Ủy
Ban Châu Âu khuyến nghị mở đàm phán kết nạp Ukraina
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 08/11/2023 - 11:23
Hôm nay, 08/11/2023, được xem là « ngày
lịch sử » đối với Kiev : Ủy Ban Châu Âu vừa khuyến nghị mở đàm
phán kết nạp Ukraina và Moldova vào Liên Hiệp Châu Âu. Ngoài ra, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu
cũng thông báo trao tư cách ứng viên cho Gruzia. Ngay lập tức, tổng thống
Volodymyr Zelensky đã hoan nghênh quyết định « đúng đắn » của
Ủy Ban Châu Âu.
https://s.rfi.fr/media/display/c5e96092-c904-11ed-bc1e-005056bf30b7/w:980/p:16x9/000_338V7KJ.webp
Tổng
thống Ukraina Volodymyr Zelensky (giữa) và hai lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu tại
thượng đỉnh Bruxelles hôm 09/02/2023. AFP - KENZO TRIBOUILLARD
Trước đó,
vào tháng 06/2022, Bruxelles đã trao cho Ukraina tư cách ứng viên. Để bước sang
được giai đoạn tiếp theo là mở đàm phán kết nạp, Ủy Ban Châu Âu ấn định 7 tiêu
chí mà Kiev phải đáp ứng, trong đó có chống tham nhũng trên diện rộng và cải
cách tư pháp. Theo AFP, trong chuyến công du Kiev bất ngờ vào cuối tuần trước,
chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen tỏ ra « tin tưởng » là
chính quyền Kiev có thể nhận được « quyết định lịch sử mở ra tiến
trình đàm phán gia nhập ngay năm nay (2023) » bởi vì
Ukraina đã hoàn thành « hơn 90% công việc ».
Thông
tín viên RFI Emmanuelle Chaze tại Kiev cho biết thêm về những nỗ lực chống tham
nhũng của Ukraina :
« Để
gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, Ukraina biết là phải nỗ lực chống tham nhũng. Tuy
có nhiều vụ tai tiếng ở Ukraina, ví dụ vụ một số bộ trưởng từ chức rồi đến các
vụ bắt giữ vì biển thủ công quỹ vẫn được đề cập trên trang nhất các báo, thì
cũng phải nói đến một số tiến bộ, như nhận định của Oleksandr Kalitenko, luật
gia của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International).
Ông
nói : « Rất nhiều việc đã được thực hiện, mở một cuốn sổ đăng ký cho
công chúng có thể truy cập, tái lập quy định bắt buộc các chính đảng phải báo
cáo về tài chính. Một biện pháp đáng ghi nhận khác là thông qua chiến lược chống
tham nhũng ở cấp liên bang. Quý vị thấy trên truyền thông có nhiều bài viết về
những nghi ngờ liên quan đến những chính khách, về một số vụ tai tiếng. Đó
là một dấu hiệu tốt, bởi vì sẽ nguy hiểm hơn nếu việc đó diễn ra trong im lặng ».
Ông
Kalitenko cũng như nhiều luật gia khác muốn các cơ quan chống tham nhũng được độc
lập hơn, đặc biệt là để tránh những can thiệp hoặc xung đột lợi ích, từ cơ quan
chống tham nhũng đến công tố viên được chỉ định, rồi tòa án cấp cao và cơ quan
phòng chống tham nhũng. Để làm được như vậy, tổ chức Minh Bạch Quốc Tế đã đề xuất
85 khuyến nghị mà chính phủ có thể lựa chọn xem xét hoặc không ».
G7
khẳng định tiếp tục hỗ trợ Ukraina
G7 hứa tiếp
tục « đoàn kết » để « kiên định » hỗ
trợ Ukraina chống cuộc xâm lược của Nga, « bất chấp tình hình thế
giới hiện nay », ý muốn nói đến cuộc xung đột Israel-Hamas. Theo thông
cáo ngày 08/11/2023 của bộ Ngoại Giao Nhật Bản, ngoại trưởng các nước G7 họp tại
Tokyo cũng khẳng định tiếp tục cùng nhau áp dụng « các biện pháp
trừng phạt nghiêm khắc » đối với Matxcơva, tăng cường nỗ lực tái
thiết Ukraina « trong trung và dài hạn », cũng như « nỗ
lực hướng tới một tiến trình hòa bình » với các đối tác quốc tế
khác.
---------------------------------
Các nội
dung liên quan
LIÊN HIỆP
CHÂU ÂU - UKRAINA
Từ
quy chế ứng viên cho Ukraina đến thành viên chính thức Liên Âu : Một con
đường dài
LIÊN HIỆP
CHÂU ÂU - UKRAINA
Liên
Hiệp Châu Âu họp thượng đỉnh để chính thức cấp quy chế ứng viên cho Ukraina
No comments:
Post a Comment