Sự trỗi dậy của Trung Hoa đang đảo ngược
Ruchir
Sharma - The
Financial Times
DCVOnline dịch thuật
POSTED ON NOVEMBER 21, 2023
https://dcvonline.net/2023/11/21/su-troi-day-cua-trung-hoa-dang-dao-nguoc/
Hai năm qua tỷ lệ GDP toàn cầu của quốc gia này đã sụt
giảm lớn nhất kể từ thời Mao
Xi Jinping. Barria/Pool/AFP/Getty Images
Trong một bước ngoặt lịch sử, sự trỗi dậy của Trung Hoa như một siêu cường
kinh tế đang đảo ngược. Câu chuyện toàn cầu lớn nhất trong nửa thế kỷ qua có thể
đã kết thúc.
Sau khi trì trệ dưới thời Mao Trạch Đông trong những năm 1960 và 70,
Trung Hoa mở cửa với thế giới vào những năm 1980 — và cất cánh trong gần 40 năm
tiếp theo. Phần của nước này trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng gần 10 lần từ mức
dưới 2% năm 1990 lên 18,4% vào năm 2021. Chưa có quốc gia nào tăng trưởng nhanh
và nhanh đến vậy.
Sau đó, sự đảo ngược bắt đầu. Vào năm 2022, phần của Trung Hoa trong nền
kinh tế thế giới đã giảm đi một chút. Năm nay nó sẽ giảm đáng kể hơn, xuống còn
17%. Mức giảm 1,4% trong hai năm đó là mức giảm lớn nhất kể từ những năm 1960.
Những con số này được tính bằng đồng đô la “danh nghĩa” chưa được điều chỉnh
theo lạm phát — thước đo thể hiện chính xác nhất sức mạnh kinh tế tương đối của
một quốc gia. Trung Hoa đặt mục tiêu giành lại vị thế đế quốc mà nước này đã nắm
giữ từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 19, khi tỷ lệ sản lượng kinh tế thế giới của nước
này đạt đỉnh 1/3, nhưng mục tiêu đó có thể tuột khỏi tầm tay.
Sự suy tàn của Trung Hoa có thể tái lập trật tự thế giới Kể từ những năm
1990, tỷ lệ của quốc gia này trong GDP toàn cầu tăng và phần lớn lấy đi phần của
Châu Âu và Nhật Bản, hai nước có tỷ lệ ít nhiều ổn định trong hai năm vừa qua.
Khoảng trống mà Trung Hoa để lại phần lớn được Mỹ và những quốc gia mới nổi lấp
đầy.
Để so sánh điều này, nền kinh tế thế giới dự tính sẽ tăng thêm 8 ngàn tỷ
USD vào năm 2022 và 2023 lên 105 ngàn tỷ USD. Trung Hoa sẽ không góp phần nào
trong số tăng trưởng đó, Mỹ sẽ chiếm 45% và những quốc gia mới nổi chiếm 50%. Một
nửa tăng trưởng của những quốc gia mới nổi sẽ chỉ đến từ 5 quốc gia sau đây: Ấn
Độ, Indonesia, Mexico, Brazil và Ba Lan. Đó là một dấu hiệu nổi bật về sự thay
đổi quyền lực có thể xảy ra.
Hơn nữa, tỷ lệ sụt giảm của Trung Hoa trong GDP thế giới tính theo danh
nghĩa không dựa trên những nguồn độc lập hoặc nước ngoài. Những số liệu danh
nghĩa được công bố như một phần của dữ liệu GDP chính thức của họ. Vì vậy, sự
trỗi dậy của Trung Hoa đang bị đảo ngược bằng chính thành tích và số liệu của Bắc
Kinh.
Một lý do khiến điều này hầu như không được chú ý là hầu hết những người
phân tích đều tập trung vào tăng trưởng GDP thực, được điều chỉnh theo lạm
phát. Và bằng cách điều chỉnh lạm phát một cách sáng tạo, Bắc Kinh từ lâu đã cố
gắng báo cáo rằng tăng trưởng thực tế đang dần đạt được mục tiêu chính thức, hiện
ở mức khoảng 5%. Điều này lại dường như xác nhận câu chuyện chính thức hàng quý
rằng “phương đông đang trỗi dậy”.
