Saturday, October 10, 2020

KHI PHƯƠNG NGỮ KHÔN LỎI THÀNH GIÁO KHOA (Báo Sạch)

 


KHI PHƯƠNG NGỮ KHÔN LỎI THÀNH GIÁO KHOA   

Báo Sạch

00:14  10/10/2020   

https://www.facebook.com/BaoSachOfficial/posts/378380870193756

 

Những từ ngữ trong sách lớp 1 toàn là những thứ của người nhà quê Bắc bộ.

 

Trí thức Bắc Hà không ai dùng từ đánh chén, tợp, đớp để chỉ việc ăn uống thô tục đến vậy. Không tin cứ đọc ông Vũ Bằng, ông Thạch Lam, Nguyễn Tuân... sẽ thấy họ ăn uống lịch thiệp thế nào.

 

Và cũng không ai thể hiện sự từ chối bằng "chả" như bây giờ.

 

Bỏ qua chuyện ngôn ngữ thì thứ nguy hại hơn chính là nội dung dạy trẻ con thói khôn lỏi hòng kiếm chút lợi ích, thậm chí trái với những nguyên tắc pháp lý thông thường. Thử nghĩ xem, con trẻ chúng ta học được gì từ miếng mỡ là tài sản hợp pháp của quạ. Chó dùng mưu "khen cho chết", rằng quạ hát hay để tước đoạt quyền tài sản của quạ.

 

Bài học rút là ranh như chó hay khôn như quạ, bằng cách bàng quan trước khen chê hòng giữ miếng ăn? Tôi không tin Lafonten, nhà văn ngụ ngôn vĩ đại của nhân loại dành những chuyện của mình cho trẻ lên 6!

 

Và tôi cũng rất tiếc cho cách dùng từ của Sài Gòn đã mất đi rất nhiều. Ví dụ như phi trường Tân Sơn Nhứt được thay bằng Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, hay Trường Tiền ngoài Huế được thay bằng Tràng Tiền...

 

Trường là bãi, là bãi đúc tiền của nhà Nguyễn. Đọc và viết qua Tràng thấy... kỳ kỳ.

 

Tương tự vậy, hôn trường là nơi tổ chức hôn lễ, đổi qua... hôn tràng là thấy... ghê chết.

 

Các phóng viên ngoài Bắc vô phỏng vấn trẻ con miền Nam cứ hỏi bố cháu đâu. Đứa trẻ hồn nhiên nói con không có bố, con có ba thôi... Ngôn ngữ hành chính hóa giải tuyệt vời cho tình huống này bằng từ cha!

 

Tôn trọng phương ngữ là thái đ̂ cần thiết để đảm bảo các thiết chế văn hóa địa phương được bình đẳng. Nhất là khi việc chuẩn ngôn ngữ ấy đi vào giáo khoa!

 

Đem thứ ngôn ngữ nhà quê thô tục vô sách giáo khoa càng cho thấy Việt Nam không có quý tộc, kéo dân tộc xuống tầm tồn tại, mãi loay hoay với miếng ăn và tiểu xảo kiếm ăn...

 

Gần như chưa thấy dân tộc Việt rất Kinh có một nghi thức trang trọng trong ẩm thực. Những gì được thấy chỉ là những vành miệng bóng mỡ ngồm ngoàm và một cây tăm chóp chép như chơi đàn trên răng vượt vỹ tuyến?

 

Rất khó để đòi hỏi một dân tộc từ khi sinh ra đã học ăn trước khi học nói rồi đến lúc chết chén cơm đầy để đầu giường vượt qua thói thường vật chất.

 

Nhưng, ít ra chúng ta có thể thay đổi nó, tối thiểu là không đánh chén, tợp, đớp hằn lên sách giáo khoa như cách dập nổi hàng chữ cho người ta biết mũ bảo hiểm!

 

Tôi nghĩ chừng nào chưa đổi được tư duy này thì có đổi nhà xuất bản Giáo dục bằng hàng triệu nhà xuất bản khác trên toàn thế giới cũng không khác gì...

 

THANH NHÃ

#baosach

#sachgiaokhoa

 

181 BÌNH LUẬN  

 

 

 

 

 

 


No comments: