HỒNG Y NGƯỜI MỸ
ROBERT PREVOST TRỞ THÀNH TÂN GIÁO HOÀNG LEO XIV (Tổng Hợp Thông Tin về Tân Giáo Hoàng LEO XIV)
Hồng y người Mỹ
Robert Prevost trở thành tân Giáo hoàng Leo XIV
BBC News Tiếng Việt
8
tháng 5 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c98p4pl5ny1o
Với
làn khói trắng bốc lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistine, quá trình bỏ phiếu
đã kết thúc và các hồng y đã chọn được người kế nhiệm Giáo hoàng Francis.
Khoảng một
giờ sau khi khói trắng bốc lên, tới khoảng 0 giờ 10 phút ngày 9/5 (giờ Việt
Nam), tân giáo hoàng đã xuất hiện trên ban công Nhà nguyện Sistine.
Tân
giáo hoàng có tên khai sinh là Robert Francis Prevost, sinh ngày 14 tháng 9 năm
1955 tại Chicago, bang Illinois, Mỹ, năm nay 69 tuổi.
Giáo
hoàng mới được gọi là Giáo hoàng Leo XIV.
Sau
khi được bầu, tân giáo hoàng đã xuất hiện trên ban công Nhà nguyện Sistine
chính để đọc bài diễn văn đầu tiên.
Trước
đám đông reo hò, ông phát biểu bằng tiếng Ý: "Bình an cho tất cả anh chị
em."
"Anh
chị em thân mến, đây là lời chào đầu tiên của Đức Kitô phục sinh. Tôi muốn gửi
lời chào bình an đến với gia đình của anh chị em, đến với tất cả mọi người, ở bất
cứ nơi đâu. Nguyện bình an ở cùng anh chị em."
Giáo
hoàng Leo XIV sau đó bày tỏ lời cảm ơn đến các hồng y đã bầu chọn trong mật nghị
kéo dài hai ngày.
Ông
dừng lại trong chốc lát khi đám đông vỗ tay và hò reo.
"Chúng
ta có thể cùng nhau bước đi hướng về quê hương mà Thiên Chúa đã chuẩn bị cho
chúng ta," ông nói. "Một lời chào đặc biệt gửi đến Giáo hội
Roma."
Tiếp
đó, Giáo hoàng chuyển sang tiếng Tây Ban Nha để cảm ơn giáo phận cũ ở Peru,
"nơi một dân tộc trung thành đã sống trọn đức tin và trao ban rất nhiều."
Quay
trở lại với tiếng Ý, vị tân giáo hoàng kêu gọi đám đông cùng nhau cầu nguyện.
Sau
đó Giáo hoàng dẫn dắt mọi người đọc một lời cầu nguyện ngắn, được đáp lại bằng
những tràng pháo tay và tiếng reo hò vang dội.
Kết
thúc bài diễn văn, Giáo hoàng bắt đầu đọc một đoạn kinh thánh bằng tiếng
Latinh, dâng lời tôn kính các thánh và Đức Mẹ Maria.
*****
Tân
giáo hoàng Lêô XIV cử hành thánh lễ đầu tiên sau khi được bầu chọn
Thanh
Phương - RFI
Đăng
ngày: 09/05/2025 - 11:47 - Sửa đổi ngày: 09/05/2025 - 13:30
Giáo hoàng
người Mỹ đầu tiên, Lêô XIV, hôm nay, 08/09/2025 cử hành thánh lễ đầu tiên với
tư cách người lãnh đạo Giáo hội hoàn vũ trong nhà nguyện Sistina. Đây là thánh
lễ riêng giữa ngài với các vị hồng y và được Vatican truyền hình trực tiếp cho
các phương tiện truyền thông.
HÌNH
:
Tân giáo hoàng Lêô XIV, Robert François Prévost, lần đầu tiên xuất hiện trên
ban công Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, ngày 08/05/2025. © Alberto
Pizzoli/AFP
Trong
bài giảng bằng tiếng Ý, giáo hoàng Lêô XIV lấy làm tiếc khi thấy sự suy giảm của
đức tin do sự lấn át của "công nghệ, tiền bạc, thành công, quyền lực và
thú vui."
Hôm
qua, chỉ sau hai ngày họp Mật nghị Hồng y, khói trắng đã bốc lên từ nhà nguyện
Sistina, báo hiệu một tân giáo hoàng đã được bầu chọn, trong tiếng vỗ tay vui mừng
của các tín đồ và du khách đứng chật kín quảng trường thánh Phêrô. Tiếp đến, hồng
y trưởng đẳng phó tế Dominique Mamberti đã bước ra ban công của Vương cung
Thánh đường Thánh Phêrô để loan báo người vừa được chọn thay thế giáo hoàng
Phanxicô là hồng y người Mỹ Robert Francis Prevost, 69 tuổi, với tông hiệu Lêô
XIV.
Vài
phút sau, tân giáo hoàng xuất hiện ở ban công Vương cung Thánh đường Thánh
Phêrô để ngỏ lời với 1,4 tỷ tín hữu Công Giáo khắp thế giới. Mở đầu bài
phát biểu bằng tiếng Ý, giáo hoàng Lêô XIV chúc: “Bình an ở cùng tất cả anh
chị em!”. Tiếp đến, ngài cám ơn cố giáo hoàng Phanxicô, vừa qua đời
ngày 21/04, cũng như cám ơn các vị hồng y đã bầu chọn ngài. Giáo hoàng Lêô
XIV kêu gọi mọi người “giúp nhau xây dựng những nhịp cầu, qua đối thoại,
qua gặp gỡ, hiệp nhất để trở thành một dân tộc duy nhất luôn sống trong hoà
bình.”
Giáo
hoàng Lêô XIV đã được 133 hồng y bầu chọn ngay trong ngày thứ hai của Mật nghị
Hồng y, một thời gian ngắn kỷ lục, thu được đa số phiếu hai phần ba, tức là ít
nhất 89 phiếu.
Lêô
XIV như vậy là giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử Giáo hội Công Giáo.
Giáo hoàng Lêô XIV là giáo hoàng thứ tư liên tiếp không phải là người Ý, sau
các giáo hoàng Gioan - Phaolô, người Ba Lan, giáo hoàng Benedicto, người Đức và
giáo hoàng Phanxicô, người Achentina. Trong lịch sử Giáo hội Công Giáo, 217
giáo hoàng là người Ý trên tổng số 267.
Từ
Liège, Bỉ, thông tín viên Duy An cho biết về tiểu sử của tân giáo hoàng Lêô
XIV:
Tân
giáo hoàng Lêô XIV hay Robert Francis Prevost sinh ngày 14/09/1955 tại Chicago,
Hoa Kỳ. Cha của ngài ông Louis Marius Prevost gốc Pháp-Ý và mẹ ngài bà Mildred
Martínez gốc Tây Ban Nha.
Gia
nhập Dòng Thánh Augustino năm 1977, ngài chịu chức linh mục trong thời gian
theo học Giáo luật ở Roma và đã hoàn thành tiến sĩ Giáo luật. Sau đó là cuộc đời
của một nhà truyền giáo và quản trị ở Peru. Ngài chỉ trở về Chicago nằm 2013.
Và một năm sau, Đức Phanxicô bổ nhiệm ngài làm giám mục Chiclayo, Peru.
Năm
2019, ngài được triệu tập về Roma để làm việc trong bộ Giáo Sĩ và bộ Giám Mục.
Đầu năm 2023, ngài được bổ nhiệm làm tổng trưởng bộ Giám Mục và chủ tịch Ủy ban
Giáo hoàng về Mỹ La tinh. Ngài được phong hồng y vào ngày 30/9/2023.
Hồng
y Robert Francis Prevost còn là thành viên của nhiều bộ của Vatican và
nói được tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha và đọc được tiếng La tinh
và Đức.
Giáo
hoàng Lêô XIV là người mang quốc tịch Mỹ đầu tiên được bầu làm giáo hoàng,
nhưng lại là hồng y ít mang “chất Mỹ” nhất trong số các hồng y người Mỹ. Hai phần
ba cuộc đời hoạt động của ngài đều ở ngoài nước Mỹ. Ngài đến hoạt động ở Nam Mỹ
để tiếp tục đưa tinh thần của Công đồng Vatican II vào cuộc sống của Giáo hội tại
đây. Và thần học giải phóng đã không còn chiếm ưu thế.
Giáo
hoàng Lêô XIV đã tỏ dấu chỉ lựa chọn tiếp tục con đường cải tổ Giáo hội mà Đức
Phanxicô đã khởi xướng. Trong bài phát biểu đầu tiên chào thế giới, Đức Lêô XIV
đã dùng những từ ngữ thường dùng của người tiền nhiệm : “Bình an/Hòa bìnhcho mỗi
người, hòa bình cho mọi dân tộc, hòa bình cho trái đất” hay “Chúng ta phải cùng
nhau tìm cách trở thành một Giáo hội truyền giáo, một Giáo hội xây dựng những
nhịp cầu, đối thoại, luôn mở lòng đón nhận” hay “một Giáo hội đồng nghị, một
Giáo hội cùng bước đi, một Giáo hội luôn tìm kiếm hòa bình, luôn tìm kiếm lòng
bác ái, luôn cố gắng gần gũi đặc biệt với những người đau khổ.”
Cần
chờ xem giáo hoàng Leo XIV sẽ thể hiện như thế nào trên sân khấu thế giới.
Nhưng có một điều chắc chắn là các hồng y đã chọn một người cam kết với các cải
cách mà giáo hoàng Phanxicô đã khởi sự.
Quốc
tế chúc mừng tân giáo hoàng
Ngay
sau khi hồng y Francis Prevost được bổ nhiệm làm giáo hoàng, với tông hiệu Lêô
XIV, nhiều nguyên thủ thế giới đã nhanh chóng gửi lời chúc mừng tới Vatican.
Tổng
thống Mỹ Donald Trump khẳng định "đó là một vinh hạnh lớn vì ngài là vị
giáo hoàng người Mỹ đầu tiên", đồng thời bày tỏ mong muốn sớm được
gặp giáo hoàng Léô XIV. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, viết trên mạng xã hội
X, cho rằng "đó là một khoảnh khắc lịch sử đối với Giáo hội và
hàng triệu tín đồ", và hy vọng ngài sẽ mang lại "hòa bình và
hy vọng".
Chủ
tịch Ủy ban Châu Âu Ursula Von der Leyen, trên mạng xã hội X, mong rằng Giáo hội
Công Giáo dưới sự lãnh đạo của tân giáo hoàng "sẽ truyền cảm hứng cho
thế giới và thể hiện cam kết với hòa bình cũng như tinh thần đối thoại".
Tổng
thống Nga Vladimir Putin bày tỏ niềm tin vào việc "duy trì cuộc đối
thoại mang tính xây dựng, dựa trên các giá trị Ki tô giáo giữa Nga và
Vatican".
Về
phần mình, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky cho rằng "đó là
thời khắc quyết định" đối với đất nước và hy vọng có được sự ủng
hộ về mặt tinh thần và tâm linh của Vatican "để tái lập công lý và
giành được nền hòa bình lâu dài cho Ukraina".
Bắc
Kinhhy vọng "dưới sự lãnh đạo của giáo hoàng mới, Vatican sẽ tiếp tục
thể hiện cam kết của mình trong các cuộc đối thoại mang tính xây dựng với Trung
Quốc", về các vấn đề quốc tế mà cả hai bên cùng quan tâm.
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
VATICAN
- GIÁO HOÀNG
Mật
nghị Hồng y khai mở tại Vatican để bầu giáo hoàng
THEO
DÒNG THỜI SỰ
Chính
quyền Trump kỳ vọng Mật nghị Hồng y chọn một giáo hoàng nhu nhược và dễ kiểm
soát
VATICAN
- PHÁP - Ý
Bầu
chọn giáo hoàng tương lai : Cuộc đọ sức giữa Macron - Meloni ?
***
Giáo hoàng Leo XIV và
thông điệp Rerum Novarum trong thế kỷ XXI
Vũ Đức Khanh
Gửi
cho BBC News Tiếng Việt từ Ottawa, Canada
9
tháng 5 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cqxejdjqj7vo
"Giáo
hội phải là cây cầu nối giữa người và người, giữa con người và Thiên Chúa – chứ
không phải là pháo đài quyền lực."
Đó
là thông điệp cốt lõi trong bài phát biểu đầu tiên của Giáo hoàng Leo XIV, người
Mỹ đầu tiên lên ngôi giáo hoàng, trong một thế giới đang bị chia rẽ, phân cực
và đói khát công lý.
'Bình
an cho anh chị em'
Đó
là lời đầu tiên Giáo hoàng Leo XIV gửi tới thế giới
hôm 8/5/2025 từ ban công Đền thờ Thánh Phêrô.
Không
phải lời vinh danh, không phải khải hoàn, mà là một lời chào dịu dàng, đầy tính
ngôn sứ: "lời chào của Đấng Phục Sinh", gửi đến "tất cả mọi người,
ở khắp mọi nơi," đặc biệt là "những ai đang đau khổ."
Trong
một thời đại đầy xung đột, bất công và mất phương hướng – từ chiến tranh ở
Ukraine đến Gaza, từ biến đổi khí hậu đến khủng hoảng tỵ nạn – bài phát biểu ngắn
gọn nhưng sâu sắc ấy không đơn thuần là nghi thức tôn giáo.
Nó
là một tuyên ngôn tâm linh và xã hội, hồi đáp trực tiếp cho những thách đố cấp
bách nhất của nhân loại hôm nay: làm sao để con người vẫn còn có thể tin vào
hòa bình, công lý và tình liên đới?
Một
giáo hoàng của thế giới nghèo
Sinh ngày
14/9/1955 tại Chicago, nhưng trưởng thành trong sứ vụ truyền giáo tại Peru,
Giáo hoàng Leo XIV – tên khai sinh là Robert Francis Prevost – không phải là sản
phẩm của một Vatican cũ kỹ, cũng không thuộc giới quyền lực tài chính.
Trái
lại, ông bước ra từ những cộng đồng bản địa nghèo khó, từng sống cùng người dân
ở Chiclayo, từng chứng kiến tận mắt bất công, bạo lực và sự im lặng của thế giới
trước nỗi khổ của người yếu thế.
Vì
thế, khi tân giáo hoàng khẳng định: "Chúa yêu thương tất cả mọi người,
không giới hạn, không điều kiện," đó không phải là lời rao giảng lý thuyết
mà là một xác tín sống động.
Và
khi ông nói rằng: "Chúng ta phải cùng nhau xây dựng những cây cầu bằng đối
thoại và gặp gỡ," đó không chỉ là một ẩn dụ giáo hội, mà là bản đồ luân lý
cho một thế giới đang tan vỡ vì hận thù và định kiến.
Một
người giơ cao khẩu hiệu 'Hy vọng hòa bình' tại Quảng trường Thánh Phêrô sau khi
có kết quả bầu giáo hoàng
Hồi
sinh tinh thần Rerum Novarum
Việc
chọn tông hiệu Leo XIV không phải tình cờ. Nó gợi nhắc đến Giáo hoàng Leo XIII
– người đã công bố Rerum Novarum năm 1891, văn kiện tiên phong
về công lý xã hội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp.
Rerum
Novarum đặt nền móng cho học thuyết xã hội Công giáo hiện đại, với trọng tâm là
quyền lợi người lao động, trách nhiệm xã hội của giới chủ và vai trò đạo lý của
nhà nước.
Ngày
nay, Giáo hoàng Leo XIV đối mặt với một thế giới không kém phần hỗn loạn: bất
bình đẳng toàn cầu gia tăng, các cộng đồng bị phân hóa bởi chủ nghĩa dân túy, tầng
lớp nghèo bị gạt ra bên lề trong nền kinh tế dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.
Những
"Tân sự" hay còn gọi là những "vấn đề mới" (Rerum
Novarum) của thế kỷ XXI đòi hỏi một Giáo hội không đứng trên nhân loại, mà
bước cùng nhân loại – như lời Thánh Augustine: "Với anh em, tôi là người
Kitô hữu; vì anh em, tôi là giám mục."
Bài
phát biểu đầu tiên của Đức Thánh Cha Leo XIV, vì thế, không khác gì một Rerum
Novarum của thời đại Phục sinh: khẳng định sự ưu tiên tuyệt đối dành cho người
yếu thế, người bị lãng quên, và người cô đơn – trong chính trung tâm sứ mạng của
Giáo hội.
VIDEO
: "Giáo hoàng Leo XIV: Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên sau hơn 2.000
năm", Thời lượng 6,07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cqxejdjqj7vo
Nhà
thờ – của ai?
Trong
thế giới hôm nay, khi những thánh đường nguy nga trở thành điểm đến du lịch cho
giới thượng lưu, khi Giáo hội bị cáo buộc là bảo thủ hoặc đồng lõa với quyền lực
thế tục, Giáo hoàng Leo XIV đã công bố một tầm nhìn ngược lại:
Nhà
thờ là của người nghèo, người tỵ nạn, người bị bỏ rơi – chứ không phải là cung
điện của kẻ mạnh.
"Chúng
ta muốn là một Giáo hội mang tính hiệp hành, luôn đồng hành, tìm kiếm hòa bình,
bác ái và gần gũi – đặc biệt với những ai đang đau khổ," ông nói.
Đó
không chỉ là định hướng mục vụ.
Đó
là tuyên ngôn chống lại giáo sĩ trị, cám dỗ quyền lực và sự trình diễn tôn giáo
vốn đã làm tổn thương hình ảnh của Giáo hội trong nhiều thập niên.
Niềm
hy vọng giữa đêm tối
Không
ai kỳ vọng một vị giáo hoàng có thể thay đổi thế giới một mình. Nhưng một người
có thể khơi lại hy vọng rằng: con người không nhất thiết phải chọn giữa công lý
và đức tin, giữa lòng nhân và chân lý.
Với
xuất thân truyền giáo, với cảm thức công bằng xã hội, và với ngôn ngữ đậm chất
Tin mừng, Giáo hoàng Leo XIV đang khởi đầu triều đại của mình như một người
gieo hạt – giữa một thế giới đã quá cằn cỗi vì hoài nghi và sợ hãi.
Từ
ban công Đền thờ Thánh Phêrô, lời chào "Bình an cho anh chị em" không
chỉ là nghi thức Phục sinh.
Đó
là lời mời: hãy xây lại niềm tin, vượt qua biên giới, và can đảm làm chứng cho
tình yêu – trong một thời đại đang khát khao điều đó hơn bao giờ hết.
"Chúng
ta cần cùng nhau tìm cách trở thành một Giáo hội truyền giáo, một Giáo hội xây
dựng các nhịp cầu, đối thoại, luôn rộng mở để đón nhận – như quảng trường này –
mở rộng vòng tay chào đón tất cả mọi người, tất cả những ai cần đến lòng bác
ái, sự hiện diện, sự đối thoại và tình yêu của chúng ta," Trích diễn từ
của Giáo hoàng Leo XIV trong ngày 8/5/2025.
-----------------------------------
·
Tác giả Vũ Đức Khanh hiện sống tại Canada, là luật sư và
nhà tiểu luận chuyên về chính trị Việt Nam và Canada, quan hệ quốc tế và luật
pháp quốc tế.
VIDEO
: "Tân Giáo hoàng Leo XIV", Thời
lượng 0,37
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cqxejdjqj7vo
------------------------------
Tin
liên quan
·
Robert Prevost - Giáo
hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử - là ai?
9
tháng 5 năm 2025
·
Hồng y người Mỹ
Robert Prevost trở thành tân Giáo hoàng Leo XIV
9
tháng 5 năm 2025
·
Ảnh 'Giáo hoàng
Trump' bị chỉ trích
4
tháng 5 năm 2025
·
Các tổ chức quốc tế
muốn Việt Nam trả lời về cái chết của một lạt ma Tây Tạng
11
tháng 4 năm 2025
·
Tái sinh là gì và Đạt
Lai Lạt Ma tiếp theo sẽ được chọn như thế nào?
22
tháng 3 năm 2025
·
Francis: Giáo hoàng từ
Mỹ Latinh đã thay đổi Giáo hội Công giáo
21
tháng 4 năm 2025
***
Giáo hoàng Leo XIV: Sẽ
tiếp tục đường hướng cởi mở của Giáo hoàng Francis?
9
tháng 5 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c1mg07v1e02o
*****
NYT: Giáo Hoàng mới
có thể giống với Giáo Hoàng cũ
Cù Tuấn biên dịch
Với
việc bầu Hồng y Robert Prevost làm Giáo hoàng Leo XIV, Hồng y đoàn đã gửi đi một
thông điệp rõ ràng về sự tiếp nối chương trình cải cách của người tiền nhiệm
Giáo hoàng Francis. Nhưng bất chấp danh tiếng của Leo là người có tính cách trầm
tính và kỷ luật hơn Francis, cơn thịnh nộ bảo thủ đã khuấy động Công giáo trong
triều đại giáo hoàng trước đó có khả năng sẽ tiếp tục với vị giáo hoàng người Mỹ
đầu tiên này.
Những
người Công giáo theo chủ nghĩa truyền thống, đặc biệt là ở Hoa Kỳ — nơi có nhiều
người phản đối Francis — đã khao khát một giáo hoàng mới có thể kiềm chế hoặc
thậm chí đảo ngược những thay đổi mà Francis đã thực hiện để thúc đẩy một giáo
hội toàn diện hơn, nơi mà thẩm quyền được chia sẻ và mọi người đều có thể được
lắng nghe.
Phương
tiện ưa thích của Francis cho những cải cách đó là một chút thuật ngữ của Giáo
hội: tính công đồng (synodality). Đây là một thuật ngữ được sử dụng nhiều nhưng
ít ai hiểu. Thuật ngữ này ám chỉ việc tập hợp các nhà lãnh đạo và thành viên
Giáo hội để thảo luận và tranh luận về các vấn đề cấp bách. Đối với Francis, điều
đó có nghĩa là tập hợp các giám mục và giáo dân, phụ nữ và thanh niên — và
vâng, cả giáo hoàng — để nói chuyện một cách cởi mở và bình đẳng về các vấn đề
vốn bị cấm thảo luận, chứ chưa nói đến việc xem xét các giải pháp, trong quá khứ.
Nhiều người bảo thủ cho rằng cách Francis quan niệm về tính công đồng thực sự
là một tà giáo gieo rắc sự nhầm lẫn và mơ hồ trong số các tín đồ. Những người
chỉ trích ông tin rằng đó là một cách thao túng để thay đổi Giáo hội.
Những
người bảo thủ đã càng trở nên hùng biện trong những ngày dẫn đến mật nghị. Họ
nói rõ rằng nếu các hồng y không đưa ra một giáo hoàng theo ý thích của họ hơn
— những yêu cầu được diễn đạt bằng những thuật ngữ hoa mỹ như nhu cầu về
"sự thống nhất" và "sự rõ ràng" — thì có thể dẫn đến chia rẽ
trong Giáo hội. Nhưng các hồng y đã nói rõ rằng họ sẽ không nhượng bộ trước sự
phủ quyết của những người to mồm.
Khi
Giáo hoàng Leo xuất hiện trên ban công của Vương cung thánh đường Thánh Peter
ngay sau khi đắc cử vào thứ năm, ông đã nói với đám đông đang hò reo theo cách
thận trọng đặc trưng của mình rằng, "Chúng tôi muốn trở thành một giáo hội
theo chế độ công đồng". Bạn gần như có thể nghe thấy tiếng không khí xì ra
khỏi cánh buồm của phe đối lập. Rất có thể Leo sẽ khiêm tốn hơn Francis và sẽ nỗ
lực hết sức để hòa giải với những người có thể không đồng tình với ông. Nhưng
theo mọi thông tin, ông rất quyết tâm. Nếu ông thực sự bước qua cánh cửa cải
cách mà Francis đã mở ra, thì không ai có thể đoán được bất kỳ sự hòa giải nào
với những người theo chủ nghĩa truyền thống mà ông có thể thiết lập sẽ kéo dài
được bao lâu.
Leo
thường giữ thái độ khiêm tốn nhưng ông đã nói rõ rằng cải cách là trọng tâm
trong tầm nhìn của ông về giáo hội.
"Chúng
ta không được ẩn sau một ý tưởng về thần quyền không còn hợp lý ngày nay nữa",
ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Vatican Media. "Thẩm quyền mà chúng
ta có là phục vụ, đồng hành với các linh mục, là mục sư và thầy giáo".
Ông
cũng hoạt động tích cực trên mạng xã hội. Ông đã chia sẻ một bài viết trên X với
tiêu đề: "JD Vance đã sai: Jesus không yêu cầu chúng ta xếp hạng tình yêu
của mình dành cho người khác". Và ông lấy tên là Leo XIII, vị giáo hoàng
có những lời dạy vào cuối thế kỷ 19 đã giúp thiết lập giáo lý Công giáo hiện đại
về công lý xã hội.
Vấn
đề cơ bản nằm ở trung tâm của những căng thẳng này và đã làm bùng nổ các cuộc
tranh luận của Công giáo trong phần lớn thế kỷ trước là sự thay đổi: Điều gì có
thể thay đổi trong Giáo hội, nó có thể thay đổi như thế nào và sẽ thay đổi để
phá hủy kho tàng đức tin, chia rẽ đàn chiên rộng lớn gồm gần 1,4 tỷ thành viên
ra sao.
Cho
dù đó là câu hỏi về việc ai có thể được thụ phong, ai có thể rao giảng, ai có
thể được ban phước và ai có thể rước lễ, thì sự thay đổi — hay "phát triển",
như Giáo hội thích gọi — là nền tảng cho hầu hết mọi tranh cãi. Thực tế là Giáo
hội luôn thay đổi và luôn thích nghi. Đôi khi, sự thay đổi trong các vị trí
trong Giáo hội liên quan đến các vấn đề như chế độ nô lệ hay tự do tôn giáo hoặc
cho vay nặng lãi. Những lần khác, đó là các hoạt động của Giáo hội như cho phép
phụ nữ và trẻ em gái làm người giúp lễ và đọc sách — trước đây bị cấm, giờ đã
được thực hiện phổ biến.
Nhưng
Giáo hội Công giáo coi trọng việc luôn tỏ ra không thay đổi đến mức họ thích thực
hành điều mà nhà sử học Giáo hội người Pháp-Đức Michael Seewald gọi là "sự
che giấu đổi mới". Hoặc, như những người theo chủ nghĩa Giáo hội thích
nói, khi Vatican bắt đầu một tuyên bố bằng cách nói "như Giáo hội vẫn luôn
dạy", thì bạn biết họ sắp công bố một sự thay đổi. Nghịch lý thay, sự thay
đổi thực tế là một phần của sự liên tục. Nhà sử học Giáo hội Dòng Tên John
O'Malley đã viết: "Đôi khi, sự thay đổi là cần thiết chính xác để duy trì
sự trung thành với truyền thống". "Theo cách đó, sự thay đổi đã có mặt
trong Giáo hội ngay từ đầu".
Những
gì Francis đã làm không phải là thay đổi chính Giáo hội — thực ra, nhiều người
theo chủ nghĩa tiến bộ đã thất vọng vì việc ông thúc đẩy phụ nữ và chào đón người
đồng tính nam và đồng tính nữ, cùng nhiều thứ khác, không tiến xa hơn. Thay vào
đó, ông chỉ thừa nhận rằng Giáo hội đã thay đổi và những căng thẳng và tranh luận
đã tồn tại. Ông đã khởi xướng quá trình công đồng để hòa giải thực tế trong các
giáo xứ với các giáo lý được nêu trong các văn bản của Giáo hội.
Quá
trình trên đầy rẫy tranh cãi và phải đối mặt với nhiều rào cản. Nhưng nó được thiết
kế để tồn tại lâu hơn bất kỳ giáo hoàng nào. Leo, 69 tuổi, có thể sẽ có một triều
đại giáo hoàng khá dài có thể thể chế hóa hơn nữa các quá trình mà Francis đã
khởi xướng. Những người Công giáo cánh hữu có thể phải đối mặt với một cuộc chiến
tranh dài.
Không
nhất thiết phải như vậy. Những nhà tư tưởng chính thống được kính trọng như
Giáo hoàng Benedict XVI đã nói chi tiết về cách Giáo hội Công giáo đã thay đổi
và cải cách: thông qua "sự liên tục và gián đoạn ở các cấp độ khác
nhau", như ông đã nói trong bài phát biểu năm 2005 trước bộ máy quan liêu
của Rome. Những người bảo thủ cần học giá trị của sự bất đồng và thậm chí là bất
đồng chính kiến. Dưới thời các giáo hoàng trước đây, theo ý thích của họ, phe
cánh hữu Công giáo yêu cầu người Công giáo phải tuân theo các tuyên bố của giáo
hoàng hoặc bị coi là người Công giáo "xấu xa". Nhưng giờ đây, khi họ
thấy mình đang ở trong một Giáo hội do những giáo hoàng mà họ không đồng tình
lãnh đạo, họ đã bị mắc kẹt. Họ định nghĩa bất đồng chính kiến là
sai, vì vậy giáo hoàng phải là người Công giáo xấu. Thật là một
mớ hỗn độn kinh khủng.
Bài
học khác mà những người bảo thủ có thể học được khi họ đối mặt với con đường
phía trước là giá trị của sự đa dạng. Đây là một thuật ngữ mang tính chất cường
điệu trong bối cảnh chính trị ngày nay nhưng trong bối cảnh của một giáo hội
toàn cầu có sự đa dạng và phức tạp phi thường, thì việc chấp nhận nó là cách
duy nhất để giáo hội có thể phát triển và duy trì sự thống nhất. "Sự hiệp
nhất của giáo hội là ý muốn của Jesus; một sự hiệp nhất không có nghĩa là đồng
nhất mà là sự hiệp thông vững chắc và sâu sắc trong sự đa dạng", Đức Hồng
y Giovanni Battista Re, một người không mấy tiến bộ, đã nói như vậy trong bài
giảng của mình trong Thánh lễ trước khi các hồng y bước vào Nhà nguyện Sistine
để bỏ phiếu.
Đó
là cách thức và nó luôn như vậy. “Hãy thử nghiệm mọi sự, giữ lại điều tốt
lành,” Thánh Peter đã nói với người Thessalonica. Điều này đã hiệu quả với Giáo
hội thời sơ khai, và không có chứng ngôn nào lớn hơn trong thế giới bộ lạc và
phân cực ngày nay hơn là một giáo hội toàn cầu đa dạng hơn bao giờ hết trong
các biểu hiện khác nhau của mình nhưng vẫn thống nhất trong trái tim và tâm
trí.
#RobertPrevost #PopeLeo #leopope #newpope #giaohoangleo #giaohoangfrancis #francispope #religionanalysis
HÌNH
:
https://www.facebook.com/photo?fbid=122212515404323532&set=a.122095297286323532
Giáo
Hoàng Leo XIV
.
.
Hình ảnh Trump trong trang phục Giáo hoàng là một biểu tượng.
Nó không chỉ là ảnh AI để gây cười, mà nó còn phản ánh nỗi lo ngại rất thật: Một
khi chính trị tìm cách mượn biểu tượng tôn giáo để làm công cụ quyền lực, thì
ranh giới giữa đức tin và tuyên truyền, giữa linh thiêng và thao túng trở
nên mong manh hơn bao giờ hết. Bài viết mình chia sẻ không nói về việc một người
Mỹ làm Giáo hoàng là xấu – mà ngược lại, đó là dấu mốc thú vị của tính toàn cầu.
Nhưng nếu người ta vội vã biến sự kiện này thành chiến thắng chính trị cho một
cá nhân nào đó (dù là Trump hay bất kỳ ai), thì điều bị xúc phạm đầu tiên… lại
chính là tôn giáo.
TỪ VATICAN ĐẾN MAR-A-LAGO : KHI TÍN NGƯỠNG BỊ CHÍNH TRỊ
HÓA DƯỚI BÓNG DONAL TRUMP
Khi Hồng y Robert Francis Prevost – một linh mục người Mỹ
gốc Chicago – được bầu làm Giáo hoàng Leo XIV, cả nước Mỹ ngỡ ngàng. Đây là lần
đầu tiên trong gần 2.000 năm lịch sử của Giáo hội Công giáo, một công dân Hoa Kỳ
bước lên ngai vị cao nhất của Tòa Thánh. Nhưng điều đáng ngạc nhiên không kém
là cách nhiều người ủng hộ Donald Trump – đặc biệt trong cộng đồng MAGA – vội
vàng tuyên bố đây là “chiến thắng nữa nhờ Trump.”
Lập luận ấy, dẫu vô lý, lại rất nhất quán với xu hướng
ngày càng rõ rệt trong chính trị Mỹ: quy mọi thành tựu – từ kinh tế đến thể
thao, từ sự kiện quốc tế đến… thần học – về ảnh hưởng siêu nhiên của ông Trump.
Như cây bút Peter Wehner từng cảnh báo trên The Atlantic, “Donald Trump không
còn là một nhân vật chính trị; ông ta đã trở thành một vật thể của niềm tin tôn
giáo” (The Cult of Trump, 2020). Khi một chính trị gia được nhìn nhận như đấng
cứu thế, thì chính trị đã vượt qua chức năng đại diện – và trở thành một nghi
thức tín ngưỡng nguy hiểm.
Thực tế, Giáo hoàng không được bầu bởi bất kỳ chính phủ
hay lãnh đạo quốc gia nào. Người đứng đầu Giáo hội Công giáo được chọn thông
qua mật nghị gồm hơn 100 Hồng y dưới 80 tuổi, đến từ khắp nơi trên thế giới – một
tiến trình kín đáo, độc lập, và mang tính thiêng liêng sâu sắc. Việc cho rằng một
cựu tổng thống Mỹ có thể “giật dây” hoặc “truyền cảm hứng” cho quyết định của
các Hồng y châu Phi, Nam Mỹ hay châu Á là điều không chỉ phi lý mà còn xúc phạm
đến chính tinh thần toàn cầu và phi quốc gia của Giáo hội.
Nhưng hiện tượng này – Trump hóa mọi biểu tượng – không
phải điều ngẫu nhiên. Theo nhà khoa học chính trị Juan Linz, một nền chính trị
cá nhân hóa quá mức sẽ dẫn đến nguy cơ người dân “gắn cảm xúc tôn giáo với một
cá nhân chứ không phải với nền dân chủ” (The Perils of Presidentialism, 1990).
Trong xã hội Mỹ hiện nay, Donald Trump không còn được nhìn nhận chỉ như một ứng
viên tổng thống – ông đã trở thành trung tâm của một hệ thống niềm tin, nơi mọi
sự kiện quan trọng của thế giới được soi qua lăng kính “công trạng của Trump.”
Đây là hệ quả của quá trình chính trị hóa tôn giáo và tôn
giáo hóa chính trị. Trong một khảo sát của Pew Research Center năm 2021, gần
63% người Mỹ tin rằng tôn giáo nên tách biệt với chính sách chính phủ. Nhưng thực
tế đang đi ngược lại: từ việc Trump chụp ảnh cầm Kinh Thánh trước nhà thờ bị
đóng cửa trong mùa biểu tình 2020 (CNN, 2020), đến việc một số mục sư rao giảng
ông là “người được xức dầu,” ranh giới giữa thần quyền và thế quyền đang bị xóa
nhòa.
Sự kiện một người Mỹ trở thành Giáo hoàng nên được nhìn
nhận như một bước phát triển của tính phổ quát – là minh chứng cho việc đức tin
vượt qua biên giới quốc gia. Nhưng nó không phải là chiến thắng của bất kỳ đảng
phái hay cá nhân nào. Và khi một cộng đồng chính trị tự cho mình quyền sở hữu
những biểu tượng linh thiêng – từ nhà thờ, Kinh Thánh đến cả ngôi vị Giáo hoàng
– thì đó không còn là lòng yêu nước. Đó là chủ nghĩa giáo điều kiểu mới.
Như giáo sư Archie Brown từng cảnh báo trong The Myth of
the Strong Leader (2014): “Một nền cộng hòa không thể tồn tại nếu công dân bắt
đầu nhìn lãnh đạo như thần thánh thay vì là công bộc.” Sự phân biệt giữa niềm
tin và quyền lực không chỉ là điều kiện cho tự do, mà còn là tấm khiên bảo vệ nền
dân chủ khỏi bàn tay của sự mê tín chính trị.
Trần Duy Tân Đúng vậy, Trump là
giáo chủ MAGA
Robert Prevost - Giáo
hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử - là ai?
Paul Kirby
Biên
tập viên kỹ thuật số châu Âu
9
tháng 5 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn4g7dp0vleo
Ngay
cả trước khi tên của ông được xướng lên từ ban công của Vương cung thánh đường
Thánh Phêrô, đám đông bên dưới đã hô vang "Viva il Papa" - Giáo hoàng
vạn tuế.
Hồng
y Robert Prevost, 69 tuổi, là người thứ 267 ngồi trên ngai tòa Thánh Phêrô và
ông sẽ được biết đến với tước hiệu Leo XIV.
Ông
là người Mỹ đầu tiên giữ vai trò giáo hoàng mặc dù ông được xem như một hồng y
đến từ Mỹ Latinh vì có nhiều năm làm nhà truyền giáo ở Peru trước khi trở thành
giám mục ở đó.
Sinh
ra ở Chicago vào năm 1955 trong một gia đình có cha mẹ là người Tây Ban Nha và
gốc Pháp-Ý, Prevost từng là một cậu bé giúp lễ và được thụ phong linh mục vào
năm 1982.
Quảng
cáo
Mặc
dù chuyển đến Peru ba năm sau đó, ông vẫn thường xuyên trở về Mỹ để phục vụ với
tư cách là một linh mục quản xứ và một bề trên trong thành phố quê hương mình.
Ông
cũng mang quốc tịch Peru và được yêu mến như một người đã làm việc với các cộng
đồng yếu thế và giúp xây dựng cầu nối giữa mọi người.
Ông
đã có 10 năm làm linh mục quản xứ địa phương và là giáo viên tại một chủng viện
ở Trujillo, tây bắc Peru.
Trong
những lời đầu tiên trên cương vị mới, Giáo hoàng Leo XIV đã trìu mến nhắc đến
người tiền nhiệm của mình, Giáo hoàng Francis quá cố.
"Chúng
ta vẫn còn nghe văng vẳng bên tai giọng nói yếu ớt nhưng luôn can trường của Đức
Giáo hoàng Francis, người đã ban phước lành cho chúng ta," ông nói.
"Hiệp
nhất và nắm tay nhau cùng với Chúa, chúng ta hãy cùng nhau tiến bước," ông
nói với đám đông đang reo hò.
Ông
cũng nhắc đến vai trò của mình trong Dòng Augustine. Ông đã 30 tuổi khi chuyển
đến Peru để tham gia một sứ mệnh của Dòng Augustine.
Một
năm sau khi lên chức lãnh đạo Vatican, Giáo hoàng Francis đã bổ nhiệm ông
Prevost làm Giám mục Chiclayo ở Peru.
Một
năm sau khi lên chức lãnh đạo Vatican, Giáo hoàng
Francis đã bổ nhiệm ông Prevost làm Giám mục Chiclayo ở Peru.
Hồng
y Prevost và Giáo hoàng Francis hồi tháng 2/2025
Ông
được các hồng y biết đến rộng rãi nhờ vai trò nổi bật là Tổng trưởng Bộ Giám mục
ở Mỹ Latinh, một cơ quan có nhiệm vụ quan trọng là tuyển chọn và giám sát các
giám mục.
Ông
đồng thời trở thành tổng giám mục vào tháng 1/2023, rồi chỉ vài tháng sau, Giáo
hoàng Francis phong ông làm hồng y.
Vì 80% các
hồng y tham gia mật nghị đều do Giáo hoàng Francis bổ nhiệm, nên việc một người
như Prevost được bầu chọn không quá bất ngờ, ngay cả khi ông chỉ mới được bổ
nhiệm gần đây.
Quan
điểm của Giáo hoàng Leo XIV
Ông
được xem là người ủng hộ sự tiếp nối các cải cách của Giáo hoàng Francis trong
Giáo hội Công giáo.
Người
ta tin rằng Tổng Giám mục Prevost có chung quan điểm với Giáo hoàng Francis về
người nhập cư, người nghèo và môi trường.
Một
người bạn cùng phòng trước đây của ông, Linh mục John Lydon, đã mô tả với
đài BBC rằng ông Prevost là người "hướng ngoại",
"thực tế" và "rất quan tâm đến người nghèo".
Về
xuất thân cá nhân, trước Mật nghị Hồng y, ông Prevost nói với đài truyền hình
Ý RAI rằng mình lớn lên trong một gia đình nhập cư.
*****
Tông
hiệu Lêô XIV của giáo hoàng người Mỹ đầu tiên có ý nghĩa gì ?
Trọng
Thành - RFI
Đăng
ngày: 09/05/2025 - 16:09 - Sửa đổi ngày: 09/05/2025 - 18:35
Ngày
08/05/2025, hồng y người Mỹ Robert François Prévost được Mật nghị hồng y bầu
làm giáo hoàng thứ 267 của đạo Công giáo. Quyết định đầu tiên của tân giáo
hoàng là chọn tông hiệu. Tông hiệu Lêô XIV mà hồng y Robert François Prévost lựa
chọn có ý nghĩa gì ?
HÌNH
:
Tín
đồ, công chúng chờ đợi tân giáo hoàng Lêô XIV, Robert François Prévost, ra mắt,
quảng trường Thánh Phêrô, ngày 08/05/2025. AP - Kirsty Wigglesworth
Chọn
tông hiệu giáo hoàng không phải là một quy định chính thức của Giáo hội, mà là
quyết định cá nhân của các giáo hoàng, nhưng lựa chọn này đã trở thành truyền
thống trong đạo Công giáo từ đầu thế kỉ thứ 6. Theo
nhà Vatican học John Allen, tông hiệu là « dấu hiệu đầu tiên mà một tân
giáo hoàng cho thấy về dấu ấn mà ông muốn mang lại cho triều đại giáo hoàng của
mình ».
Lựa
chọn tông hiệu, truyền thống ngàn năm của các giáo hoàng
Theo nhiều chuyên
gia, tông hiệu của tân
giáo hoàng có thể nói lên nhiều điều về những ưu tiên, các giá trị mà lãnh đạo
Giáo hội muốn khẳng định : mong muốn cải cách, chủ trương tiếp nối người
tiền nhiệm hay xu hướng duy trì các giá trị truyền thống… Chọn tông hiệu là một
cách để tưởng nhớ đến người tiền nhiệm. Giáo hoàng Gioan Phao Lồ đệ
nhị (1920 – 1905) đã quyết định chọn tông hiệu này sau khi người tiền nhiệm
Gioan Phao Lồ đệ nhất đột tử, chỉ 33 ngày sau khi đắc cử. Gioan Phao Lồ là ghép
tông hiệu của hai giáo hoàng tiền nhiệm Phao Lồ VI và Gioan XXII.
Giáo
hoàng Benedicto XVI, sau khi đắc cử (năm 2005), cho biết việc lựa chọn tông hiệu
này trước hết là để tưởng nhớ đến « giáo hoàng Benedicto XV, người lãnh
đạo Giáo hội trong giai đoạn khó khăn của Đệ nhất Thế chiến ». Nhưng lựa
chọn này cũng là để tưởng nhớ thánh Benedicto thành Norcia (480 – 547), người
được coi là « cha đẻ của lối sống khổ hạnh trong tu viện, một trong các
nền tảng của văn minh châu Âu ».
Trả
lời RFI, nhà
báo Geneviève Delrue chuyên về Công giáo, cựu phóng viên RFI, cho biết khi quyết
định chọn tông hiệu Lêô XIV, hồng y người Mỹ Prévost cùng lúc muốn tự khẳng định
là kế thừa người tiền nhiệm Phanxicô, và giáo hoàng Lêô XIII (1878- 1902), với
định hướng chung là hành động vì những người thấp cổ bé họng trong xã hội.
Lêô
XIII, giáo hoàng thế kỷ 19 nổi tiếng với Tông huấn vì công lý xã hội
Cố
giáo hoàng Phanxicô, trong nhiệm kỳ của ngài, nổi tiếng với danh hiệu « vị
giáo hoàng của người nghèo, những người khốn khổ…, vị giáo hoàng của môi trường
với thông điệp bảo vệ môi trường Laudato Si, sẽ vĩnh viễn in dấu như thông điệp
lớn nhất trong triều đại giáo hoàng của ngài ». Còn với giáo hoàng Lêô
XIII thì sao ?
Nhà
báo Geneviève Delrue giải thích : « Lêô XIV kế thừa
Lêô XIII nhiều điều. Đây chính là vị giáo hoàng đã công bố Tông huấn Rerum
Novarum (tạm dịch Tân Sự hay Những điều mới mẻ), vào năm 1891, vào giai đoạn
mà thế giới đang trong thay đổi lớn, khi giới công nhân đang
trong tình trạng thống khổ. Vì vậy, đây một thông điệp sẽ đặt nền móng cho
học thuyết về xã hội của Giáo hội Công giáo. Với học thuyết về xã hội này, Giáo
hội can thiệp vào các vấn đề công lý, vào các vấn đề kinh tế. Giáo hội quan tâm
đến thế giới kinh tế và theo tôi, khi lựa chọn tông hiệu này, giáo hoàng
Lêô XIV đã quyết định theo đuổi đường hướng nói trên. »
Ít
giờ sau khi danh tính của tân giáo hoàng được công bố, người phụ trách truyền
thông của Vatican xác nhận tông hiệu này trực tiếp liên hệ với giáo hoàng
Lêô XIII, một trong những giáo hoàng tại vị lâu nhất trong lịch sử.
Giáo
hoàng Lêô XIII lên án tình trạng bần cùng của giới công nhân, lên án những thái
quá của chủ nghĩa tư bản, cổ vũ cho việc đãi ngộ công bằng hơn với người lao động,
thậm chí khuyến khích phát triển các nghiệp đoàn. Bác bỏ các tư tưởng xã hội chủ
nghĩa đang bắt đầu ảnh hưởng mạnh mẽ tại châu Âu vào thời điểm đó, nhưng trong
Tông huấn Tân sự 1891, giáo hoàng Lêô XIII cũng tố cáo « việc một thiểu
số thâu tóm toàn bộ các ngành công nghiệp và thương mại, áp đặt một ách cai trị
tàn bạo đối với giới vô sản ».
Những
lý tưởng xã hội của vị giáo hoàng thế kỷ 19 ắt hẳn đã gây nhiều đồng vọng đối với
tân giáo hoàng, từng là lãnh đạo dòng Thánh Augustino, một dòng tu khổ hạnh với
ba phương châm « vâng phục – khó nghèo – khiết tịnh », và có
hàng chục năm hoạt động tại Peru, quốc gia nghèo Nam Mỹ.
Lêô
XIII, người siết chặt quan hệ với nước Mỹ thời Giáo hội Mỹ còn phôi thai
Việc
lựa chọn tông hiệu Lêô, nhắc gợi đến giáo hoàng Lêô XIII còn có thêm một ý
nghĩa khác. Trả lời đài
France Info,
sử gia về Công giáo Martin Dumont, Đại học Sorbonne, Paris, tác giả một luận án
về Lêô XIII và nước Pháp, cho biết ông đã sững sỡ đến mức « không tin
vào tai mình », khi được biết vị tân giáo hoàng người Mỹ chọn
tông hiệu Lêô XIV. Sử gia Martin Dumont nhấn mạnh Lêô XIII chính là vị giáo
hoàng đã phát triển rất mạnh quan hệ giữa Giáo hội hoàn vũ và nước Mỹ vào thời
điểm mà Giáo hội Công giáo Mỹ « còn phôi thai ».
Tương
tự như các chuyên gia khác, sử gia Pháp tin tưởng là việc lựa chọn tông hiệu
này để ngỏ nhiều khả năng là vị giáo hoàng mới sẽ tập trung nỗ lực vì lợi ích của
những người nghèo, những người thấp cổ bé họng, như vị giáo hoàng tiền nhiệm thế
kỷ 19 và giáo hoàng Phanxicô vừa qua đời. Việc một người Mỹ, sinh tại Chicago,
đứng đầu Giáo hội Công giáo, tiếp nối truyền thống của Lêô XIII, được hy vọng sẽ
giúp cho Vatican tiếp nhận được cách ảnh hưởng tích cực từ phía Giáo hội Mỹ, với
phong cách quản trị chuyên nghiệp, theo vị chuyên gia này.
Giáo
hoàng tông hiệu Lêô, điểm tựa cho « cuộc kháng cự » chống lại trào
lưu thủ cựu trong Công giáo Mỹ ?
Chuyên
gia về Giáo hội Công giáo và toàn cầu hóa Charles Mercier, Đại học Bordeaux và
thành viên Viện Đại học Pháp (Institut universitaire de France), chú ý đến một
phương diện khác trong quan hệ giữa vị giáo hoàng người Mỹ đầu tiên, mang tông
hiệu Lêô, với nước Mỹ. Đó là tân giáo hoàng sẽ phải đối đầu với trào lưu
chính trị thủ cựu của nước Mỹ đang trỗi dậy mạnh mẽ với nỗ lực của những chính
trị gia hàng đầu như phó tổng thống Mỹ J. D. Vance, hay bản thân tổng thống
Trump, đang tìm cách chi phối những người Công giáo Mỹ. Trong cuộc bầu cử
vừa qua, 58% người Công giáo Mỹ đã bầu cho ông Donald Trump, cao hơn từ 8 dến
10 điểm so với các kỳ bầu cử trước.
Nhà
thần học Massimo Faggioli, giáo sư Đại học Villanova, ở Philadelphie, Mỹ, trên
mạng X, nhận định : việc bầu chọn giáo hoàng người Mỹ, với tông hiệu Lêô
XIV, có quan điểm thiên về tranh đấu cho công lý xã hội, bảo vệ những người yếu
thế, là một thách thức gián tiếp gửi đến chính quyền Trump. Ít tháng trước
khi trở thành giáo hoàng, vị hồng y người Mỹ từng
lên án trực diện : « (phó tổng thống) J.D. Vance đã sai lầm :
chúa Giêsu không hề dạy chúng ta phân biệt đối xử trong tình yêu dành cho đồng
loại ».
Bài
viết của hồng y Robert Francis Prevost, công bố trên trang National
Catholic Reporter,
chỉ trích việc tân phó tổng thống Mỹ, để biện minh cho chính sách chống nhập cư
rất cứng rắn của chính quyền Trump, đã viện dẫn một nguyên tắc thần học Công
giáo thời trung cổ « ordo amoris » (tạm dịch là trật tự
của lòng bác ái), để khẳng định lòng bác ái của tín đồ Thiên Chúa giáo cần
ưu tiên hướng đến người thân và đồng hương, chứ không thể dành cho dân nước
ngoài.
Ngay
sau phát biểu của giáo hoàng tương lai, Laura Loomer, một nhân vật có nhiều ảnh
hưởng trong giới cực hữu Mỹ, thân cận với tổng thống Trump đã gọi hồng y người
Mỹ là thành phần theo chủ nghĩa Mác và « woke », một thuật ngữ
thường được những người cực hữu dùng để nhạo báng các quan điểm thiên tả.
---------------------------
Các
nội dung liên quan
ĐIỂM
BÁO
Chặng
đường gian nan của giáo hoàng Lêô XIV khi tiếp nối công việc của người tiền nhiệm
PHÂN
TÍCH
Những
thách thức đang chờ đón giáo hoàng Lêô XIV
THEO
DÒNG THỜI SỰ
Chính
quyền Trump kỳ vọng Mật nghị Hồng y chọn một giáo hoàng nhu nhược và dễ kiểm
soát
*****
Những
thách thức đang chờ đón giáo hoàng Lêô XIV
Thanh
Phương - RFI
Đăng
ngày: 09/05/2025 - 14:53
*****
Chặng
đường gian nan của giáo hoàng Lêô XIV khi tiếp nối công việc của người tiền nhiệm
Phan Minh - RFI
Đăng
ngày: 09/05/2025 - 14:05 - Sửa đổi ngày: 09/05/2025 - 15:25
*****
Mật
nghị Hồng y và những câu chuyện bên lề
Duy An - RFI
Đăng
ngày: 08/05/2025 - 11:26 - Sửa đổi ngày: 08/05/2025 - 16:33
*****
Mật
nghị Hồng y : Chưa có tân Giáo hoàng trong ngày đầu tiên
Thụy
My - RFI
Đăng
ngày: 08/05/2025 - 09:29 - Sửa đổi ngày: 08/05/2025 - 14:03
*****
Mật
nghị Hồng y, câu chuyện giữa quá khứ và tương lai
Đăng
ngày: 07/05/2025 - 11:22
No comments:
Post a Comment