Nhưng tốc độ tăng trưởng tiềm năng dài hạn thực sự của Trung Hoa – tổng số
công nhân mới gia nhập thị trường lao động và sản lượng của mỗi công nhân – hiện
ở mức 2,5%.
Không đủ số trẻ em đang diễn ra ở Trung Hoa đã làm giảm tỷ lệ dân số
trong độ tuổi lao động trên thế giới từ mức cao nhất là 24% xuống còn 19% và dự
tính sẽ giảm xuống 10% trong 35 năm tới. Với tỷ lệ công nhân trên thế giới ngày
càng giảm, tỷ lệ tăng trưởng sẽ nhỏ hơn là điều gần như chắc chắn.
Hơn nữa, trong mười năm qua, chính phủ Trung Hoa ngày càng can thiệp nhiều
hơn và những khoản nợ của nước này đối với một quốc gia đang phát triển ở mức
cao lịch sử. Những động lực này đang làm chậm lại tốc độ tăng trưởng năng suất,
được đo bằng sản lượng của mỗi công nhân. Sự kết hợp này – ít công nhân hơn và
tăng trưởng sản lượng của mỗi công nhân yếu ớt – sẽ khiến Trung Hoa gặp khó
khăn tột độ trong việc bắt đầu giành lại thị phần trong nền kinh tế toàn cầu.
Tính theo đồng đô la danh nghĩa, GDP của Trung Hoa đang có khuynh hướng
giảm vào năm 2023, lần đầu tiên kể từ khi đồng nhân dân tệ mất giá mạnh vào năm
1994. Do những hạn chế đối với tăng trưởng GDP thực tế, trong những năm tới, Bắc
Kinh chỉ có thể giành lại thị phần toàn cầu với mức tăng đột biến về lạm phát
hoặc giá trị của đồng nhân dân tệ — nhưng cả hai đều không có thể xẩy ra. Trung
Hoa là một trong số ít nền kinh tế bị giảm phát và nước này cũng phải đối phó với
tình trạng phá sản tài sản do nợ nần, thường dẫn đến sự mất giá của đồng nội tệ.
Giới đầu tư đang rút tiền ra khỏi Trung Hoa với tốc
độ kỷ lục, gây thêm áp lực lên đồng Nhân dân tệ. Người nước ngoài đã cắt giảm
12 tỷ USD đầu tư vào những nhà máy và dự án khác của Trung Hoa trong quý 3 — mức
giảm đầu tiên kể từ khi hồ sơ bắt đầu được ghi nhận. Người dân địa phương, những
người thường bỏ đi khỏi thị trường gặp khó khăn trước khi người nước ngoài bỏ
chạy, cũng đang rời đi. Giới đầu tư Trung Hoa đang đầu tư ra nước ngoài với tốc
độ nhanh bất thường và lùng sục khắp thế giới để tìm kiếm những giao dịch bất động
sản.
Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình trước đây bày tỏ sự tin tưởng tối cao rằng
lịch sử đang chuyển biến theo hướng có lợi cho đất nước ông và không gì có thể
ngăn cản sự trỗi dậy của nước này. Cuộc gặp của ông với Joe Biden và những giám
đốc điều hành Hoa Kỳ tại hội nghị thượng đỉnh tuần trước ở San Francisco đã gợi
ý về sự ôn hòa, hoặc ít nhất là một sự công nhận rằng Trung Hoa vẫn cần những đối
tác kinh doanh nước ngoài. Nhưng hầu như bất kể Tập Cận Bình có làm gì đi nữa,
tỷ lệ nền kinh tế quốc gia của ông trong nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ giảm
trong tương lai gần. Bây giờ nó là một thế giới hậu Trung Hoa.
Tác giả | Ruchir
Sharma là Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị của công ty Rockefeller
International.
© 2023 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại
bài từ DCVOnline.net”
Nguồn:
China’s rise is reversing | Ruchir Sharma | The
Financial Times | Nov 19, 2023
No comments:
Post a Comment