã hội trong các cuộc nổi dậy của Tunisia. Kế hoạch đã kêu gọi biểu tình tại các thành phố lớn của Trung Quốc vào ngày 20. Chế độ phản đối kế hoạch bằng cách huy động hàng ngàn cảnh sát, "bất đồng chính kiến nổi tiếng đã bị bắt giữ, và lệnh đã được ban hành để giữ sinh viên đại học không được rời trường học", Economy nói.

Phóng viên Không Biên giới đưa tin về ngày 28 tháng 2 rằng các nhà báo nước ngoài bị tấn công đang cố gắng huy động một cuộc biểu tình vào ngày 27 trên phố Wangfujing (Vương Phủ Tỉnh) của Bắc Kinh trong khu thương mại. Phản đối này cũng phát sinh cảm hứng từ các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Tunisia. Một phóng viên Bloomberg News đã bị đánh đập tàn tệ bởi những nhân viên an ninh mặc thường phục, phóng viên này đã phải nhập viện vì một chấn thương bộ đầu, theo báo cáo.

Máy ảnh đã bị thu giữ để xóa hình ảnh và video, vì vậy không thể luân chuyền cho người khác nhìn thấy và truyền cảm hứng cho nhiều cuộc biểu tình. Các Báo cáo viên Không Biên Giới cho biết hơn chục nhà báo đã bị giữ nhiều giờ trong một đồn cảnh sát.

Thông qua giao tiếp nhanh chóng và giám sát mạng Internet, công an Trung Cộng đàn áp các cuộc biểu tình trên mạng Internet, ngăn chặn các cuộc biểu tình trước khi nó có cơ hội được diễn ra. Tuy nhiên, phản ứng của cảnh sát không tương xứng với mối đe dọa này, và sự sợ hãi của chế độ có vẻ không hợp lý.

Trong một cuộc thảo luận bàn tròn sau các thảo luận hội thảo, tiến sĩ Tanner đã nói về sự phẫn nộ của ông rằng chính quyền sẽ cấm cha mẹ cố gắng tìm hiểu cặn kẻ tại sao con em của họ đã bị đầu độc bởi sữa nhiễm độc. "Đây không phải là những người biểu tình chuyên nghiệp, “Trời ơi”, ông kêu lên.

Đang tiến tới ăng trưởng chậm hơn

Mô hình kinh tế của Trung Quốc đầu tư lớn và tăng trưởng xuất khẩu dẫn đầu đã làm cho Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nhưng nó không bền vững, theo nhà kinh tế Steven Dunaway, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, tại buổi điều trần. Hơn nữa, những sự biến dạng cơ cấu kinh tế ở Trung Quốc sẽ rất khó để sửa đổi dưới sự cai trị của ĐCSTQ, ông nói.

Trong khi cảnh sát an ninh có thể cố gắng đi trước những người biểu tình và nắm giữ được họ, sự kiểm soát của họ không thể làm cho một nền kinh tế xấu tiến triển tốt. ĐCSTQ hoạch định dựa trên tiền đề là kinh tế Trung Quốc cần tăng trưởng ít nhất 8 phần trăm một năm để tạo ra công ăn việc làm đầy đủ, đặc biệt cho cư dân nông thôn, để tránh "sự bất ổn định.",Tuy nhiên người ta nghi ngờ Trung Quốc sẽ có thể duy trì sự tăng trưởng nhanh , Dunaway cho biết .

Tiến sĩ Dunaway dự đoán rằng mô hình kinh tế Trung Quốc"phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư và xuất khẩu để tạo ra tăng trưởng sẽ không thể đủ lâu hơn nữa để tiếp tục cung cấp sự tăng trưởng nhanh," ông nói.
Dunaway cho rằng, đối với Trung Quốc để duy trì tăng trưởng sản xuất sẽ phải chịu một phần ngày càng tăng chia sẻ thương mại thế giới. Tuy nhiên, "thương mại thế giới đang tăng trưởng chậm hơn bây giờ" và "tất cả các nền kinh tế lớn đang tìm cách xuất khẩu để cung cấp kích thích cho sự tăng trưởng." Ông nói các nỗ lực hiện tại để giữ tăng trưởng sản lượng bằng cách tăng trưởng tín dụng nhanh chóng có nguy cơ cao về tỷ lệ lạm phát.

Ông cho biết các giới chức Trung Quốc đang cố bám giữ mục tiêu tăng trưởng GDP 8 phần trăm là một sai lầm mà cuối cùng sẽ dẫn đến lạm phát không thể chấp nhận được. Có những dấu hiệu cho thấy điều đó đã xảy ra, ông nói.
Có thể giúp cho nền kinh tế tiếp tục tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, nhưng nó sẽ đòi hỏi "thay đổi lớn trong chính sách kinh tế và cải cách đáng kể hơn nữa trong nền kinh tế của nó", Tiến sĩ Dunaway nói. Trung Quốc cần phải thực hiện định hướng thị trường cải cách kinh tế để nó di chuyển ra khỏi mô hình đầu tư lớn dựa vào xuất khẩu, tiến đến phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu thụ trong nước để tạo ra tăng trưởng. Có nhiều hiệu qủa yếu kém và ưu đãi đầu tư hơn tiêu thụ mà cần phải được loại bỏ.

Can thiệp với lực lượng thị trường

Những thay đổi này đang bị cản trở hoặc thậm chí bị đảng Cộng sản ngăn chận bằng nhiều cách, theo tiến sĩ Dunaway. Các quốc gia khác ở Đông Á, kiểm soát bởi chính quyền độc đảng, chẳng hạn như Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, và Đài Loan, duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

"Nhưng các nước này [đã] sẵn sàng và có khả năng tách biệt kinh tế với kiểm soát kinh tế," ông nói rằng đây là điều cần thiết để sửa chữa các "biến dạng" trong nền kinh tế của Trung Quốc, bao gồm cả giá cả, lãi suất, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái. Vai trò quản trị nạng nề của ĐCSTQ, giới hạn một cách nghiêm trọng sự phát triển của một nền kinh tế thị trường định hướng nhiều hơn, và ông lập luận, "làm suy yếu khả năng của Trung Quốc để duy trì tăng trưởng nhanh chóng."
Đồng thời, quyền lực tối cao của Trung Cộng làm cho nó khó khăn hơn nhiều để cho các quy định pháp luật được thành lập. Đảng không cho phép các tòa án đóng vai trọng tài cuối cùng trong các cuộc tranh chấp. Nhưng luật pháp là cơ bản để duy trì phát triển kinh tế bởi vì các cá nhân và các công ty dựa vào pháp luật để bảo vệ hợp đồng và các quyền sở hữu.

Sự tăng trưởng kinh tế cao trông có vẻ như không bền vững mà không có lạm phát cao và nhiều "méo mó" hơn nữa trong nền kinh tế. Khi tốc độ tăng trưởng giảm xuống, Trung Quốc sẽ trở nên dễ bị phản đối, có thể dẫn đến thay đổi xã hội và chính trị.

Chú thích:
-Bản tiếng Anh
-Các bài đăng dịch liên hệ:
-USCC=China Economic and Security Review Commission
.
.
.

No comments: