Tuesday, May 13, 2025

KIẾN NGHỊ VỚI BỘ GIÁO DỤC VỀ VẤN ĐỀ GIÁO SƯ   (Ngô Huy Cương | Facebook)

 



KIẾN NGHỊ VỚI BỘ GIÁO DỤC VỀ VẤN ĐỀ GIÁO SƯ  

Ngô Huy Cương

11-5-2025  18:00  

https://www.facebook.com/cuong.huy.ngo.2024/posts/pfbid0u3UQH7Xnw63nJdAJ9dsoM2EweomD3S8922dn3JsWt2rZsyskCpaqeAjyGmAsb47Kl

 

Nhìn vấn đề riêng trong lĩnh vực luật học, tôi nhận thấy:

 

Chuyên môn luật học của các giáo sư luật học quá kém.

 

Cụ thể, hiện ta có khoảng 03 giáo sư về luật tư, nhưng họ cực kỳ đuối về kỹ thuật pháp lý, trong khi kỹ thuật pháp lý là tiêu chuẩn số một để phân biệt giữa một luật gia và những người không phải luật gia.

 

Một luật gia có thể không thuộc quy định pháp luật bằng một anh kế toán trưởng, một anh giám đốc công ty, một anh nhà báo, một anh cảnh sát giao thông..., nhưng phải nắm được kỹ thuật pháp lý- cầu nối trung tâm để đưa triết học pháp quyền, chính sách pháp luật, sự cần thiết điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định thành các quy định pháp luật, và đưa các quy định pháp luật vào đời sống thông qua thi hành và áp dụng pháp luật.

 

Sự yếu kém về kỹ thuật pháp lý và kiến thức luật học nền tảng của 03 vị này thể hiện qua sách, giáo trình, bài tạp chí chuyên môn mà họ đã viết và công bố. Tôi đã từng phê phán những công trình đó ngay trên fb này.

 

Hầu hết các giáo sư còn lại là về lý luận chung về pháp luật và luật công. Họ luôn thể hiện rõ sự tán róc về chuyên môn liên quan tới chính trị và chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên họ không hiểu biết cơ bản, rộng và sâu về chính trị học, kỹ thuật pháp lý mà luật công vay mượn hay đã xây dựng độc lập, cho nên họ thường có những nhận định, kết luận hồ đồ và tự cho đó là đóng góp.

 

Tôi lấy ví dụ:

 

Có một cuộc toạ đàm do trường tôi tổ chức về phòng chống tham nhũng. Nhiều bài viết và phát biểu hồ đồ cho rằng nguyên nhân chính của tham nhũng trên thế giới là do độc tài, thiếu dân chủ.

 

Tôi ngồi đó mà thấy tức điên lên vì sự hồ đồ của họ và xin chất vấn đại ý rằng: Nhận định của họ không đúng với Bắc Triều Tiên vì ở đó nếu có tham nhũng thì chỉ duy nhất có một người là có thể; không đúng với cả phát xít Đức trước kia; nhưng có thể đúng với Nga và Trung Quốc hiện nay; còn Hàn Quốc sao đến tổng thống cũng tham nhũng trong một nền dân chủ?

 

Tóm lại cái mà có thể khác biệt đôi chút họ làm được trước kia (lâu lắm rồi)- đó là việc cung cấp thông tin đơn thuần về pháp luật nước ngoài, thế nhưng ngày nay bất kỳ luật gia nào cũng có thể biết và AI lại làm tốt hơn họ rồi và lại còn cực kỳ rẻ tiền nếu biết cách khai thác.

Vậy thì họ có vai trò gì và tác dụng gì ở đất nước ta?

 

Tuy nhiên các giáo sư về luật hình sự nắm khá vững kiến thức liên quan tới các tội phạm truyền thống, trừ các giáo sư mà trước kia đã từng thuộc chuyên môn hình sự lại nhảy sang lý luận chung về nhà nước và pháp luật, và luật hiến pháp.

 

Tôi xét thấy: nền luật học của nước ta đã, đang và sẽ xuống dốc không phanh, chưa kể đến chương trình đào tạo chuẩn luật học mà Bộ Giáo dục ban hành quá nhiều khiếm khuyết và yếu kém.

 

Vì vậy kiến nghị:

 

+ Thứ nhất, không tạo ra cơ chế để các giáo sư nhờ cậy vào lá phiếu quyết định xét chuẩn giáo sư hoặc phó giáo sư cho các ứng viên trong hội đồng giáo sư ngành luật học bởi những ứng viên tương lai có thể xu nịnh họ phá các cơ sở đào tạo luật bằng cách: (1) mời họ tới dự hội thảo, toạ đàm nhưng ngăn cản những ý kiến phản biện đối với họ; (2) mời họ ngồi hội đồng chấm luận án, luận văn hay giảng dạy với mớ kiến thức tạp nham hoặc dịch thuật đơn thuần, cùng tán róc;

 

+ Thứ hai, coi hội đồng giáo sư cơ sở là cấp quyết định đạt chuẩn giáo sư và phó giáo sư; coi hội đồng giáo sư ngành là cấp loại bỏ những ứng viên không đạt chuẩn mà cấp cơ sở trình lên; và coi hội đồng giáo sư Nhà nước là cấp kiểm tra và quyết định mà trong đó có cả xem xét bất đồng giữa cấp cơ sở và cấp ngành nếu có;

 

+ Thứ ba, bãi bỏ việc bỏ phiếu kín trong các hội đồng đã nói để ngăn chặn bỏ phiếu do yêu hay ghét ứng viên; đồng thời xác lập chế độ ghi biên bản chi tiết và cụ thể việc hỏi và trả lời và biểu quyết bằng giơ tay công khai trong hội đồng; và

 

+ Thứ tư, quy định chế tài nghiêm khắc đối với những thành viên hội đồng giáo sư ngành luật học vi phạm quy chế hay lạm dụng vị thế để trục lợi trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc để hãnh sỹ, khoe khoang vô đạo đức. Cái khoe khoang quá đà vừa xảy ra trong cuộc Hội thảo về phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu luật học tại Trường Đại học Cần Thơ làm chúng tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ vì nghĩ người ngoài ngành luật học sẽ coi khinh ngành luật học bởi có nhiều người tự khoe học hàm, học vị ở mức cao nhất, khoe nhiều thành tích nhất, khoe chức vụ rõ cao, khoe học ở nước ngoài về, nịnh lẫn nhau, nhưng điếc rõ rệt về tri thức và ăn nói hàm hồ, vô lối.

 

.

8 BÌNH LUẬN   

 

 

 

 

 

PHẠM NHẬT VƯỢNG – QUÂN CỜ CỦA TRUNG NAM HẢI

Lê Thanh Tùng

11 tháng 5 lúc 23:44  

https://www.facebook.com/anthonylethanhtung/posts/pfbid02o5PJhdsqVpbu368gDm7pyzdMUAbJ8TirGoRnnXzP6P3juLDVSr36DP4eBzghhibEl

 

PHẠM NHẬT VƯỢNG – QUÂN CỜ CỦA TRUNG NAM HẢI

Lê Thanh Tùng - Quan sát từ Washington DC

 

Ở mọi bàn cờ chiến lược, luôn có những quân cờ được đánh bóng lên như biểu tượng, được truyền thông tung hô như cứu tinh, và được dựng đứng như “niềm tự hào dân tộc”. Nhưng hãy coi chừng – bởi đôi khi, quân cờ ấy không mang màu cờ dân tộc, mà chỉ là công cụ trong tay kẻ khác. Phạm Nhật Vượng là một ví dụ điển hình: một quân cờ sáng bóng trên truyền thông Việt, nhưng ẩn sau là dấu ấn rõ rệt của Trung Nam Hải.

 

Từ đại mộng VinFast đến đại nạn VinSpeed

 

Còn nhớ năm 2022, Phạm Nhật Vượng oai phong bước chân vào thị trường Mỹ với dự án VinFast – tự ví mình là Elon Musk châu Á, tay trắng lập nghiệp, giờ đưa xe điện Việt đi chinh phục thế giới. Thế nhưng, đời không như mơ. Khi Tổng thống Donald J. Trump siết chặt thuế quan với Trung Quốc, toàn bộ chuỗi cung ứng linh kiện giá rẻ mà VinFast phụ thuộc lập tức vỡ vụn. Xe không ra được thị trường. Cổ phiếu rớt thảm. Nhà máy thành mô hình trưng bày. VinFast rút khỏi châu Âu, rút khỏi Mỹ, trở thành cái xác biết đi của một giấc mơ ăn theo Trung Cộng.

 

Nhưng thay vì cúi đầu nhận thất bại và tái cấu trúc bằng con đường kinh doanh thực chất, Vượng quay về – không phải để đầu tư – mà để “xin”. Và lần này, ông không xin ít. Ông xin cả một tuyến đường sắt cao tốc chạy dọc Việt Nam – xin vốn, xin đất, xin chính sách, xin độc quyền, xin miễn thuế – và xin luôn 99 năm khai thác. Dự án đó có tên: VinSpeed.

VinSpeed – không phải dự án, mà là vòi bạch tuộc

 

Theo đề xuất gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, VinSpeed chỉ bỏ ra 20% vốn đầu tư. 80% còn lại – tức khoảng 1,25 triệu tỷ đồng – sẽ do ngân sách Nhà nước chi. Thậm chí, phần giải phóng mặt bằng cũng không tính vào chi phí, tức là Nhà nước lo nốt. Không dừng lại ở đó, VinSpeed đòi:

 

• Miễn toàn bộ thuế nhập khẩu thiết bị, máy móc, linh kiện.

• Được độc quyền khai thác tuyến đường 99 năm.

• Tự quyết giá vé (60–75% giá vé máy bay).

• Được giao quyền phát triển bất động sản ven theo tuyến.

 

Nói thẳng ra: đây không phải là đầu tư tư nhân, mà là đầu tư bằng miệng, rút ruột ngân sách, chiếm đất công và bán lại cho dân với giá thị trường. Một kiểu “xã hội hóa” trá hình, nơi tư nhân giữ quyền, Nhà nước gánh nợ, và nhân dân… trả giá.

 

Trung Quốc đâu? Ngay sau lưng Vượng

 

Cái nguy hiểm nhất không nằm ở con số. Nó nằm ở mô hình. VinSpeed chính là bản sao nguyên mẫu của hàng loạt dự án hạ tầng mà Trung Quốc từng dùng để gài nợ tại Lào, Campuchia, Sri Lanka, Kenya, Zambia…

 

Bắc Kinh không bao giờ trực tiếp đứng tên. Họ để “quân cờ bản địa” đứng ra xin dự án, sau đó “hợp tác” bằng cách cung cấp tín hiệu, công nghệ, thiết bị, kỹ sư, vận hành và đào tạo. Và cuối cùng, hệ thống giao thông quốc gia của một nước bị kiểm soát từ xa – vừa công nghệ, vừa tài chính, vừa vận hành.

 

VinSpeed chính là con ngựa thành Troy. Vượng là người kéo dây, nhưng người nhét quân đội vào bụng ngựa là Trung Quốc. Một khi tuyến Bắc – Nam được thông qua, đừng ngạc nhiên nếu toàn bộ đoàn tàu, thiết bị, tín hiệu đều đến từ Quảng Châu, Thẩm Dương, Trịnh Châu. Lúc đó, bạn không đi tàu cao tốc, bạn đang đi trên một cỗ máy định hướng chiến lược của Bắc Kinh.

 

Vượng – tư bản đỏ, quân cờ kỹ thuật số

 

Hãy đừng nhầm lẫn Phạm Nhật Vượng với một doanh nhân kiểu Mỹ hay Nhật.

 

• Doanh nhân thật mang vốn đi mạo hiểm – Vượng xin vốn từ ngân sách.

• Doanh nhân thật tạo ra giá trị thị trường – Vượng tạo ra giá trị truyền thông.

• Doanh nhân thật chịu rủi ro – Vượng đẩy rủi ro cho nhà nước.

• Doanh nhân thật trả giá nếu thất bại – Vượng xin tiếp dự án lớn hơn.

 

Phạm Nhật Vượng không phải Elon Musk. Ông là sản phẩm lai tạo giữa thể chế cộng sản và mô hình tư bản hoang dã kiểu Trung Quốc. Một “tư bản đỏ”, một “sản phẩm lỗi nhưng được bảo kê”, một quân cờ sáng loáng – được dựng lên để dọn đường cho ảnh hưởng Trung Cộng thâm nhập sâu hơn vào kết cấu hạ tầng quốc gia Việt Nam.

 

Từ VinFast đến VinSpeed – từ tham vọng đến mưu đồ

 

VinFast thất bại vì không thể sống thiếu Trung Quốc trong môi trường Trump siết cổ Bắc Kinh. VinSpeed xuất hiện như một cứu cánh – nhưng thực chất lại là một cuộc hồi sinh của ảnh hưởng Trung Hoa dưới vỏ bọc quốc doanh tư nhân.

 

Nếu Quốc hội thông qua đề xuất của VinSpeed, thì Cát Linh – Hà Đông sẽ chỉ là trailer. Bộ phim chính mang tên “Đường Sắt Bắc Nam – Tàu làm, Việt gánh, Tàu thu.” Và người đứng giữa, không ai khác, là quân cờ đẹp trai được truyền thông thần thánh hóa – Phạm Nhật Vượng.

 

Một đất nước nếu không nhận ra ai đang đi quân hộ cho kẻ thù, thì sẽ sớm thấy mình nằm trên đường ray, chờ một đoàn tàu cao tốc chạy ngang qua… mang theo lá cờ đỏ năm sao.

 

HÌNH :

 

 https://www.facebook.com/photo/?fbid=9695717357178930&set=pcb.9695734763843856

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=9695717547178911&set=pcb.9695734763843856

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=9695717457178920&set=pcb.9695734763843856

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=9695717480512251&set=pcb.9695734763843856

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=9695717370512262&set=pcb.9695734763843856

 

.

59 BÌNH LUẬN   

 

 

Lê Thanh Tùng

https://www.rfa.org/.../vingroup-pham-nhat-vuong-duong.../

RFA.ORG

Báo nhà nước gỡ bài Phạm Nhật Vượng muốn làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Báo nhà nước gỡ bài Phạm Nhật Vượng muốn làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam

 





No comments: