Tổng Bí thư Tô Lâm
đi Nga, nói về Ukraine và 'con đường của Việt Nam'
BBC News Tiếng Việt
11
tháng 5 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cq6943q098go
Cuộc
chiến ở Ukraine, "con đường của Việt Nam"… là một vài chủ đề Tổng Bí
thư Tô Lâm nhắc tới trong chuyến thăm cấp chính thức tới Nga.
HÌNH
:
Đây là lần đầu tiên ông Tô Lâm tới thăm Nga
trên cương vị tổng bí thư. Chuyến đi kéo dài từ ngày 8 đến 11/5.
Người
đứng đầu Đảng của Việt Nam đã có buổi hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin
và có một số hoạt động khác như dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng tại Quảng trường
Đỏ vào hôm 9/5, phát biểu tại Học viện Tổng thống Nga…
Không
chỉ có ông Tô Lâm là đại diện Việt Nam, Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam cũng
tham gia Lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ - điều mà ông Putin đã khen ngợi
trong bài phát biểu chào mừng ông Tô Lâm hôm 10/5.
Quảng
cáo
Trong
lời phát biểu này, ông Putin đã ''nhắc nhở'' nhân dân hai nước rằng những chiến
sĩ Quân tình nguyện Việt Nam đã chiến đấu sát cánh cùng Hồng quân Liên Xô trong
trận chiến tại Moscow năm 1941-1942.
''Năm
ngoái, một bức tượng đã được dựng lên tại Công viên Người yêu nước gần Moscow để
vinh danh những hành động của họ,'' ông Putin nói.
Trước
khi ông Tô Lâm tới Nga, nhiều nhà quan sát chính trị nhận định với BBC rằng Việt
Nam cần Nga vì Moscow là nguồn cung cấp vũ khí chính, kiên trì hợp tác dầu khí
với Việt Nam ở Biển Đông bất chấp áp lực từ Trung Quốc, đồng thời có mối quan hệ
truyền thống và gắn bó trong lịch sử.
Ngược
lại, sau khi phát động chiến tranh ở Ukraine, Nga đang bị cô lập và không còn
nhiều bạn bè nữa nên cũng cần những nước như Việt Nam.
Đây
là một chuyến thăm chính thức và rõ ràng đã có rất nhiều sự chuẩn bị.
Từ
đầu tháng 4/2025, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc
hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, trong đó có nội dung chuẩn bị chuyến
thăm của ông Tô Lâm.
Đến
trước thềm chuyến thăm, Phó Thủ tướng Sơn đã nói với truyền thông Nga rằng ông
Tô Lâm sẽ có những cuộc tiếp xúc quan trọng với lãnh đạo cấp cao Nga trong chuyến
thăm, qua đó tạo ra những xung lực mới trong hợp tác song phương.
Nhắc
tới Ukraine
Trong
cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 10/5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã
"chúc mừng những
thành tựu mà nhân dân Nga đã đạt được trong thời gian qua, và hy vọng rằng chiến
dịch quân sự đặc biệt sẽ kết thúc trong những ngày tháng tới," theo trang
web chính thức của Tổng thống Nga.
"Chiến
dịch quân sự đặc biệt" là cụm từ Nga luôn sử dụng để gọi cuộc chiến ở
Ukraine.
Tuy
nhiên, hôm nay 11/5, khi đưa tin về cuộc gặp giữa hai lãnh đạo, báo chí Việt
Nam không nhắc đến câu nói trên của ông Tô Lâm.
Không
rõ lý do vì sao báo chí Việt Nam lại không dẫn câu nói trên của ông Tô Lâm, dù
rằng cách nói của ông Tô Lâm có thể được coi là trung lập, đặc biệt trong bối cảnh
Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu cũng kêu gọi Nga và Ukraine ngừng bắn.
Bên
cạnh đó, vào đêm khuya ngày 10/5, chính ông Putin
cũng đã lên tiếng kêu gọi "đàm phán trực tiếp" với Ukraine,
nói rằng các cuộc đàm phán nên "bắt đầu không chậm trễ, ngay từ ngày
15/5".
Bức
tranh sơn dầu khắc họa Vladimir Putin và Volodymyr Zelenskyy gần Bảo tàng Chiến
tranh Hoàng gia ở London vào năm 2022
Việc
ông Tô Lâm nhậm chức tổng bí thư dường như đánh dấu những biến chuyển trong
cách Việt Nam tiếp cận tình hình chiến sự ở Ukraine, dù có thể không quá đáng kể.
Vào
tháng 9/2024, ông Tô Lâm, khi đó là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, đã có cuộc
gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại thành phố New York, Mỹ.
Đây
là một cột mốc quan trọng khi lần đầu tiên lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam
và Ukraine gặp mặt trực tiếp, theo Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam.
Trước
đó, ông Tô Lâm, trên cương vị chủ tịch nước, đã có cuộc hội đàm với ông Putin
khi lãnh đạo Nga tới thăm Hà Nội vào tháng 6/2024.
Kể
từ khi Nga xâm lược toàn diện Ukraine vào tháng 2/2022, rất ít nguyên thủ quốc
gia gặp gỡ cả ông Putin và ông Zelensky.
Trả
lời BBC News Tiếng Việt vài ngày sau khi ông Tô Lâm có cuộc gặp với ông
Zelensky, Đại sứ Ukraine tại Việt Nam, ông Gaman Oleksandr, cho biết Kyiv tôn
trọng lập trường trung lập của Việt Nam về các cuộc xung đột trên toàn cầu, bao
gồm cả cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine, nói thêm rằng cuộc gặp lần này đã mở ra
những cơ hội mới cho sự hợp tác rộng hơn phù hợp với các nguyên tắc chung của cả
hai quốc gia.
Gần
đây hơn, vào ngày 16/4, Việt Nam đã bỏ phiếu thuận cho một nghị quyết tại Liên
Hợp Quốc về "Hợp tác với Hội đồng Châu Âu", trong đó có nội dung phụ
lên án hành động xâm lược của Nga đối với Ukraine.
Đây
là lần thứ hai Việt Nam bỏ phiếu thuận nghị quyết Liên Hợp Quốc có phần phụ nói
Nga gây hấn ở Ukraine, lần đầu tiên là vào tháng 5/2023.
Tuy
nhiên, cần làm rõ rằng đối với hai bản nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc
với thông điệp chính lên án Nga xâm lược Ukraine lần lượt vào năm 2022 và 2025,
Việt Nam đều bỏ phiếu trắng.
Khai
thác ở Biển Đông và hạt nhân
Sau
buổi hội đàm, lãnh đạo hai nước đã chứng kiến lễ ký kết hàng loạt văn kiện hợp
tác trên các lĩnh vực như giáo dục, y tế, tư pháp, du lịch…
Việt
Nam và Nga đều ủng hộ các doanh nghiệp năng lượng, dầu khí của hai nước tăng cường
hợp tác, mở rộng đầu tư và hoạt động trên lãnh thổ của nhau, phù hợp với luật
pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS
1982).
Trong
số các văn kiện ký kết hôm 10/5 có hợp đồng mua bán khí thiên nhiên từ lô 12/11
giữa Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam (PetroVietnam) và Công ty cổ phần
Zarubezhneft và Tổng Công ty Khí Việt Nam (PetroVietnam Gas).
Năm
2020, Rosneft, tập đoàn dầu khí lớn của Nga và có nhiều dự án với Việt Nam, đã
phải từ bỏ dự
án ở Biển Đông do sức ép của Trung Quốc, và chuyển nhượng cổ phần cho
Zarubezhneft – một công ty dầu khí quốc doanh của Nga.
Trong
cuộc họp vào tháng 4/2024 với Công ty dầu khí Zarubezhneft, Thủ tướng Phạm Minh
Chính đã khẳng định Việt Nam sẽ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của
các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn dầu khí của
Nga trên cơ sở cùng có lợi, tuân thủ luật pháp Việt Nam và quốc tế.
Trên
lĩnh vực quốc phòng - an ninh và kỹ thuật quân sự, Việt Nam và Nga nhất trí làm
sâu sắc hơn nữa hợp tác song phương, cùng ứng phó với những thách thức an ninh
phi truyền thống, an ninh mạng, phòng chống tội phạm công nghệ cao trên cơ sở
luật pháp và thông lệ quốc tế, đóng góp cho hòa bình, an ninh ở khu vực và trên
thế giới.
Trước
khi ông Tô Lâm thăm Nga, Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát chính trị Việt
Nam lâu năm, đã nhận xét với BBC News Tiếng Việt rằng sẽ không có thông báo về
việc Hà Nội mua vũ khí hoặc công nghệ của Nga trong chuyến thăm lần này.
"Họ
sẽ giữ kín mọi cuộc thảo luận đó. Vì vậy, sẽ có các thỏa thuận hợp tác kỹ thuật
chung chung.
"Nếu
xét chuyến thăm của Putin tới Việt Nam vào tháng 6/2024, hai bên đã rất cẩn thận
không đề cập đến hợp tác an ninh-quốc phòng truyền thống, vì các lệnh trừng phạt
đối với Nga. Nhưng họ vẫn nói rằng quốc phòng và an ninh là một trong những trụ
cột chính của mối quan hệ", ông lý giải.
Trên
thực tế, những năm gần đây Nga phải tập trung cho cuộc chiến ở Ukraine và đối mặt
với lệnh cấm vận từ phương Tây nên Moscow không thể bán vũ khí trên thế giới
cũng như cung cấp kỹ thuật viên để bảo dưỡng và tân trang đi kèm.
Chuyến
thăm Nga của ông Tô Lâm đã có rất nhiều sự chuẩn bị
Trong
bài viết về các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Nga được đăng trên Báo Chính
phủ, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận không được đề cập tới, dù rằng Nga đã nhiều
lần khẳng định sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để phát triển năng lượng hạt nhân.
Tuy
nhiên, hai bên đã đưa ra lộ trình tổng thể về hợp tác năng lượng nguyên tử cho
mục đích hòa bình giai đoạn 2025-2030 giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và
Tập đoàn ROSATOM - tập đoàn năng lượng nguyên tử nhà nước của Nga.
Trước
đó, vào tháng 1/2025, ROSATOM và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã nhất
trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân.
Cùng
thời điểm, Tổng Giám đốc ROSATOM Alexey Evgenievich Likhaichev đã tuyên bố rằng
tập đoàn này rất quan tâm đến hợp tác toàn diện với Việt Nam, đặc biệt trong
lĩnh vực NLNT, xúc tiến dự án điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận giai đoạn 1, theo
Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ.
Theo
đánh giá của một số nhà quan sát, Việt Nam có lý do nếu quyết định lựa chọn Nga
làm đối tác chính trong dự án điện hạt nhân của mình.
"Từ
những năm 1980, Nga đã giúp Việt Nam trong các hoạt động nghiên cứu hạt nhân.
Việt Nam đã gần đưa ra quyết định cuối cùng về việc xây dựng nhà máy điện hạt
nhân đầu tiên của mình ngay trước thảm họa Fukushima, sau nhiều năm cân nhắc và
thảo luận với Nga.
"Việt
Nam cũng đã gửi các học giả và kỹ sư đến Nga để đào tạo. Vì vậy, không có gì ngạc
nhiên khi Việt Nam vẫn coi Nga là một trong những đối tác tiềm năng về năng lượng
hạt nhân," Tiến sĩ Victor Nian, đồng chủ tịch sáng lập Trung tâm Năng lượng
và Tài nguyên Chiến lược, một viện nghiên cứu độc lập có trụ sở tại Singapore,
nói với BBC News Tiếng Việt vào tháng 1/2025.
Vào
tháng 2/2025, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính
sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm nhà máy điện
hạt nhân Ninh Thuận 1, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và các dự án thành phần,
và một số cơ chế, chính sách đặc biệt áp dụng cho tỉnh Ninh Thuận để thực hiện
dự án.
'Không
thể tách rời với thế giới'
Trong
khuôn khổ chuyến thăm Nga, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu tại Học viện
Hành chính công và kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga
(RANEPA), hay còn gọi là Học viện Tổng thống.
Đây
cũng là nơi mà cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng theo học, theo ông Tô Lâm.
"Mỗi
lần đến nước Nga, tôi đều có cảm giác như được trở về nhà, gặp lại người thân
trong gia đình," ông Tô Lâm nói ở đoạn mở đầu.
Về
những vấn đề toàn cầu, ông Tô Lâm có đoạn nói:
"Việt
Nam luôn ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp
với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
[…]
"Đồng
thời, chúng tôi nhất quán ủng hộ và thúc đẩy duy trì hệ thống thương mại đa
phương tự do, dựa trên các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chống
chính trị hóa quan hệ kinh tế quốc tế và phân mảnh thương mại toàn cầu, chủ
nghĩa bảo hộ, trừng phạt kinh tế đơn phương và cạnh tranh không lành mạnh."
Những
tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước phương Tây lên án hành động
xâm lược Ukraine của Nga và đã đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế Nga,
cũng như mối lo ngại toàn cầu về những khoản thuế quan to lớn từ Mỹ do "chủ
nghĩa bảo hộ" của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Một
lần nữa, ông Tô Lâm nói rằng "con đường phát triển của Việt Nam không thể
tách rời với thế giới."
Sau
khi nhậm chức tổng bí thư không lâu, vào tháng 9/2024, ông Tô Lâm đã tới Mỹ làm
việc và phát biểu chính sách tại Đại học Columbia. Tại đó, ông đã nói:
"Con
đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới và nền
văn minh nhân loại."
Khi
ấy, dù chưa rõ câu nói này mang ý nghĩa thực tiễn như thế nào nhưng đây được
cho là dấu hiệu của một sự cởi mở hơn trong tư duy của nhà lãnh đạo có xuất
thân từ ngành công an như ông Tô Lâm.
Câu
nói này được ông lặp lại vào tháng 11/2024 khi tới thăm chính thức Malaysia và
phát biểu tại Trường đại học Quốc gia Malaya. Có thể thấy được sự nhất quán
trong tư duy của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.
10 tháng 5 năm 2025
·
Tranh chấp Đá
Hoài Ân - 'điểm nóng mới' ở Biển Đông
8 tháng 5 năm 2025
·
Tổ chức nhân quyền
quốc tế phản đối khởi tố 'án chồng án' ông Trịnh Bá Phương
10 tháng 5 năm 2025
Trong
chín tháng giữ chức tổng bí thư, ông Tô Lâm trở nên khá nổi bật trong vai trò của
một nhà cải cách, với hàng loạt đổi mới - những điều mà ông cho rằng Việt Nam cần
làm để "vươn mình bước vào kỷ nguyên mới" – nổi bật nhất có lẽ là cuộc
cách mạng tinh gọn bộ máy, hoặc như việc gấp rút cho ban hành và triển khai Nghị
quyết 57-NQ/TW nhằm thúc đẩy đổi mới, sáng tạo.
Cách
ông Tô Lâm nói về hòa hợp, hòa giải nhau sau Chiến tranh Việt Nam cũng đem tới
những hy vọng về đường lối chính sách cụ thể thúc đẩy quá trình hàn gắn giữa những
người Việt từng ở bên hai bờ chiến tuyến.
Trong
một bài viết gửi BBC News Tiếng Việt, tiến sĩ Nguyễn Phương Mai, chuyên gia đào
tạo trong lĩnh vực ứng dụng Khoa học Não bộ vào Giao tiếp-Quản trị đa văn hóa
và Phát triển năng lực cá nhân, đã phỏng vấn một người cho rằng câu nói trên của
ông Tô Lâm có thể là một chỉ dấu cho việc Việt Nam sẽ có thay đổi về tư duy
chính trị:
"Tôi
cho rằng thế gian tri thức của loài người đã bày ra cho ta một bàn tiệc buffet.
Không có lý do gì Việt Nam ta phải làm thỏ thí nghiệm cho nhân loại. Chủ nghĩa
xã hội chưa thành công ở đâu cả. May ra thì có Bắc Âu. Khi đoàn cán bộ chúng
tôi đi thăm Bắc Âu, ai cũng trầm trồ: 'Nơi đây đúng là thiên đường xã nghĩa mà
ta mơ ước'."
"Người
Bắc Âu chỉ lấy cảm hứng từ Mác, bỏ đi yếu tố 'cách mạng' và 'chuyên chính', tạo
ra một thứ gọi là chủ nghĩa dân chủ xã hội (Social Democracy), hướng đến 'tư bản
có kiểm soát' và 'phúc lợi toàn dân'. Họ đang ăn những món ngon nhất trên bàn
tiệc buffet của trí tuệ loài người.
"Trong
dịp thăm Mỹ năm 2024, ông Tô Lâm đã khẳng định rằng: 'Con đường phát triển của
Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới và văn minh nhân loại'. Tức
là ta phải kết hợp nhiều lựa chọn hơn là chỉ có Mác-Lê [hoặc] phải chấp nhận rằng
lý thuyết đó chưa được chứng minh, và xu thế chung là chẳng mấy ai còn dùng nó
nữa," người này đánh giá.
------------------
Tin
liên quan
·
Thấy gì qua việc
ông Tô Lâm thăm Nga, dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng?
8
tháng 5 năm 2025
·
Bao giờ chúng ta mới
ngừng viết về chiến tranh?
8
tháng 5 năm 2025
Hậu Chiến tranh Việt
Nam: Khi những đứa trẻ trở về
5
tháng 5 năm 2025
·
Putin kêu gọi 'đàm
phán trực tiếp' với Ukraine
11
tháng 5 năm 2025
·
Vì sao Hoa Kỳ và
Trung Quốc lại đàm phán với nhau lúc này?
10
tháng 5 năm 2025
·
Hồng y tiết lộ
không khí bên trong mật nghị bầu giáo hoàng
11
tháng 5 năm 2025
No comments:
Post a Comment