Bùi
Bích Hà
Oct 14, 2020
https://www.nguoi-viet.com/dien-dan/binh-dang-gioi-tinh/
Bà Thẩm Phán Tối Cao Pháp
Viện Hoa Kỳ Joan Ruth Bader Ginsburg vừa qua đời ngày 18 Tháng Chín, 2020, thọ
84 tuổi, không đúng thời điểm theo mong muốn mãnh liệt của bà, mặc dầu chừng
như cũng mong muốn mãnh liệt ấy đã giúp bà vượt qua một cách kỳ diệu mọi đe dọa
hiểm nghèo của nhiều loại ung thư hung hãn tấn công bà trong gần hai thập niên
dai dẳng.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/10/DD-Binh-dang-gioi-tinh-1536x1024.jpg
Thẩm Phán Tối Cao
Pháp Viện Hoa Kỳ Joan Ruth Bader Ginsburg. (Hình: Sarah Silbiger/Getty Images)
Bà mất, để lại tiếc
thương và ngưỡng mộ cho nhiều người như nhìn thấy trên truyền thông/báo chí, đặc
biệt với niềm cảm xúc sâu lắng trong đêm thắp nến tưởng nhớ bà ngay tại tiền
đình Tối Cao Pháp Viện đêm bà vừa ra đi…
Với cá nhân tôi, thực sự
có nhiều dị biệt quan điểm với bà, tôi vẫn nhìn thấy ở bà tấm gương quyền lực
và sống động của mẫu người phụ nữ xứng đáng cho hậu thế học hỏi, mô phỏng và
noi theo: trí tuệ, kiên quyết, độc lập về mọi mặt.
Bà mồ côi mẹ đúng một
ngày trước lễ ra trường trung học, mang theo mình vào đời không phải nỗi bi ai
thường tình nhi nữ mà quyết tâm thể hiện gửi gắm của bậc sinh thành, không chỉ
nhằm đạt được thành tựu cá nhân mà hơn thế, để hoàn thành một sứ mệnh xã hội của
người phụ nữ có tầm nhìn khai phóng, hướng tới thay đổi tận gốc rễ nhận thức và
nhãn quan thiên lệch vốn kìm hãm tiềm năng vô hạn của nữ giới.
Xuất thân từ một gia đình
lao động trung lưu, có cha là di dân gốc Do Thái từ Nga vào Mỹ, nuôi sống gia
đình bằng công việc trong kỹ nghệ thời trang đắt giá, bà đặc biệt chịu ảnh hưởng
của người mẹ khao khát các giá trị học thuật nhưng không có cơ hội đến trường ở
bậc cao đẳng nên nhất định muốn con gái có một lộ trình vào đời khác mình. Mẫu
thân bà chắt chiu dành dụm chi tiêu trong nhà để tạo ngân sách học vấn cho con
gái vào đại học.
Không phụ lòng mẹ dù ở
cõi nào, Ruth vào Đại Học Cornell bằng học bổng và tại đây, rất trẻ, chỉ mới 21
tuổi, bà gặp gỡ, yêu và kết hôn với người thanh niên trở thành bạn đời lý tưởng
cho cuộc hôn nhân bền bỉ của bà cho tới khi sự chết chia lìa họ. Bà không từ chối
hôn nhân vì sợ hãi, cũng không coi rẻ như một biểu hiện của nữ quyền. Là phụ nữ,
bà muốn làm vợ, làm mẹ, vốn là thiên chức được Tạo Hóa ủy thác để nhân loại
phát triển và dòng đời tiếp tục. Bà nhận thức hạnh phúc là cho và nhận, không
chỉ trong tay “nửa kia” mà trong cả tay mình, không phải là ơn huệ của nam giới
ban tặng trong may rủi, không phải là của lễ để phụ nữ run rẩy ngước trông lên,
dâng hiến và mong chờ.
Bà cổ võ nữ quyền nhưng
cũng ưu tiên cho trái tim mình. Nghĩ vậy được, làm vậy được, các bạn gái khác
sao không? Chỉ một điều duy nhất này thôi, bà đã thể hiện nữ quyền một cách
xinh đẹp và quyến rũ nhất dưới mái nhà yên ấm của họ. Không có hạt giống bình đẳng
đâm chồi nẩy lộc trong thâm tâm mình, cây bình đẳng ở đâu ra? Đáng tiếc hơn nữa
là có khi có mà chỉ vì cứ quen chờ mong phương nọ ngóng phương này, người phụ nữ
không quan tâm đủ để tự khám phá mình.
Suốt thời gian 60 năm sự
nghiệp trong ngành luật ở nhiều địa vị xung yếu, khởi đi từ kinh nghiệm bản
thân khi vừa tốt nghiệp thủ khoa từ trường đại học luật khoa danh tiếng
Columbia, bà cầm đơn đi xin việc, đối đầu với khó khăn ở ba lãnh vực: “Gốc Do
Thái, là phụ nữ, là một bà mẹ.”
Bà đã vươn tới thành
công, mở cửa cho nữ giới đường hoàng bước vào nhiều vùng đất, trước đó, cấm ngặt
đối với họ, do các rào cản “giả tạo” con người dựng lên nhân danh giới tính:
gia nhập quân đội theo sở nguyện, nhận đồng lương công bằng ngang với nam giới
làm cùng một công việc, góa phụ được lãnh đầy đủ phúc lợi an sinh xã hội như
các ông chồng của họ khi còn tại thế. Quan trọng hơn cả là quyền phá thai được
định nghĩa như một thứ quyền hạn rõ rệt của nữ giới đối với bản thân và cũng là
hành vi xóa bỏ sự cách biệt nam nữ trong xếp hạng xã hội.
Trong môi trường Tối Cao
Pháp Viện ngày càng nghiêng về khuynh hướng bảo thủ, Thẩm Phán Ginsburg là tiếng
nói cất lên từ thiểu số cấp tiến, mạnh mẽ, sắc bén, hỗ trợ nữ giới đòi hỏi pháp
luật công nhận quyền phá thai, quyền được khẳng định mình, quyền bầu cử. Bà
thong thả trở thành biểu tượng của nền văn hóa thời đại. Phát biểu về các thành
tựu cao nhất của đời mình trong mục tiêu xóa bỏ sự bất bình đẳng giới tính, bà
nói: “Tôi không yêu cầu một đặc ân nào cho nữ giới chúng tôi. Tất cả những gì
tôi đòi hỏi chỉ là mong quý anh em đừng kẹp cổ chúng tôi!”
Cá nhân tôi vẫn thường
nghĩ rằng khi một ai đó, vì lẽ gì, được đặt ở một vị thế cao hơn khả năng thực
sự họ có thì sự khập khiễng này sẽ là nguyên nhân của nhiều đáng tiếc chắc chắn
khó tránh khỏi. Như đã viết ở đầu bài, tôi có thể không đồng ý với bà về cách
nhìn vài sự việc nhưng từ đáy lòng, tôi hết sức ngưỡng mộ bà trong vai trò mẫu
mực, bảo vệ nữ quyền như một nghĩa vụ đối với cánh phụ nhi nan hóa chúng tôi.
Trước hết, bà có thực lực
lãnh đạo, không lớn tiếng vu vơ bằng ngôn từ hay bích chương/biểu ngữ. Bà ở
ngang tầm (nếu không là hơn tầm) các đòi hỏi của chính mình và trước mọi người
khác cùng giới tính, bà chứng tỏ các mục tiêu tranh đấu của bà là hoàn toàn khả
thi vì chính bà đã hoàn thành chúng ở mức độ xuất sắc. Con đường đưa bà đến
thành công không hề ngẫu nhiên và cũng không do may mắn mà là một lựa chọn khôn
ngoan có cơ sở vững vàng. Bà không đập phá một cái gì, một thứ nào và xây lâu
đài trong hão huyền. Bà cải tổ, hoàn thiện, làm cho đẹp hơn, nhân bản hơn kỷ
cương xã hội đang có, thể hiện được tài năng của một người phụ nữ tiến bộ nhưng
không quá cao ngạo, muốn tiếm quyền Tạo Hóa hay ít nhất, muốn chối bỏ công lao
và niềm tin của nhiều thế hệ đi trước.
Hô hào, cổ võ nữ quyền
nhưng bản thân bà tin vào định chế hôn nhân vốn không có nhiều những bà vợ
thành công mà rất nhiều những bà vợ thất bại và nại ra nhiều nguyên nhân không
tự mình. Làm vợ ở tuổi ngoài 20, bà chứng tỏ hạnh phúc gia đình trong tay mình.
Lấy chồng quân đội, bà chấp nhận theo chồng đến nơi anh đồn trú.
Từ Oklahoma chuyển qua
Massachusetts, cả hai có cơ hội ghi danh vào trường Luật Đại Học Harvard khi đó
lớp có 500 sinh viên, bà là một trong chín nữ sinh viên hiếm hoi theo học không
một chút e dè trước đông đảo đồng môn nam giới. Ở tuổi 20, chồng bà, Martin
Ginsburg, được chẩn đoán bị ung thư tinh hoàn, bà lập tức vừa đảm đương thay chồng
nuôi đứa con đầu lòng, vừa ghi chép bài vở giùm anh, vừa nhận công việc điều
hành tờ Harvard Law Review của trường, thường xuyên làm việc bất kể ngày đêm.
Khi chồng khỏi bệnh, kiếm
được việc làm ở New York City cũng là lúc bà hoàn tất việc học và tốt nghiệp Đại
Học Luật Khoa Columbia. Qua sự can thiệp hiệu quả của một vị cựu giáo sư, bà được
nhận vào làm lục sự tại văn phòng một chánh án tòa liên bang và từ đây, bà trở
thành giảng viên dạy tại Đại Học Rutgers. Trong thời gian này, bà cũng trở
thành luật sư của tổ chức ACLU.
Với vị thế có được, từ
năm 1972, bà khởi xướng dự án đòi nữ quyền với một loạt những vụ kiện nhỏ mang
tính chiến lược nhằm làm thay đổi nhãn quan của Tối Cao Pháp Viện về sự bất
công giới tính, theo bà, đã gây phương hại cho cả đàn ông lẫn đàn bà khi người
đàn bà không phát huy được hết tiềm năng của họ để trở thành đồng minh đắc lực
của chồng trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Từ năm 1973 đến 1978, bà đưa
lên Tối Cao Pháp Viện sáu vụ kiện và thắng năm vụ, định hình được nguyên tắc
nhìn nhận rằng “Hiến Pháp ngăn cấm hầu như mọi hình thức kỳ thị giới tính trong
lãnh vực luật pháp.”
Năm 1980, bà được Tổng Thống
Jimmy Carter để cử chức vụ chánh án Tòa Phá Án Hoa Kỳ thuộc District of
Columbia Circuit, trở thành nhân vật trung tâm của phe cấp tiến. Năm 1993, bà
được Tổng Thống Bill Clinton tiến cử vào Tối Cao Pháp Viện với số phiếu chuẩn
thuận tại Thương Viện ở tỉ lệ 96-3. Từ một khởi đầu khiêm tốn, vai trò của bà
cũng phát triển theo thâm niên công vụ tại đây và tiếng nói chống đối của bà
ngày càng thường xuyên hơn, quyết liệt hơn.
Dẫu thế nào, có bắt đầu ắt
phải có kết thúc. Hành trình của bà trên mặt đất này hầu như khó có một ai khác
sánh được nhưng cũng phải nằm trong giới hạn của quy luật thiên nhiên. Tin tức
truyền thông cho biết bà luôn có một huấn luyện viên thể dục riêng (personal
trainer) tại sở làm, hướng dẫn bà luyện tập thể lực mỗi ngày sau giờ làm việc.
Tôi cực tin rằng đây là sự
chuẩn bị khôn ngoan của bà để đối phó với mọi bất ưng trong cơ thể mà con người
không hoàn toàn chủ động ngoài sự tiên liệu cách nào để giảm thiểu nhọc nhằn
hay đau đớn khi chúng xảy ra? Có phải nhờ vậy mà bà đã chống đỡ thành công,
chính xác hơn, lập được kỳ tích có một không hai qua gần 20 năm hết ung thư đại
tràng tới ung thư phổi và hai lần ung thư tụy tạng thập phần hiểm nghèo? Cho dù
cuối cùng cũng không thoát được nhưng bà đã có thêm hai mươi năm để cống hiến
tài trí cho nhân quần xã hội theo nguyện vọng của bà.
Căn cứ vào bản thân, bà
kêu gọi nữ quyền là một thực tế cho phụ nữ, là con đường nâng mình lên một tầm
cao mới và cần mỗi người tự mình dấn bước, không hề là khẩu hiệu hay lý thuyết
suông, càng không là tặng phẩm miễn phí của xã hội. Cho nên, những thành tựu của
bà trong lãnh vực nhân sinh thật đáng ngưỡng mộ.
Tôi chỉ rất buồn và bất
bình khi được xem các video về quá trình phá thai được thực hiện tại các trung
tâm y tế làm công việc này, được biết con số hài nhi bị tước đoạt quyền sống
lên tới nhiều chục triệu. Quá tàn nhẫn. Quá máu lạnh. Càng phi nhân hơn nữa khi
đây không phải là cách xử trí duy nhất của người phụ nữ nhân danh quyền tự do
trên thân thể họ sau khi đã để tình huống xảy ra một cách vô trách nhiệm.
Tôi thật sự giận bà
Ginsburg, tự hỏi trí tuệ như bà, sống một cuộc đời đáng sống như bà, lý do gì mở
đường cho hành vi giết con tệ hại của người phụ nữ (giản dị chỉ vì muốn chối bỏ
một lỗi lầm không muốn nhớ, không vì lý do nào khác) khi bà lập luận rằng việc
này chính thức xóa bỏ lằn ranh giới tính nam/nữ? Đối với tôi, nhận vào mình một
tội ác khó quên, một mình chịu đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn gọi là trả nợ cuộc
vui có người đàn ông cùng tham dự thì không hề công bằng và cũng chẳng có gì gọi
là thể hiện nữ quyến mà trái lại, là chấp nhận thua trắng tay một canh bạc tồi
tàn, gian dối, làm mất hết căn tính và nhân phẩm của người đàn bà vốn tiềm ẩn bản
năng làm mẹ. Thú dữ còn không ăn thịt con mà!
Nhiều ngày lẩn quẩn trong
những suy nghĩ u ám, tự nhiên một thoáng bật ra trong tôi như một tia chớp, soi
rọi một cách nhìn khác. Tôi nghiệm ra cá tính rõ nét nhất ở bà Ginsburg là ý thức
làm chủ bản thân. Quyền Tự Do cá nhân cần đi kèm với khả năng tự chủ để tồn tại
và có ý nghĩa. Cá nhân bà Ginsburg biết bà muốn gì trong cuộc đời và con đường
nào đi tới đó trên đà hướng thượng. Là một chọn lựa đúng, không sai. Ít nhiều
chịu chi phối bởi ảnh hưởng của tính đảng về mặt chính trị nhưng một người tự
chủ sẽ không dễ hùa theo đám đông mà có nhận định và đánh giá riêng các sự kiện
quanh mình. Hiểu theo nghĩa tốt, hợp pháp hóa phá thai là để ngăn ngừa tai họa
chết người cho các bà mẹ trong trường hợp họ phải giấu giếm, không được giúp đỡ
bằng các phương tiện y học cần có.
Bản thân bà đường hoàng
làm mẹ dù bà tâm sự có lúc phải giấu việc thai nghén như thể đây là bằng chứng
khiến bà bị nhìn nguyên hình là một phụ nữ dưới con mắt những đàn ông kỳ thị sẵn
sàng bày tỏ thái độ coi nhẹ đàn bà. Vì vậy, tôi thành thực không tin là bà chủ
trương phá thai nằm trong nữ quyền. Tôi không biết có lúc nào con số 60 triệu
trẻ sơ sinh không được ra đời và phá thai trở thành một cái app cho các phụ nữ
“tiến bộ” sử dụng như một tiện nghi đời sống của họ, làm bà xao xuyến ít nhiều
không hay bà vững tin rằng nữ giới cần học lấy bài học làm người của họ?
Ý nghĩ này, sau cùng, cho
tôi một cách nhìn khác, đúng hay sai tương đối thôi nhưng tôi tin rằng có lẽ với
bà, nếu không cứu được cả mẹ lẫn con, hãy chọn cứu mẹ theo quan điểm của y
khoa. Và, ao ước của riêng tôi là: người mẹ sống sót lần này sẽ trưởng thành
mau và sớm có cơ may đền tạ ơn xã hội, làm một bà mẹ tốt cho lần sau.
Hy vọng vẫn hơn là thất vọng.
No comments:
Post a Comment