Trump đưa ra lời khuyên hiểm độc. Nỗi sợ dịch COVID-19 đã giúp
chúng ta kiểm soát được nó
Kaleigh
Rogers - FiveThirtyEight
Người dịch: Tegan Trần
07/10/2020
https://www.the-interpreter.org/post/trump-dua-ra-loi-khuyen-hiem-doc
Translated from Trump Is Giving Dangerous Advice. Being Afraid Of COVID-19 Has
Helped Us Control COVID-19
Kaleigh
Rogers, ngày 5 tháng 10, 2020
Nhà Trắng nỗ lực chứng
minh rằng Tổng thống Trump đã không lo lắng gì về dịch COVID-19, trong tấm ảnh
được công bố, cho thấy rằng ông ấy vẫn làm việc khi bị nhiễm COVID-19. Hình: TIA DUFOUR / THE WHITE HOUSE VIA GETTY
IMAGES
Tổng thống đã tuyên bố xuất
viện từ Trung tâm Quân Y Quốc gia Walter Reed vào buổi chiều thứ Hai, trên
Twitter:
Một câu nói nổi bật trong đó: “Đừng lo sợ dịch Covid.”
Sau khi thông báo rằng ông ấy sẽ rời khỏi bệnh viện để tiếp tục điều trị
COVID-19, Tổng thống Trump đã lên tiếng nói rằng đừng sợ đại dịch dù nó đã giết chết hơn 209,000 mạng sống của người dân Hoa Kỳ và đã lây nhiễm hơn bảy
triệu người. Có cả một câu chuyện dài của vị tổng thống Hoa Kỳ khẩn nài người
dân ủng hộ ông đừng nên sợ hãi. Nhưng trong trường hợp này, Trump đang đưa ra lời
khuyên hiểm độc.
Nỗi sợ là lẽ đương nhiên
khi đối mặt với dịch bệnh gây tử vong cao nhất thế kỷ. Đó cũng là điều cần thiết.
Nỗi sợ thúc đẩy bản thân chúng ta tìm hiểu về cách thức lây lan của virus nhiều
nhất có thể, và nỗi sợ có thể khiến chúng ta thực hiện những thao tác phòng ngừa
cần thiết nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Nếu chúng ta không thừa nhận thực tế đáng sợ của dịch bệnh này, chúng ta có thể không đủ
động lực để hành động một cách có trách nhiệm nhằm giảm bớt sự lây lan. Cố tình gạt bỏ nỗi sợ hãi sẽ khiến
cho mọi người gặp nguy hiểm.
Thời kỳ đầu của dịch bệnh,
phần lớn các nỗi sợ đã được nhen nhóm bằng sự hiểu biết tối thiểu. Những cách
thức mà chúng ta đã áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan khá là hạn chế và không
hiệu quả. Chúng ta biết là rửa tay và hạn chế chạm vào mặt là một ý hay, nhưng
chúng ta cũng nhanh chóng nhận ra rằng những bước đơn giản đó vẫn chưa đủ.
Vào thời điểm mà lệnh
phong toả đầu tiên của các bang đang bắt đầu thuyên giảm, các nhà nghiên cứu đã
biết thêm nhiều về cách thức lây lan của COVID-19. Nhờ vào sự nghiên cứu khoa học
nhiệt tình, chúng ta biết được rằng người bị nhiễm có thể lan truyền virus thậm chí trước khi họ có
triệu chứng của dịch bệnh. Chúng ta biết được rằng các phân tử nhỏ bé trong không khí có thể truyền virus như những
giọt lớn và ướt hơn mà chúng ta đã biết có nguy cơ mang dịch bệnh. Và chúng ta
đã phát hiện ra rằng khẩu trang có thể giảm tỷ lệ số lượng các phân tử chứa đầy
virus mà một cá thể thở ra và hít vào. Chúng ta cũng đã nhận ra rằng con virus
này không nguy hiểm chết người như suy đoán lúc ban đầu, và một số phương thức lây truyền, chẳng hạn như trên bề mặt đồ
vật, đã không phải là một mối đe dọa lớn. Chúng ta đã biết trước được những điều
chúng ta nên và không nên làm.
Để được trang bị với tất
cả thông tin này, các chuyên gia sức khỏe cộng đồng có thể đưa ra các lời
khuyên về chính xác những gì cá nhân và cộng đồng có thể làm để tránh lây nhiễm
và lây lan virus. Giữ khoảng cách 6 feet (2 mét) giữa bản thân với những người
không cùng gia cư. Đeo khẩu trang mỗi khi đang ở nơi công cộng. Rửa tay (luôn
là một ý hay) và cố gắng hạn chế ra khỏi nhà. Những hướng dẫn này được khuyến
khích bởi Trung tâm Kiểm Soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vô số các tổ chức y tế địa
phương và, vâng, ngay cả Toà Bạch Ốc nữa.
Và bằng chứng hiển nhiên
chúng ta có cho thấy rằng những hành động đơn giản này có hiệu quả. Một nghiên
cứu hồi tháng 6 vừa qua được công bố trên tạp
chí Nature đã ước tính khoảng 60 triệu ca nhiễm COVID-19 đã được tránh khỏi
nhờ vào cách ly xã hội và nỗ lực phong tỏa. Và các dự án mô hình hóa dữ liệu về dịch bệnh mà hàng chục
ngàn sinh mạng có thể được cứu sống với sự áp dụng rộng rãi của cách ly xã hội
và việc đeo khẩu trang.
Thông điệp đừng nên sợ
virus của tổng thống khá là nguy hiểm nếu như điều đó khuyến khích người dân
Hoa Kỳ gạt bỏ những việc họ đang làm chính vì họ sợ virus. Và điều đó ám chỉ tất
cả chúng ta. Hãy nghĩ về những người nhân viên trong chợ/siêu thị phải xếp hàng
trên kệ trong lúc hàng chục người lạ lướt qua, hoặc người y tá phải đến bệnh viện
hằng ngày tiếp xúc với bệnh nhân, và khá nhiều trong số họ có thể bị nhiễm dịch
COVID-19. Nếu không có nỗi sợ hãi về những gì dịch bệnh này có thể ảnh hưởng đến
bản thân, ắt hẳn sẽ có ít động lực nhằm để bảo vệ bản thân.
Dĩ nhiên rằng khá là dễ
dàng để cảm thấy an toàn khi bản thân là tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng đó không phải
là thực tế mà chúng ta đang sống ngày qua ngày. Trong thực tế của chúng ta, nỗi
sợ là lý trí, và điều đó thúc đẩy chúng ta hành động. Bằng cách nói với chúng
ta rằng không có gì phải sợ, Trump vừa phớt lờ nỗi khổ của hàng triệu người dân
Hoa Kỳ, vừa tiếp thêm động lực cho những người phủ nhận sự sợ hãi. Bản thân của
nỗi sợ không tác dụng gì. Nhưng chối bỏ thực tế cũng không phải là giải pháp.
Kaleigh Rogers là phóng
viên của FiveThirtyEight về mảng khoa học, chính trị và công nghệ.
Người dịch: Tegan Trần
Biên tập: Khanh (Vy) Le
No comments:
Post a Comment