Trường
ĐH Duy Tân, trong công bố tháng 6/2023, đã nắm giữ vị trí số 1 Việt Nam tại
bảng xếp hạng của tổ chức Quacquarelli Symonds (QS). Tại bảng xếp hạng này,
Việt Nam có 5 đại diện lọt top 1.000, lần lượt là: Trường ĐH Duy Tân, Trường ĐH
Tôn Đức Thắng, ĐH Quốc gia TPHCM, ĐHQG Hà Nội và ĐH Bách khoa Hà Nội.
Bi
hài là ở chỗ, năm 2023, Trường ĐH Duy Tân tuyển sinh với điểm thi tốt nghiệp
THPT chỉ từ 14 điểm, tính cả điểm cộng ưu tiên, tức có thể 4 điểm 1 môn là đậu
được vào một trường đại học “số 1 Việt Nam”.
Rốt
cuộc, thật giả, trắng đen không biết đâu là lần.
Nếu
một trường đại học đi mua những bài báo khoa học (và những việc làm thiếu liêm
chính khác) về để tạo ra một hình ảnh lung linh với vị trí xếp hạng cao ngất,
đó là đang “làm hàng” để hút khách và bán đắt. Khách là sinh viên, hàng là chất
lượng giáo dục. Tóm lại, khách hàng lãnh đủ, và cuối cùng là nền giáo dục cũng
như xã hội cứ thế mà sống trong những ảo ảnh giữa một nền khoa học bết bát và
kinh tế trì trệ, xám xịt.
Chiếc
dạ dày của nhà khoa học bị bóp nghẹt đến muốn tắc thở, thế thì buộc phải mưu
sinh thôi. Nhưng có lẽ điều cần nói là ở chỗ khác: chính sách đầu tư cho giáo
dục và khoa học của nhà nước.
Hôm
qua tôi đọc một bài báo trên VNN, trong đó Giám đốc-GS Lê Quân cho biết, “ĐH
Quốc gia Hà Nội mỗi năm được ngân sách cấp khoảng 75 tỷ đồng cho các hoạt động
khoa học công nghệ, trong khi có gần 3.000 tiến sĩ, 6 viện nghiên cứu”. Thế thì
lấy gì mà đầu tư và phát triển khoa học? Nhà khoa học không đói mới lạ. Chất
lượng học hàm học vị ở Việt Nam đúng là có vấn đề, nhưng với đầu tư như thế thì
đòi hỏi gì cũng thành khó.
Nói
mới nhớ, để kiếm vài cái giải học sinh giỏi làm đẹp cho bộ mặt giáo dục mà
trường phổ thông chuyên Hưng Yên sẵn sàng được chi 7 tỉ đồng đấy. Cũng xin nhớ,
một trường chuyên “thường thường bậc trung” cũng sẽ được nhà nước rót về khoảng
vài ba chục tỉ mỗi năm, nhẹ như lông hồng.
Đầu
tư cho khoa học của Việt Nam là như thế, nhà khoa học đáng thương, nhưng cũng
đáng trách chứ? Mưu sinh là chính đáng nhưng vì mưu sinh mà làm đảo lộn các giá
trị và khiến lẫn lộn thật giả thì cũng thật đau lòng. Biết trách ai bây giờ...
Câu
“giáo viên sống được bằng lương” đến nay vẫn chỉ là khẩu hiệu, cũng như nhà
khoa học sống được bằng nghiên cứu vẫn chỉ giấc mơ.
Viết
đến đây lại thấy thương những người bạn của mình đang dạy đại học. Chữ nghĩa
đầy mình mà chạy ăn từng bữa, tệ hơn bà bán vé số...
Thái
Hạo
Hình,
làm hàng
https://www.facebook.com/photo/?fbid=731673225506366&set=a.225469346126759
.
.
No comments:
Post a Comment