Hòa hợp dân tộc: liệu
ông Tô Lâm có chọn 'con đường ít ai đi'?
BBC News Tiếng Việt
2 tháng 5 2025, 17:21 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/creqrjqp2peo
Trong mấy ngày qua, Tổng bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam, đã có nhiều bài phát biểu về chiến thắng 30/4/1975
Con đường rẽ làm hai giữa rừng lá vàng, tiếc
là tôi chỉ có thể chọn một mà thôi.
…
Tôi đã chọn con đường ít ai đi, những khác biệt
bắt đầu từ đó."
Đó là hai câu đầu và kết của bài thơ The road
not taken (Tạm dịch: Con đường không ai đi) của nhà thơ người Mỹ Robert Frost.
Giáo sư Stephen B. Young, tác giả cuốn Kissinger's Betrayal (Sự phản bội của
Kissinger), đã nhắc tới bài thơ này khi nói tới vị trí hiện tại của Tổng Bí thư
Tô Lâm sau những diễn ngôn hòa hợp hòa giải dân tộc vào thời điểm kỷ niệm 50
năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam.
Trong mấy ngày qua, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam, đã hai lần nói về chiến thắng 30/4/1975, trong đó thông điệp nổi bật
có thể thấy được là vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc, một câu chuyện nhức nhối
kể từ khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ 50 năm trước, kéo dài cho đến tận ngày
nay.
Lần đầu tiên là bài viết được đăng tải trên
báo chí Việt Nam vào ngày 27/4 và sau đó là diễn văn khai mạc lễ kỷ niệm 50 năm
kết thúc chiến tranh được tổ chức vào hôm 30/4.
Theo đánh giá của Giáo sư Young, người từng
làm việc cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) từ năm 1968-1972, sau đó
là Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, dù nội dung tương đồng, nhưng giọng điệu của hai
bài có sự khác biệt vì "khán giả khác nhau".
Chẳng hạn, trong bài viết hôm 27/4, có nhan đề
"Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một", ông Tô Lâm không
dùng cụm từ "đế quốc Mỹ" giống như trong diễn văn ngày 30/4.
Ông Young cho rằng diễn ngôn trong ngày 30/4
"truyền thống hơn và thể hiện sự đồng thuận với các lực lượng bảo thủ
trong Đảng và Quân đội nhằm tôn vinh chiến thắng cách đây 50 năm".
Trong khi đó, Giáo sư Carl Thayer, một nhà
quan sát chính trị Việt Nam lâu năm, nhận định, đối với các "khán giả"
trẻ tuổi hơn, việc hòa hợp hòa giải có thể sẽ dễ dàng hơn.
"Thời gian rồi sẽ để lại dấu ấn lên những
người từng cầm súng. Trách nhiệm giờ đây thuộc về thế hệ hậu chiến - những người
cần được kết nối thông qua các hoạt động tôn vinh những đặc điểm chung: ngôn ngữ,
văn hóa, tín ngưỡng và niềm tự hào trước sự phát triển của đất nước - thay vì để
quá khứ tiếp tục chia rẽ," ông Thayer, nói với BBC News Tiếng Việt vào
ngày 2/5.
Cản trở từ nội bộ
Hòa bình đã kéo dài được 50 năm, nhưng các diễn
ngôn chính trị của lãnh đạo Việt Nam vẫn luôn nói về sự chính nghĩa của Đảng
trong cuộc chiến tranh Việt Nam mà họ gọi là "kháng chiến chống Mỹ".
Đó cũng là cách mà Đảng Cộng sản xây dựng
tính chính danh của mình dựa trên những thành công cách mạng mà họ đạt được
trong quá khứ. Việc thay đổi cách nhìn nhận vấn đề này không hề đơn giản.
"Nếu ông Tô Lâm đi lẹ quá thì có lẽ người
ta sẽ không bằng lòng. Có lẽ ông ấy sẽ phải lắng nghe những người từ Bộ Chính
trị, những tướng quân đội, tướng công an, và lão thành của Đảng", giáo sư
Young nhận định.
Theo ông Young, nhiều người thậm chí không muốn
nghe cụm từ "hòa hợp hòa giải".
"Khi nghe cái cụm từ 'hòa hợp, hòa giải',
họ thấy họ không có công, họ phải lùi bước và nói rằng 'tôi đã sai' hoặc 'bố
tôi đã sai'. Họ nghe họ sẽ thấy khó chịu. Tôi nghĩ họ cần nghĩ ra một từ mới chứ
không dùng 'hòa hợp hòa giải' nữa," ông nói thêm.
Hiện tại, vẫn chưa có định nghĩa cụ thể hay
chính thức cho cụm từ "hòa hợp hòa giải".
Trong khi có ý kiến cho rằng cụm từ này có thể
hiểu là buông súng, chung sống hòa hợp, có người nhìn nhận hòa giải là bắt tay,
là xóa bỏ hận thù và cùng xây dựng tương lai.
Dường như góc nhìn của ông Tô Lâm thuộc nhóm
sau, thể hiện qua việc ông cho rằng chiến thắng 30/4/1975 mang tới "bài học
về lòng nhân ái, hòa hợp dân tộc, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai sau chiến
thắng".
Bất kể góc nhìn nào, theo đánh giá của ông
Young, nếu ông Tô Lâm có động thái cụ thể thì có thể sẽ gặp phải sự phản đối
ngay trong nội bộ Đảng và ảnh hưởng tới vị thế chính trị của ông, đặc biệt là
khi Đại hội Đảng khóa 14 ngày càng cận kề.
Theo ông Young, trước khi có một hành động
hay quyết sách cụ thể, ông Tô Lâm cần tham khảo ý kiến của những người trong Đảng
trước, và tham khảo cả những người ngoài đảng về liệu chính sách có khả thi hay
không.
Trong khi đó, Giáo sư Carl Thayer, cho rằng cần
có một nỗ lực nhằm hàn gắn quá khứ giữa những cựu binh từng ở hai chiến tuyến,
"bằng cách mời các cựu quân nhân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trở về
thăm quê hương và tu bổ phần mộ của đồng đội đã yên nghỉ tại nghĩa trang quân đội
Biên Hòa".
"Sáng kiến này có thể được triển khai dựa
trên phát biểu của ông Tô Lâm rằng: 'Không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể định
hình tương lai'," ông Thayer nói thêm.
Hiện tại,
công tác trùng tu, tu sửa nghĩa trang Biên Hòa, hay còn gọi là nghĩa trang Nhân
dân Bình An, vẫn còn nhiều trắc trở.
No comments:
Post a Comment