Đối
thoại nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27
RFA
2023.11.03
Văn phòng Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
vào ngày 2/11 phát đi thông cáo về đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ-Việt Nam lần thứ
27 vừa kết thúc tại Washington D.C.
Theo nội dung thông cáo, đối thoại Nhân quyền
Hoa Kỳ-Việt Nam lần thứ 27 được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 2 tháng 11 tại
Washington DC.
Cuộc đối thoại đề cập đến nhiều vấn đề liên
quan đến nhân quyền và quyền lao động, bao gồm tôn trọng quyền tự do ngôn luận
và tự do lập hội; tự do tôn giáo hay tín ngưỡng; pháp trị và cải cách luật
pháp; quản trị lĩnh vực an ninh; quyền của những người trong tình huống bị
thương tổn như những nhóm sắc tộc thiểu số, những người thuộc cộng đồng LGBT+,
người khuyết tật.
Thông cáo nêu rõ, theo Quan hệ Đối tác Chiến
lược Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam, việc thúc đẩy nhân quyền là một yếu tố thiết yếu
trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và là chìa khóa cho sự can dự mở rộng của
Hoa Kỳ với Việt Nam.
Trước đó, hôm 3/10/2023, Tổ chức Giám sát Nhân
quyền (HRW) kêu gọi Việt Nam cần khẩn cấp cải tổ quyền con người. Kêu gọi được
đưa ra trước kỳ kiểm điểm phổ quát định kỳ (universial Periodic Review- UPR) tại
Liên hiệp quốc lần thứ tư đối với Hà Nội dự kiến diễn ra vào năm tới.
Giám đốc Châu Á của HRW, bà Elaine Pearson,
nói rõ tình trạng đàn áp có hệ thống của chính phủ Việt Nam đối với các quyền
dân sự và chính trị đáng phải chịu sự trừng phạt nặng hơn nữa của các nhà tài
trợ quốc tế và các đối tác thương mại. Giới này đang nhìn theo cách khác trong
việc tăng tiến cái được xem là quyền lợi chiến lược; tuy nhiên họ cần nhận ra rằng
viêc thúc đẩy quyền con người thuộc lĩnh vực quyền lợi chiến lược của họ.
Theo HRW, từ năm 2019 đến năm 2023, cơ quan chức
năng Việt Nam truy tố ít nhất 139 người theo các điều luật hà khắc; những người
này chỉ lên tiếng chống bất công, phê phán chính phủ, hay ủng hộ cho những nhà
hoạt động khác.
====================================================
Mỹ đối thoại nhân quyền với
Việt Nam, hối thúc thả tù nhân lương tâm
VOA EXPRESS
04/11/2023
https://www.voatiengviet.com/a/7340882.html
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
yêu cầu phái đoàn Việt Nam đang tham gia Đối thoại Nhân quyền hãy phóng thích
các tù nhân lương tâm, trong đó có nhà báo Phạm Đoan Trang, đồng thời nới lỏng
các hạn chế đối với xã hội dân sự.
===================================================
Mỹ
hối thúc Việt Nam phóng thích Phạm Đoan Trang tại Đối thoại Nhân quyền thứ 27
03/11/2023
Một quan chức
cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ yêu cầu phái đoàn Việt Nam đang tham gia Đối
thoại Nhân quyền hãy phóng thích các tù nhân lương tâm, trong đó có nhà báo Phạm
Đoan Trang, đồng thời nới lỏng các hạn chế đối với xã hội dân sự. Washington nhấn
mạnh rằng nhân quyền sẽ là “yếu tố quan trọng cho sự can dự mở rộng của chúng
tôi với Việt Nam”.
https://gdb.voanews.com/01000000-c0a8-0242-f874-08dbdc6ad2a9_w650_r1_s.jpeg
Đối thoại
Nhân quyền Hoa Kỳ - Việt Nam lần thứ 27, ngày 1-2 tháng 11/2023. Photo: X
(Twitter) Under Secretary Uzra Zeya.
Việt Nam và Hoa Kỳ vừa tổ chức Đối thoại Nhân
quyền thường niên lần thứ 27 ở thủ đô Washington, DC, từ ngày 1-2 tháng 11, Bộ
Ngoại giao Mỹ cho biết trong một thông cáo hôm 2/11.
Ngay trong phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Ngoại
giao Mỹ Uzra Zeya phụ trách về An ninh dân sự, Dân chủ và Nhân quyền kêu gọi
phái đoàn Việt Nam do ông Phạm Hải Anh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại
giao, dẫn đầu, rằng Hà Nội hãy trả tự do cho các tù nhân lương tâm.
Bà Zeya nói trong bài diễn văn được Bộ Ngoại
giao Mỹ đăng trên trang web chính thức:
“Chúng tôi kêu gọi quý vị trả tự do cho các tù
nhân lương tâm, như bà Phạm Đoan Trang, một nhà báo ôn hòa, vẫn còn bị giam cầm
dù tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi”.
Nhà ngoại giao Mỹ được Tổng
thống Joe Biden bổ nhiệm vào năm 2021 nhấn mạnh: “Việc làm của bà Trang và các
nhà báo khác rất cần thiết để xây dựng một xã hội thịnh vượng và kiên cường. Họ
giúp xác định và giúp cộng đồng địa phương có tiếng nói trong việc giải quyết
các thách thức như ô nhiễm môi trường, tham nhũng và tiếp cận các nguồn lực
công”.
Ngoài ra, bà Zeya còn kêu gọi Việt Nam giảm bớt
những “hạn chế quan liêu nặng nề” đối với xã hội dân sự, thúc đẩy hệ sinh thái
kỹ thuật số tôn trọng quyền tự do ngôn luận và tạo môi trường thuận lợi cho các
tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức xã hội trong và ngoài nước.
Trong một thông cáo báo chí hôm 2/11, Bộ Ngoại
giao Mỹ cho biết cuộc Đối thoại Nhân quyền này đề cập đến nhiều vấn đề liên
quan đến nhân quyền và quyền lao động, bao gồm tôn trọng quyền tự do ngôn luận
và tự do lập hội; tự do tôn giáo hay tín ngưỡng; thượng tôn pháp luật và cải
cách pháp luật; quản trị lĩnh vực an ninh; và quyền của các thành viên thuộc
nhóm dân số bị thiệt thòi, bao gồm thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số,
người LGBTQI+ và người khuyết tật, cũng như các trường hợp cá nhân cần quan tâm.
“Theo Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Hoa
Kỳ-Việt Nam, việc thúc đẩy nhân quyền là một yếu tố thiết yếu trong chính sách
đối ngoại của Hoa Kỳ và là yếu tố quan trọng cho sự can dự mở rộng của chúng
tôi với Việt Nam”, văn phòng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. “Chúng
tôi cam kết tiếp tục thảo luận thẳng thắn và dựa trên kết quả với chính phủ Việt
Nam về vấn đề này”.
Trước đó, trong bài phát biểu của mình, bà
Zeya nhắc đến tuyên ngôn độc lập của hai nước, mà bà cho là hai nước “có tầm
nhìn chung” bao gồm cam kết về tôn trọng nhân quyền. Bà nói: “Cả hai đất nước
chúng ta đều được thành lập dựa trên ý tưởng rằng tất cả mọi người trên trái đất
này đều bình đẳng từ khi sinh ra và tất cả mọi người đều có những quyền cơ bản
nhất định - quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi ngay yêu
cầu bình luận của VOA về phát biểu của Thứ trưởng Zeya và phát biểu của người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ.
VIDEO :
Việt
Nam nói Phạm Đoan Trang ‘hoạt động lật đổ chính quyền’, ‘không phải nhà báo’
Ý kiến của giới hoạt động
Vào tháng 9, khi Tổng thống
Biden thăm Hà Nội và nâng cấp quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lên tầm
Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, giới hoạt động và các tổ chức nhân quyền
kỳ vọng rằng chính quyền Việt Nam sẽ phóng thích bà Phạm Đoan Trang, người đang
thụ án 9 năm tù với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”. Tuy nhiên, điều này
đã không xảy ra. Thay vào đó, cho đến nay, phía Việt Nam đã phóng thích nhà hoạt
động tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển và cho đi sống lưu vong ở Đức, trả tự do trước
thời hạn cho nhà hoạt động môi trường Mai Phan Lợi, và cho phép luật sư nhân
quyền Võ An Đôn đến Mỹ tị nạn.
Ông Phil
Robertson, Phó Giám đốc châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân
quyền (HRW) hôm 3/11 nêu nhận định với VOA sau bài phát biểu bà Zeya: “Thứ trưởng
Ngoại giao Uzra Zeya tỏ ra ảo tưởng khi cho rằng có bất kỳ “tầm nhìn chung” nào
giữa Hà Nội với Hoa Kỳ về nhân quyền ở Việt Nam và khu vực. Thực tế là Việt Nam
đang đối xử với các tù nhân chính trị như những con bài mặc cả, và cô Phạm Đoan
Trang, bạn tôi, đang bị coi như một trong những món hàng có giá trị nhất đó”.
“Vấn đề cơ bản là Hoa Kỳ dường như chưa sẵn
sàng loại bỏ những điều đã hứa trong các phần khác của mối quan hệ đó nếu như
Việt Nam không nhượng bộ về nhân quyền”, ông Robertson viết qua email.
“Chương trình nghị sự về nhân quyền một lần nữa
lại bị “bỏ lại ở nhà”, bị chuyển sang một cuộc họp lớn ở Washington, nơi diễn
ra những bài phát biểu như thế này, thay vì lồng ghép vào tất cả các khía cạnh
của mối quan hệ song phương”, ông nói thêm. “Tôi cũng muốn thấy cô Trang được
thả như bất kỳ ai, nhưng điều đó sẽ đòi hỏi những cuộc đàm phán cốt lõi với Hà
Nội vượt xa những gì mà một cuộc ‘đối thoại song phương’ thỉnh thoảng như thế
này có thể đạt được”.
Nhà báo tự
do JB Nguyễn Hữu Vinh, Phó Chủ tịch Hội nhà
báo Độc lập Việt Nam, nêu nhận định với VOA về lời kêu gọi của Thứ trưởng Zeya:
“Tôi nghĩ đó là lời kêu gọi cần thiết, và đấy
là những hành động cần thiết mà thế giới cần phải hành động để cho tù nhân
lương tâm, đặc biệt là như nhà báo Phạm Đoan Trang, là những người đã phải chịu
án hết sức vô lý khi mà họ sử dụng các quyền được Hiến pháp và luật pháp Việt
Nam luôn luôn kêu gọi rằng họ được tự do và được bảo vệ.
“Đấy là người nói lên tiếng nói một cách rất
rõ ràng, không có ý đồ thù địch, hoặc bất cứ một cái gì cả, những tiếng nói đó
để làm cho đất nước, làm cho xã hội tiến bộ lên và tốt đẹp hơn lên mà thôi”.
Tuy nhiên, ông Vinh nhận định rằng với những lời
kêu gọi suôn thì vẫn chưa đủ, mà Washington cần phải hành động mạnh và có “biện
pháp nhất định” để gây sức ép với Việt Nam về nhân quyền.
Trước khi đối thoại nhân quyền diễn ra, hôm
30/10, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper có chuyến công du đến quận Cam ở
bang California, nơi có đông đảo người gốc Việt sinh sống. Tại đây, Đại sứ
Knapper cùng với Dân biểu Lou Correa tới thăm chùa Bảo Quang và nhà thờ Đức Mẹ
La Vang và trao đổi về tự do tôn giáo, theo trang Facebook của Đại sứ quán Hoa
Kỳ tại Hà Nội.
Trang này nói rằng “Tự do tôn giáo và tín ngưỡng
là giá trị cốt lõi của nước Mỹ - được ghi lại trong Tu chính án thứ nhất Hiến
pháp Hoa Kỳ”.
Tại thành phố Los Angeles, ông Knapper cũng gặp
gỡ Dân biểu Michelle Steel, đồng chủ tịch Uỷ ban Việt Nam tại Quốc hội Mỹ, người
liên tục vận động chính quyền Hoa Kỳ can thiệp mạnh mẽ để Việt Nam phóng thích
bà Trang.
Uỷ ban Việt Nam tại Quốc hội Mỹ vào tháng
5/2023 đã giới thiệu một dự luật lưỡng đảng nhằm buộc các quan chức Việt Nam phải
chịu trách nhiệm vì “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”.
Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay luôn bác
bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền, cho rằng các quyền căn bản của công dân
luôn được “đảm bảo”.
VIDEO :
Mỹ
đối thoại nhân quyền với Việt Nam, hối thúc thả tù nhân lương tâm | VOA Tiếng
Việt
https://www.youtube.com/watch?v=BWAlwfcSByk
No comments:
Post a Comment