Trung
Quốc vào Hội Đồng Nhân Quyền: LHQ chọn kẻ đốt nhà đi chữa cháy
Tú
Anh -
RFI
Đăng
ngày: 14/10/2020 - 15:19Sửa đổi ngày: 14/10/2020 - 15:23
Chuyện ngược đời trong quan hệ quốc tế. Dù
không có một chính sách nào nhân đạo với người dân trong nước, một số chế độ phản
dân chủ lại được chiếc ghế thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Sự
kiện Nga và nhất là Trung Quốc được tái đắc cử trong cuộc bầu phiếu hôm
13/10/2020 được hiểu như thế nào ?
Người Tây Tạng lưu
vong tại Ấn Độ biểu tình lên án Trung Quốc trấn áp cộng đồng các sắc tộc thiểu
số, ngày 01/10/2020, tại Dharamsala, Ấn Độ. AP - Ashwini Bhatia
Cho kẻ đốt nhà đi chữa cháy
« Bầu những chế độ độc tài này như là những thẩm
phán của Liên Hiệp Quốc vì nhân quyền thì không khác gì cho một băng đảng đốt nhà gia nhập lực lượng
cứu hỏa ». Trên đây là bình luận đầy phẫn nộ của Hillel Neuer,
người điều hành hiệp hội UN Watch, một tổ chức phi chính phủ đặc trách theo dõi
việc tôn trọng Hiến Chương Liên Hiệp Quốc về nhân quyền của các thành viên Liên
Hiệp Quốc.
Đúng như tiên liệu và bất
chấp các chiến dịch khuyến cáo, Nga, Cuba, Trung Quốc… được tái tín nhiệm thêm
ba năm nữa. Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, được thành lập vào năm 2006, với
47 thành viên, nhiệm kỳ ba năm và bầu lại một phần ba mỗi ba năm, với sứ mệnh
phát huy và bảo vệ nhân quyền, từ nay bị các chế độ độc tài bắt làm con
tin.
Sự kiện Trung Quốc được bầu
lại là bằng chứng cụ thể nhất : Đàn áp thẳng tay ở Tân Cương và Tây Tạng,
chế độ Bắc Kinh vẫn được tái đắc cử thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp
Quốc cho dù mất nhiều phiếu.
Chính quyền Matxcơva hay
La Habana không tốt đẹp gì, nhưng trong cuộc bỏ phiếu hôm qua, chia theo từng
khu vực, Nga và Cuba không có đối thủ.
Trái lại, Trung Quốc nằm
trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, với 4 ghế phải đua chen ráo riết. Thế
nhưng, qua chiến thuật vận động sau hậu trường, theo hướng đôi bên cùng có lợi,
theo báo Pháp Le Figaro, Trung Quốc đã tạo được một liên minh gồm các chế độ mà
phúc lợi của người dân không phải là mục tiêu đi tới, và cô lập, loại trừ mọi đối
thủ khác.
Chính sách cài người và
cùng hội cùng thuyền
Từ năm 2014, chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ thị cho các quan chức cao cấp tranh các chức vụ
điều hành ở các tổ chức quốc tế để lèo lái theo chính sách của Trung Quốc. Thứ
trưởng công an Mạnh Hoành Vĩ làm chủ tịch cảnh sát quốc tế Interpol ở
Lyon, rồi bị « mất tích » tại Bắc Kinh, có lẽ vì không tuân thủ
lệnh này.
Nhờ có tay trong nên Trung
Quốc mới đạt được yêu cầu trục xuất Đài Loan ra khỏi Tổ Chức Y Tế Thế Giới.
Đến tháng 04/2020, Trung
Quốc thành công đưa người của họ (đại sứ Tương Đoan - Jiang Duan) vào ban chấp
hành Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, chỉ có 5 người, đặc trách tuyển chọn
nhân sự đi điều tra các vụ vi phạm nhân quyền đó đây trên thế giới.
Thấy được âm mưu làm thay
đổi giá trị phổ quát của nhân quyền và phương châm hành động của định chế
nhân quyền Liên Hiệp Quốc của Trung Quốc và Nga, chính quyền Washington
rút lui và đang xây dựng một dự án mới, nhưng không được các tổ chức phi chính
phủ ủng hộ vì nhãn quan của Mỹ đặt trên giá trị tôn giáo.
Lãnh đạo Liên Hiệp Quốc phớt lờ
nhưng Trung Quốc phải trả giá
UN Watch đã kêu gọi thẳng
tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guteres và Cao ủy Nhân quyền Michèle
Bachelet về trường hợp của Trung Quốc.
Khi được nhật báo Pháp La
Croix đặt câu hỏi, bà Michèle Bachelet viện lý do là « trong Đại Hội Đồng
Liên Hiệp Quốc có nước dân chủ nhiều có nước không. Điều quan trọng là phải có tất
cả cùng tham gia làm việc chung ».
Tuy nhiên, cho dù Trung
Quốc có thủ đoạn đến đâu, thực tế đang làm cho chế độ Tập Cận Bình mất uy tín.
Trong cuộc bầu cử ngày hôm qua, Trung Quốc được 139 phiều ủng hộ nhưng mất đến
41 phiếu so với lần bầu vào năm 2016. Ngay những nước có tiếng ít quan tâm đến nhân
quyền như Pakistan và Ouzbekistan mà còn hơn Trung Quốc đến 30 phiếu.
Tân Cương, Tây Tạng, Hồng
Kông, Covid-19 là những thất bại lớn của Bắc Kinh.
Vào ngày 05/10/2020, một
tuyên bố tố cáo Trung Quốc đàn áp nhân quyền ở Tân Cương do Đức đề xuất được 39
nước ủng hộ, thêm 16 nước so với sự kiện tương tự một năm trước. Theo nhận định
của Louis Charbonneau, điều hành tổ chức Human Rights Watch tại Liên Hiệp
Quốc : Ngày càng có nhiều nước cảm thấy « bất an » trước
tình trạng nhân quyền của Trung Quốc.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Mỹ
Trung đấu khẩu dữ dội về chính sách triệt sản người Duy Ngô Nhĩ
Trung
Quốc và Nga được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ
Tại
Liên Hiệp Quốc, 39 nước lên án mạnh mẽ Trung Quốc vi phạm nhân quyền
No comments:
Post a Comment