Saturday, October 3, 2020

BỎ QUÊN TƯƠNG LAI (Mai Quốc Ấn)

 


BỎ QUÊN TƯƠNG LAI  

Mai Quốc Ấn

21:06  02/10/2020

https://www.facebook.com/quocan.mai/posts/10216931173144092

 

“Theo thống kê và phân tích từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ trong năm 2012 thế giới có 7 triệu trường hợp tử vong do các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các bệnh gây ra do ô nhiễm không khí. Tổ chức này cũng cho biết, mỗi năm có đến 2 triệu trẻ em tử vong vì bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trong đó 60% là do ô nhiễm không khí.

 

Ngoài ra, trong một báo cáo khác, WHO cũng đưa ra dự tính khoảng 3 - 5% trẻ em trên toàn thế giới sinh ra với khuyết tật bẩm sinh do ô nhiễm môi trường.

 

Tại Việt Nam, số trường hợp mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường gia tăng mạnh. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 ở Tp.HCM, so sánh số liệu năm 1996 và 2005 cho thấy, số trẻ em phải nhập viện điều trị bệnh hen suyễn tăng từ 3.047 trường hợp lên đến 11.491, viêm tai giữa tăng từ 441 lên 1.999 ca, nhiễm khuẩn hô hấp dưới tăng từ 2.727 trường hợp lên 3.772.”

 

Đây là thông tin từ Bộ Y tế và số liệu gần nhất là từ năm... 2016.

 

Người viết cũng tham khảo về số liệu hơn 20 triệu trẻ em (dưới 18 tuổi) và được biết hiện nay chỉ có các chương trình về dinh dưỡng (ăn) và nước sạch (uống) mà đối tượng phục vụ là trẻ em.

 

Chúng ta có thể nhịn ăn tối đa khoảng 7 ngày, có thể nhịn uống tối đa khoảng 3 ngày nhưng chỉ có thể nhịn thở tối đa khoảng... 5 phút.

 

Ô nhiễm không khí ở khắp nơi và các nghiên cứu mới nhất cho thấy ô nhiễm không khí còn có khả năng gây quái thai.

 

Trong chuỗi logic khi sắp xếp các dữ kiện lại với nhau thì có thể thấy rằng những “người chủ tương lai của đất nước” đang bị bỏ quên và không được bảo vệ ở nhu cầu cơ bản nhất: thở.

 

Bỏ quên tương lai, đất nước về đâu?

 

Đã từng đến những nơi như Kinh Môn (Hải Dương), Formosa (Hà Tĩnh), Vĩnh Tân (Bình Thuận) và nhiều nơi có nguồn ô nhiễm không khí khác; người viết đều thấy chung một thực trạng: Trẻ em sống chung với ô nhiễm như người lớn. Nhưng trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do ô nhiễm không khí như kết luận của Bộ Y tế. Vậy chính sách nào cho những đứa trẻ?

 

Nhìn rộng hơn, những chính sách đã ban hành để cụ thể hoá ước mơ công nghiệp hoá đã tạo ra một Việt Nam đầy ô nhiễm như hiện nay. Nền công nghiệp vẫn què quặt và ô nhiễm vẫn hoành hành và còn kéo dài hậu quả của nó.

 

Chỉ là cần nhắc lại, bỏ quên tương lai thì đất nước về đâu?

 

P/s: Đây là điều tôi đau đáu lâu nay. Việc xắn tay vào làm khẩu trang Pm2.5 (trước khi có dịch Corona) và chọn trẻ em ung thư máu, trẻ em vùng ô nhiễm là đối tượng phục vụ chính từ nguyên nhân này.

 

                                                  ***

 

Ô nhiễm không khí: Trẻ em phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất

 

Ô nhiễm không khí: Trẻ em bị tổn thương nặng nhất

 

 

7 BÌNH LUẬN  

 

.

Quốc Ấn Mai

Vầy sao sống?

https://tuoitre.vn/nha-may-on-ngot-ngat-khu-dan-cu-khong...

TUOITRE.VN

Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định

 

 

 

 

 


No comments: