Friday, October 9, 2020

CÁCH HÀNH SỬ THIẾU NHÂN VĂN và PHÁP LUẬT CỦA UBND TP CAM RANH, KHÁNH HÒA (Lâm Nguyễn)

 


 

Cách hành xử thiếu nhân văn và pháp luật của UBND TP Cam Ranh, Khánh Hòa

Lâm Nguyễn

09/10/2020

https://baotiengdan.com/2020/10/09/cach-hanh-xu-thieu-nhan-van-va-phap-luat-cua-ubnd-tp-cam-ranh-khanh-hoa/

 

Đã mấy tháng nay, giáo viên trường Thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa nói riêng và giáo viên toàn thành phố nói chung, ăn không ngon và ngủ không yên vì bị dôi dư,

Ví dụ như trường THCS Nguyễn Trọng Kỷ: Năm học 2019-2020 trường biên chế 36 lớp, năm trước đó 2018-2019 là 42 lớp. Nhưng năm nay 2020-2021 theo chỉ đạo biên chế chỉ còn 28 lớp. Một lớp đông đến nỗi người dạy không thể nói đủ to cho học sinh nghe, phòng thực hành không đủ chỗ cho học sinh ngồi.

 

Trường dư ra 11 giáo viên không biết đi đâu, về đâu, toàn thành phố nơi nào cũng dư. Vậy tại sao những năm trước không có kế hoạch mà giờ phải dôi dư?

 

Ai làm kế hoạch? Ai chịu trách nhiệm?

 

Theo công văn số 867/ ngày 2 tháng 10, của Phòng Giáo dục Cam Ranh, Hiệu trưởng yêu cầu xếp loại theo số năm công tác về trường, vậy những người đã công tác hải đảo, miền núi, vùng khó khăn lần nữa lại phải ra đi cho những ai ở lại.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/1-21.png

Ảnh chụp trang đầu của công văn gồm 3 trang

 

– Có lẽ Trường THCS Nguyễn Trọng Kỷ không thuộc TP Cam Ranh; TP Cam Ranh không thuộc Tỉnh Khánh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa không thuộc Việt Nam nên giáo viên giảng dạy ở trường khác, huyện khác, tỉnh khác thì không được xếp là giáo viên. Chỉ dạy tại THCS Nguyễn Trọng Kỷ thì mới được xem là giáo viên.

 

– Tất cả các trường dôi dư đều ở trung tâm đất liền. Giáo viên ra trường muốn về các trường này đều “con ông cháu cha”, hoặc có tiền thế lực, quan hệ quen biết. Tất nhiên những giáo viên như vậy sẽ có thời gian công tác tại trường lâu hơn những người đã phục vụ miền núi, hải đảo, vùng khó khăn. Và đến hôm nay dôi dư mà theo tiêu chuẩn thời gian công tác tại trường thì bất công lần nữa lại đến những người thấp cổ bé họng.

 

– Giáo dục TP Cam Ranh đã lần nữa làm nên bất công.

 

– Điển hình như 1 giáo viên tiếng Anh tại THCS Chu Văn An, có hoàn cảnh vô cùng khó khăn: 1 mẹ già và 1 con nhưng đã ở hải đảo hơn 10 năm mới về đất liền với mẹ, chưa tới 3 năm lại phải ra đi miền núi.

 

– Vô cùng bất công và ác độc cho cái tiêu chuẩn thời gian công tác tại trường.

 

– Đem tất cả các trường dôi dư này vào hải đảo, miền núi, vùng khó khăn thì PGD và UBND TP có đặt ra tiêu chuẩn này không?

 

– Một công văn ác độc và thiếu nhân tính.

 

UBND TP Cam Ranh và Phòng Giáo dục Cam Ranh đã dựa vào văn bản luật pháp nào để đặt ra tiêu chuẩn đi hay ở? Họ có quyền làm ra văn bản đó hay không? Các cơ quan Công Đoàn, Phòng giáo dục, … những ai nhận tiền trợ cấp hàng tháng từ giáo viên mà không lên tiếng?

 

Ai bảo vệ cho thầy cô giáo? Làm sao bảo vệ cho học sinh của mình, khi mình cũng chết?

 

 

 

 

 


No comments: