Tương lai về quyền lực
mềm của Mỹ
Joseph S. Nye, Jr.
(1937-2025) | Project – Syndicate
Đỗ
Kim Thêm dịch
https://kimthemdo.com/2025/05/19/tuong-lai-ve-quyen-luc-mem-cuamy/
(LND:
Bản dịch sau đây là bài bình luận cuối cùng của Giáo sư Joseph S. Nye, Jr., một
học giả lừng danh về quan hệ quốc tế. Ông vừa ra đi và để lại một di sản trước
tác phong phú về các vấn đề toàn cầu, quan trọng nhất là những hiểu biết sâu sắc
về khái niệm quyền lực mềm. Người dịch xin thành kính cám ơn ông đã đem lại một
cơ hội học hỏi qúy giá và động lực khích lệ đặc biệt trong việc dịch thuật.
Nhân dịp đau buồn này, xin chia buồn cùng tang quyến và cầu chúc ông được an
nghĩ đời đời. Dear
Prof. Nye, Thank you for the inspiration and encouragement you have
provided. Thinking of you and your family. R.I.P. Please accept my sincerest
condolences to your family. DKT)
https://kimthemdo.com/wp-content/uploads/2025/05/foto-nye.png?w=606
Photo:
CSIS
***
Quyền
lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực
hiện bằng cách cưỡng ép („gậy gộc“), thanh toán („cà rốt“) và thu hút („mật
ong“). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút
là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá
trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng
thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm
ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, „Đức Giáo hoàng có bao
nhiêu sư đoàn?“ Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong
khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
Khi
bạn gây thu hùt, bạn có thể tiết kiệm cà rốt và gậy gộc. Nếu các đồng minh thấy
bạn là người lành tính và đáng tin cậy, họ có nhiều khả năng cởi mở với sự thuyết
phục và làm theo sự dẫn dắt của bạn. Nếu họ coi bạn là một kẻ bắt nạt không
đáng tin cậy, họ có nhiều khả năng do dự và giảm tinh thần tương thuộc khi có
thể. Châu Âu trong thời Chiến tranh Lạnh là một ví dụ điển hình. Một nhà sử học
Na Uy mô tả châu Âu bị chia thành một đế chế Xô viết và một đế chế Mỹ. Nhưng có
một sự khác biệt quan trọng: phía Mỹ là „một đế chế theo lời mời“. Điều đó trở
nên rõ ràng khi Liên Xô phải triển khai quân đội đến Budapest vào năm 1956 và đến
Prague vào năm 1968. Ngược lại, khối NATO không chỉ tồn tại mà còn gia tăng
thành viên trong tinh thần tự nguyện.
Một
sự hiểu biết đúng đắn về quyền lực phải bao gồm cả khía cạnh cứng và mềm của
nó. Machiavelli nói rằng một hoàng tử bị sợ hãi còn hơn là được yêu thương.
Nhưng tốt nhất là có được cả hai. Bởi vì quyền lực mềm hiếm khi là đủ, và vì
tác động của nó mất nhiều thời gian hơn để thực hiện, giới lãnh đạo chính trị
thường bị cám dỗ để sử dụng sức mạnh cứng của cưỡng ép hoặc chi trả bằng trả tiền.
Tuy nhiên, khi được sử dụng một mình, quyền lực cứng có thể liên quan đến chi
phí cao hơn so với khi nó được kết hợp với sức mạnh mềm do sự thu hút. Bức tường
Berlin không khuất phục trước một đợt pháo binh; nó bị đốn hạ bởi búa và máy ủi
được sử dụng bởi những người đã mất niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản và bị thu
hút bởi các giá trị phương Tây.
Sau
Đệ nhị Thế chiến, cho đến nay, Hoa Kỳ là quốc gia hùng mạnh nhất và đã cố gắng
tôn vinh các giá trị của mình trong cái được gọi là „trật tự quốc tế tự do“, một
khuôn khổ bao gồm Liên Hiệp Quốc, các định chế kinh tế Bretton Woods và các cơ
chế đa phương khác. Tất nhiên, Mỹ không phải lúc nào cũng sống đúng với các giá
trị tự do của mình, và tình trạng lưỡng cực trong thời Chiến tranh Lạnh chỉ giới
hạn trật tự này cho một nửa người dân trên thế giới. Nhưng hệ thống hậu chiến sẽ
trông rất khác nếu các cường quốc phe Trục giành chiến thắng trong Đệ nhị Thế
chiến và áp đặt các giá trị của họ.
Trong
khi các tổng thống Mỹ trước đây đã vi phạm các khía cạnh của trật tự tự do,
Donald Trump là người đầu tiên bác bỏ ý tưởng rằng quyền lực mềm có bất kỳ giá
trị nào trong chính sách đối ngoại. Một trong những hành động đầu tiên của ông
khi trở lại nhiệm sở là rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế
giới, bất chấp những mối đe dọa rõ ràng mà biến đổi khí hậu và đại dịch gây ra.
Các
tác động của việc chính quyền Mỹ từ bỏ quyền lực mềm là quá dễ đoán. Ép buộc
các đồng minh dân chủ như Đan Mạch hoặc Canada làm suy yếu niềm tin vào các
liên minh của chúng ta. Đe dọa Panama làm thức dậy nỗi sợ hãi về chủ nghĩa đế
quốc trên khắp châu Mỹ La tinh. Làm tê liệt Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
(USAID) – do Tổng thống John F. Kennedy thành lập vào năm 1961 – làm suy yếu
danh tiếng của chúng ta về lòng nhân từ. Làm im lặng Tiếng nói của Đài phát
thanh Hoa Kỳ (Voice of America) là một món quà cho các đối thủ độc tài. Đánh
thuế quan lên các thân hữu khiến chúng ta có vẻ không đáng tin cậy. Cố gắng làm
suy yếu tự do ngôn luận ở trong nước làm sút giảm uy tín của chúng ta. Danh
sách này có thể còn kéo dài.
Trump
đã xác định Trung Quốc là thách thức lớn của Mỹ, và chính Trung Quốc đã đầu tư
vào quyền lực mềm kể từ năm 2007, khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nói với Đảng
Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rằng đất nước này cần phải làm cho hấp dẫn hơn đối
với các nước khác. Nhưng Trung Quốc từ lâu đã phải đối mặt với hai trở ngại lớn
về mặt này. Thứ nhất, Trung Quốc duy trì các tranh chấp về lãnh thổ với nhiều
nước láng giềng. Thứ hai, ĐCSTQ nhấn mạnh vào việc duy trì sự kiểm soát chặt chẽ
đối với xã hội dân sự. Chi phí của các chính sách như vậy đã được xác nhận bởi
các cuộc thăm dò dư luận. Các công trình này hỏi người dân trên khắp thế giới
quốc gia nào là thu hút. Nhưng người ta chỉ có thể tự hỏi những cuộc khảo sát
này sẽ cho thấy điều gì trong những năm tới nếu Trump tiếp tục làm suy yếu quyền
lực mềm của Mỹ.
Chắc
chắn một điềulà quyền lực mềm của Mỹ đã trải qua nhiều thăng trầm trong những
năm qua. Hoa Kỳ không được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trong các cuộc chiến
tranh Việt Nam và Iraq. Nhưng quyền lực mềm bắt nguồn từ xã hội và văn hóa của
một quốc gia cũng như từ các hành động của chính phủ. Ngay cả trong Chiến tranh
Việt Nam, khi đám đông diễu hành qua các đường phố trên khắp thế giới để phản đối
các chính sách của Mỹ, họ đã hát bài quốc ca dân quyền của Mỹ “We Shall
Overcome”. Một xã hội cởi mở cho phép biểu tình có thể là một tài sản quyền lực
mềm. Nhưng liệu quyền lực mềm về văn hóa của Mỹ có tồn tại sau sự suy thoái của
quyền lực mềm của chính phủ trong bốn năm tới?
Nền
dân chủ Mỹ có khả năng tồn tại trong bốn năm của Trump. Đất nước này có một nền
văn hóa chính trị kiên cường và một hiến pháp liên bang mà nó khuyến khích việc
kiểm soát và cân bằng. Có một cơ hội hợp lý là đảng Dân chủ sẽ giành lại quyền
kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử năm 2026. Hơn nữa, xã hội dân sự vẫn mạnh mẽ
và các tòa án độc lập. Nhiều tổ chức đã khởi kiện để thách thức hành động của
Trump, và thị trường đã báo hiệu sự không hài lòng với các chính sách kinh tế của
Trump. Quyền lực mềm của Mỹ đã phục hồi sau những điểm thấp trong chiến tranh
Việt Nam và Iraq, cũng như từ sự sụt giảm trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump.
Nhưng một khi niềm tin bị mất, nó không dễ dàng được phục hồi. Sau cuộc xâm lược
Ukraine, Nga đã mất hầu hết quyền lực mềm mà họ có, nhưng Trung Quốc đang cố gắng
lấp đầy bất kỳ khoảng trống nào mà Trump tạo ra. Theo cách Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình nói, phương Đông đang trỗi dậy trên phương Tây. Nếu Trump nghĩ rằng ông có thể cạnh
tranh với Trung Quốc trong khi làm suy yếu lòng tin giữa các đồng minh Mỹ, khẳng
định khát vọng đế quốc, phá hủy USAID, bịt miệng Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, thách thức
luật pháp trong nước và rút khỏi các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, ông có thể sẽ
thất bại. Khôi phục lại những gì Trump đã phá hủy sẽ không phải là không thể,
nhưng nó sẽ tốn kém.
***
Joseph
S. Nye, Jr., là Hiệu trưởng Trường Harvard Kennedy, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng
Hoa Kỳ, và là tác giả của Do
Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump (NXB Oxford
University Press, 2020) và hồi ký A
Life in the American Century (NXB Polity Press, 2024).
No comments:
Post a Comment