Số phận cựu Chủ tịch
Quốc hội Vương Đình Huệ như thế nào khi bị điểm danh?
BBC News Tiếng Việt
17
tháng 5 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ced28e97w10o
Sau
bữa ăn sáng cùng ông Phạm Thái Hà tại nhà Bí thư Thành ủy Hà Nội vào thời điểm
năm 2020, Chủ tịch Tập đoàn Thuận An được tạo điều kiện để trúng gói thầu ở dự
án cầu Vĩnh Tuy 2.
Đó
là một trong những tình tiết mới mà Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham
nhũng, buôn lậu (C03) của Bộ Công an vừa đưa ra trong kết luận điều tra vụ án
liên quan đến Tập đoàn Thuận An.
Ông
Phạm Thái Hà, cựu trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị đề nghị truy tố tội Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, với cáo buộc đã nhận
tổng số tiền 750 triệu đồng.
Bí
thư Thành ủy Hà Nội vào năm 2020 chính là ông Vương Đình Huệ, và ông Hà cũng là
trợ lý của ông Huệ thời điểm đó.
Những
tình tiết mới được hé lộ và truyền thông Việt Nam được dịp nhắc đến những cụm từ
"bí thư Thành ủy Hà Nội", "sếp lớn" nhằm tránh trực tiếp nhắc
tên ông Vương Đình Huệ.
Đọc
nhiều nhất
·
Số phận cựu Chủ tịch
Quốc hội Vương Đình Huệ như thế nào khi bị điểm danh?
·
Hậu Chiến tranh Việt
Nam: Chính quyền cải tạo hàng chục ngàn người như thế nào?
·
Bí ẩn về vị lãnh đạo
Tây Tạng 6 tuổi biến mất cách đây 30 năm
·
Một tuần làm trung
gian hòa bình hé lộ điều ông Trump thực sự muốn
Ông
Huệ, tháng 4 năm 2021, đã được thăng tiến lên làm Chủ tịch Quốc hội, và ông Phạm
Thái Hà trở thành trợ lý của ông Huệ vào tháng 9 năm đó.
Nhưng
đúng ba năm sau, ông Huệ, vào tháng 4/2024, đã bị Bộ Chính trị cho thôi các chức
vụ ủy viên Bộ Chính trị và ủy viên Ban chấp hành Trung ương, rồi sau đó, đến đầu
tháng 5, ông bị mất chức chủ tịch Quốc hội.
Nhưng
mọi việc chưa dừng lại ở đó.
Đến
tháng 11/2024, Bộ Chính trị, dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm, đã quyết định thi
hành kỷ luật cảnh cáo đối
với ông Vương Đình Huệ và sự kiện này ghi tên ông là nhân vật trong
Tứ Trụ đầu tiên bị kỷ luật sau khi đã mất chức.
Với
những tình tiết mới trong bản kết luận điều tra của Bộ Công an, vai trò của ông
Vương Đình Huệ đã được nhắc đến một cách gián tiếp, làm dấy lên câu hỏi liệu cựu
chủ tịch Quốc hội có phải đối mặt với thêm hình thức kỷ luật nào khác?
Điều
này càng có cơ sở hơn khi mới đây, vào ngày 10/4, Ban Chấp hành Trung ương đã kỷ
luật cách toàn bộ chức vụ trong Đảng đối với ông Trương Hòa Bình dù hơn 3 tháng
trước đó ông này đã bị "cảnh cáo".
No comments:
Post a Comment