Phải
hiểu trẻ mới dạy được trẻ
12/10/2020
https://baotiengdan.com/2020/10/12/phai-hieu-tre-moi-day-duoc-tre/
Đã có rất nhiều bài phản biện về bộ sách Tiếng Việt của các nhà giáo dục
này. Trong một đất nước, những người gọi là những “nhà giáo dục” thường được
đặt vào một vị trí cao nhất trong bậc thang về trí tuệ, uy tín, kiến thức, bởi
họ là những người sẽ giúp những đứa trẻ có được những kiến thức sơ khởi, những
nền tảng về nhân cách.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/0-84.jpg
Những người tham gia biên soạn bộ sách Tiếng
Việt lớp 1. Ảnh trên mạng
Tất nhiên, trong ấy có vai trò của cha mẹ nhưng trong một xã hội phát
triển, khi con người có sự phân công lao động rõ ràng, mỗi người có một chuyên
môn sâu, riêng, thì kì vọng sự giáo dục tử tế cho trẻ từ những nhà giáo dục là
điều đương nhiên.
Tôi đã cố không xúc phạm ông chủ biên của bộ sách này, bởi ông là người
đã từng có những phản biện xã hội khá tốt nhưng qua việc ông Thuyết phản ứng
với phản hồi của xã hội về bộ sách do ông là chủ biên thì tôi phải nói thẳng.
Đáng nhẽ ra, nếu các ông các bà là những người làm giáo dục tử tế, có
kiến thức chuyên sâu về giáo dục thì chúng tôi, những người làm trong ngành
khác không phải rơi vào trạng thái hoang mang, ngỡ ngàng và tức giận như thế
này.
Con em chúng tôi là những gì quý báu của cuộc đời chúng tôi, bỗng dưng
trở thành đồ thí nghiệm của các vị. Chúng là những tâm hồn trong trắng, đáng
nhẽ phải được ghi vào những gì đẹp nhất, thơ mộng, dịu dàng nhân bản nhất, thì
lại bị bơm vào đầu những từ vớ vẩn, những câu chuyện dở dang, thông điệp nửa
vời, rất dễ gây hiểu lầm cho những đứa trẻ.
Tôi biết ông Thuyết nói là có phần hai để hoàn chỉnh câu chuyện nhưng một
đứa trẻ 6 tuổi thì làm sao có thể nhớ phần một câu chuyện thế nào để học phần
hai.
Một dự án để ra một bộ sách thế này có phải ít tiền đâu, các vị đầy những
chức danh, học hàm học vị cao ngất ngưởng ở đất nước này mà kết quả công việc
của các vị không hề tương xứng chút nào, nó như bãi mèo mửa khiến cả xã hội
hoang mang, bất lực và tức giận.
Sau những trạng thái ấy là nỗi buồn. Buồn bởi các vị là những nhà giáo
dục cho những đứa trẻ của chúng tôi mà như thế, vậy các vị sẽ dạy được gì cho
chúng?
Rồi chúng sẽ học được tính cẩu thả, vô trách nhiệm, sự ù xoẹ gật đầu bè
phái để có được đồng tiền đáng xấu hổ?
Tôi phát sợ với những ý tưởng
cải cách của các vị, càng cải cách càng khốn nạn, càng cải cách càng lộ sự ô
trọc của cả hệ thống.
Tiêu chí đặt ra với lớp một là hãy để trẻ biết đọc biết viết, biết làm
tính với mấy con số một cách đơn gỉản nhất. Đừng đột ngột cướp đi tuổi thần
tiên của chúng, đừng biến các ông bố bà mẹ thành quỷ dữ khi phải kèm con học,
làm thế các vị đã mang tội ác với những đứa trẻ và nói rộng ra là với cả dân
tộc này.
Người dạy trẻ việc đầu tiên là phải hiểu trẻ, phải đặt mình vào góc nhìn,
tâm lý của trẻ, không thể mang tâm thế của mấy con quỷ hám tiền rồi vẽ vời nhảm
nhí thành sách rồi gọi đấy là cải cách được.
Tôi vừa viết vừa
phải nén giận, nói thật là tôi chỉ muốn một câu ngắn gọn là các vị chết đi để chúng tôi được
nhờ. Toàn bộ cuốn sách Tiếng
Việt ấy chỉ cần duy nhất một cá nhân có tâm, có tầm, hết lòng yêu thương trẻ nhỏ,
hết lòng yêu tiếng Việt là có thể cải thiện được cho tốt lên chứ không phải hô
hào chiêng trống ầm ĩ để tiêu tiền ngân sách.
Khi đã ăn hại thì cả nghìn người vẫn ăn hại, bởi đơn giản là chẳng kẻ nào
quan tâm tới chất lượng mà chỉ nghĩ đến miếng bánh mình thu về to hay nhỏ mà
thôi.
No comments:
Post a Comment