Những người
gốc Việt bị truy tố trong vụ bạo loạn 6 tháng 1
Nhã
Duy
10/11/2023
https://baotiengdan.com/2023/11/10/nhung-nguoi-goc-viet-bi-truy-to-trong-vu-bao-loan-6-thang-1/
Đầu tuần tháng 11 này, tòa liên bang tại
Washington DC tiếp tục xử những người gốc Việt tham gia vụ bạo loạn ở tòa nhà
Quốc Hội.
Trước
khi đi vào từng trường hợp, có thể nhắc lại bốn tội danh hình sự mà phần lớn
những người tham gia vụ bạo loạn đã bị truy tố theo sau:
1. Xâm nhập và ở lại
trái phép trong toà nhà và khuôn viên cấm – Khoản 18 U.S.C. § 1752(a)(1), án tù
đến một năm tù giam hay 10 năm tù nếu có vũ khí hoặc gây thương tích cho người
khác và phạt tiền.
2. Hành vi gây mất trật
tự và quấy rối trong toà nhà và khuôn viên cấm – 18 U.S.C. § 1752(a)(2), án tù
đến một năm và phạt tiền.
3. Hành vi gây mất trật
tự bên trong Điện Capitol và trong khuôn viên Quốc Hội – 40 U.S.C. §
5104(e)(2)(D), án tù đến sáu tháng tù và phạt tiền.
4. Diễn hành, biểu tình
hoặc cản trở nghị sự bên trong Điện Capitol – 40 U.S.C. § 5104(e)(2)(G), án tù
đến sáu tháng tù và phạt tiền.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/11/2-5-1536x1536.jpeg
Ảnh
trên mạng
Antony Võ (Case # 1:21-cr-00509), một bị cáo gốc Việt
trong vụ án này là người đã cương quyết không nhận tội cho đến tận ngày xét xử
và liên tục nộp hồ sơ khiếu nại trong suốt thời gian xét xử. Bị cáo này đã bị
bồi thẩm đoàn 12 người đồng thuận là phạm tội với tất cả bốn tội danh vào ngày
22/9/2023. Antony đối diện bản án có thể đến 3 năm tù và sẽ bị Thẩm phán Tanya
S. Chutkan tuyên án vào ngày 18/12/2023 tới đây.
Với
Lê Ngọc Mai Nhi tại Illinois (Case # 1:23-cr-00317), bị cáo này không
nhận tội 4 tội danh bị truy tố trong lần hầu tòa vào ngày 4/10/2023 và được sắp
lịch hầu tòa vào ngày 8/11/2023 cũng với Thẩm phán Tanya S. Chutkan. Tuy nhiên
vào ngày 20/10/2023, bị cáo này đã đồng ý nhận tội, hai tội danh 3 và 4 bên trên
theo đề nghị thoả thuận nhận tội từ phía công tố, nhằm tránh bị đưa ra xét xử
và có thể bị cả bốn tội danh như Antony Võ. Lê Ngọc Mai Nhi sẽ bị tuyên án vào
ngày 26/2/2024.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/11/3-5.jpeg
Ảnh:
Cô Lê Mai Ngọc Nhi bên ngoài tòa nhà Quốc Hội, chuẩn bị vào bên trong vào ngày
bạo loạn 6/1/2021. Nguồn: Bộ Tư pháp Mỹ
Phía
công tố đề nghị đến 6 tháng tù giam và $5,000 tiền phạt cùng 5 năm quản thúc
cho mỗi tội danh, tức Lê Ngọc Mai Nhi có thể lãnh án đến một năm tù giam. Tuy
nhiên bản án cuối cùng còn phụ thuộc vào thẩm phán của vụ án. Nữ thẩm phán
Tanya S. Chutkan cũng là người đang xét xử vụ án Donald Trump, vốn là quan tòa
rất nghiêm trong các vụ án 6/1, đã phạt phần lớn các bị cáo mức án tù bằng hay
nặng hơn mức án do phía công tố đề nghị cho đến nay.
Cũng
trong tuần này, một ngày trước đó là ngày 7/11/2023, cả hai bị cáo gốc Việt
khác là Long Duong (aka Jimmy Hoang Duong) tại Massachusetts (Case #
1:23-cr-00219) và Julia Miller (aka Hong Ngo) tại Massachusetts (Case #
23-mj-00127) cũng đã nhận tội theo thỏa thuận với phía công tố trước thẩm phán
Dabney L. Friedrich. Cả hai đã đồng ý nhận tội danh số 1 và sẽ đối diện bản án
đến một năm tù và 100 ngàn đô la tiền phạt. Long Duong và Julia Miller sẽ bị
tuyên án vào ngày 26/2/2024.
Một
bị cáo gốc Việt khác là Fi Duong tại Washington DC (Case #
1:21-cr-00541) đã nhận tội hồi tháng 4 năm nay và sẽ bị Thẩm phán Paul L.
Friedman tuyên án vào ngày 5/12/2023. Fi Duong bị truy tố với tội danh nặng hơn
các bị cáo nêu trên, là do có hành vi cản trở, gây trở ngại cho nhân viên công
lực trong cuộc quấy rối dân sự theo điều khoản hình sự 18 U.S.C. § 231(a)(3),
người vi phạm có thể đối diện án tù đến 5 năm và bị phạt tiền đến 250,000 đô
la. Tuy nhiên dựa vào hồ sơ tội phạm và thoả thuận nhận tội, phía công tố ước
tính mức án có thể đến 6 tháng tù và $2,000-$20,000 tiền phạt. Nhưng, như đã
nói ở trên, bản án cuối cùng phụ thuộc vào thẩm phán của vụ án.
Tưởng
cũng nên nhắc lại, cựu cảnh sát viên tại Texas là Tâm Phạm (Case #
1:21-cr-00109) là người gốc Việt đầu tiên bị kết án 45 ngày tù trong vụ bạo
loạn 6 tháng 1.
Đến
Mỹ năm 1991, Tâm Phạm là viên cảnh sát có 18 năm thâm niên tại Sở Cảnh Sát
Houston, Texas. Ông bị mất việc, mất cả các quyền lợi hưu trí sau hành động
phạm pháp của mình, trong khi chỉ cần phục vụ thêm hai năm nữa là đủ điều kiện
nhận quyền lợi hưu trí trọn đời.
Trong
ngày bị tuyên án, Tâm Phạm đã gạt nước mắt trước toà, nhận mình đã “ngu xuẩn”
và nói rằng: “Tôi đã đánh mất danh dự và sự nghiệp của mình, mang lại sự xấu hổ
cho gia đình, nhất là các con tôi. Nước Mỹ đã cho tôi rất nhiều cơ hội. Tôi xin
lỗi vì những việc tôi đã làm” (*).
Các
bị cáo còn lại sẽ nói gì trước tòa?
______
No comments:
Post a Comment