Tuesday, October 15, 2019

TV CANADA 'NGHI VẤN' NGƯỜI TỊ NẠN CỦA VOICE, LS TRỊNH HỘI : 'VOICE KHÔNG LÀM GÌ SAI TRÁI' (Đỗ Dzũng / Người Việt)




Đỗ Dzũng/Người Việt
October 14, 2019

OTTAWA, Canada (NV) – Đài truyền hình CBC của Canada hôm Thứ Năm, 10 Tháng Mười, đưa ra một phóng sự có tựa đề “How a special program to resettle Vietnamese boat people revealed flaws in Canada’s immigration system” (Chương trình tái định cư thuyền nhân Việt Nam cho thấy sơ hở trong hệ thống di trú Canada).

Phóng sự này đặt nghi vấn một số người ở Thái Lan mà tổ chức “Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment (VOICE)” giúp nộp hồ sơ, và sau đó họ được định cư tại Canada, nhưng lại có một quá khứ “đáng nghi ngờ” và “không đáng” được tiêu chuẩn tị nạn.|

CBC cho biết có ít nhất năm trường hợp những người được VOICE giúp điền hồ sơ tị nạn tại Canada là những người trước đó có cuộc sống khá giả, qua lại Việt Nam, và có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam, hoặc tại Thái Lan.

Đơn cử, một trong những người này là ông Võ Văn Dũng, thường được gọi là Dũng Loa, làm chủ công ty du lịch Saigon Red Travel Company Limited ở Sài Gòn, thường tổ chức du lịch giữa Việt Nam và Thái Lan.

Ông Võ Văn Dũng, tức Dũng Loa, đưa hai ngón tay cái khi vừa đến phi trường Toronto năm 2016. (Hình: Facebook Pho Duc Lam)

Ông Dũng công khai quảng cáo hình ảnh hoạt động của các chương trình du lịch, trong đó có cả hình ông chụp với nhân viên, trên các mạng xã hội, vẫn theo CBC.

VOICE chỉ giúp làm hồ sơ

Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, ông Trịnh Hội, giám đốc điều hành VOICE, nói: “Thực ra, khi VOICE nhận hồ sơ từ Cha Peter Namwong, nếu thấy đủ tiêu chuẩn thì giúp. VOICE chưa bao giờ điều tra các hoạt động làm ăn của người nộp đơn. Đối với tôi, trong gần 30 năm tị nạn, từng bươn chải qua nhiều hoạt động giúp người tị nạn, thật là không công bằng khi thấy một vài người như ông Dũng Loa, làm ăn khấm khá, mà trừng phạt họ, thì thật là không công bằng.”

“Đến gần sau này, tôi mới biết ông Dũng Loa làm ăn khấm khá,” ông Hội nói tiếp. “Cho đến bây giờ, tôi cũng không cảm thấy bị lừa gạt gì cả. Thấy họ đủ điều kiện thì mình giúp thôi. Nhiệm vụ của VOICE là giúp họ, chứ không phải điều tra họ.”

Quảng cáo công ty du lịch ở Sài Gòn do ông Võ Văn Dũng làm giám đốc. (Hình: CBC)

Những thuyền nhân không tổ quốc

“Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào năm 1975, gần 1 triệu người bỏ nước ra đi, đa số bằng thuyền, mà theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, có tới một phần tư trong số này chết trên biển,” theo CBC.

Đa số thuyền nhân đến được bến bờ của các quốc gia xung quanh như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, và Hồng Kông, trước khi được nhận định cư tại quốc gia thứ ba.

Trong số này, Canada nhận khoảng hơn 100,000 người, vẫn theo CBC.

Đến năm 1996, Việt Nam nhận nhiều ngàn người hồi hương.

Trong khi đó, một số người không muốn trở về vì sợ bị trả thủ hoặc vì lý do chính trị. Vì vậy, họ trở thành những người sống không có tổ quốc tại những nơi như Thái Lan.

Năm 2006, Liên Đoàn Người Canada Gốc Việt (VCF) và VOICE, một tổ chức bất vụ lợi ở Mỹ, kêu gọi chính quyền Canada nhận những người đang kẹt tại Thái Lan.

Ông Jason Kenney, hiện là thủ tướng tỉnh bang Alberta, và từng là bộ trưởng Di Trú Canada vào thời điểm đó, bí mật gặp các giới chức Thái Lan, để bảo đảm là vương quốc này cấp giấy xuất cảnh cho những người Việt Nam này, nếu họ được Canada nhận, theo CBC.

Lúc đó, chính quyền Canada cho biết phía Thái Lan không muốn làm rùm beng vụ này vì sợ sẽ có hàng ngàn người khác chạy qua Thái Lan để được vào Canada.

“Tôi có đến Bangkok… và chúng tôi có thương thuyết với họ nhiều lần,” ông Kenney nói với những người Việt Nam vừa đến Vancouver hồi năm 2014, theo những gì chiếu trên một đoạn YouTube. “Chúng tôi hứa sẽ thương thuyết trong bí mật.”

Theo CBC, trích nguồn giới chức chính quyền Canada, tiêu chuẩn để hơn 100 người mà VOICE giúp điền đơn và cuối cùng được định cư là rất cụ thể: “Họ phải là người tị nạn ở Thái Lan trong thời gian từ năm 1984 đến năm 1991. Điều này có nghĩa là những ai hồi hương về sống ở Việt Nam hoặc sống ở nơi khác không hội đủ tiêu chuẩn.”

Tuy nhiên, ông Guiddy Mamann, một luật sư di trú ở Toronto, nói với CBC rằng, có một lỗ hổng trong việc quy định tiêu chuẩn trong trường hợp này.

Đó là, quy định không bao giờ nói rõ những người này phải “sống liên tục ở Thái Lan.”

“Đây là một lỗ hổng…Vấn đề mấu chốt ở đây là người ta tin rằng những người này không thể trở lại quê hương, và đang bị kẹt ở Thái Lan, giống như họ đang ở trên một hòn đảo giữa đại dương, và chúng ta đến cứu họ,” ông Mamann nói. “Quy định này được viết một cách cẩu thả và không chính xác.”

Có tất cả 108 người được VOICE giúp điền đơn và định cư tại Canada cho tới nay.

Nhóm đầu tiên đến năm 2014 và nhóm cuối cùng đến năm 2017, và sau đó VOICE bị cộng đồng người Việt ở Bắc Mỹ cũng như hải ngoại chỉ trích vì giúp một số người này.

Trong cuộc họp báo ở Garden Grove, California, vào ngày 27 Tháng Bảy, 2018, ông Trịnh Hội khẳng định việc xét duyệt cho những người này vào Canada là của sở di trú đất nước này.

“Chúng tôi không làm công việc của cơ quan di trú,” ông Hội nói.

“Mục tiêu của chúng tôi là giúp càng nhiều người Việt Nam đi tị nạn càng tốt. Chúng tôi thông báo với những người tị nạn tiêu chuẩn để được cơ quan di trú Canada nhận vào, rồi hướng dẫn họ nộp đơn, rồi nhân viên di trú phỏng vấn họ. Nếu đậu, VOICE sẽ gây quỹ để giúp họ vào Canada vì chính phủ nước này bắt chúng tôi phải ký quỹ $10,000/người.”
Một số người tị nạn còn kẹt ở Thái Lan mà Linh Mục Nguyễn Thiện nói rằng bị VOICE từ chối nhận đơn. (Hình: Facebook Nguyen Thien)

Bị chỉ trích

Phóng sự của CBC cũng đề cập đến ba nhân vật và cho rằng, trong số những người được VOICE giúp điền đơn, có một số người “không đủ tiêu chuẩn.”

Nói với Người Việt, Linh Mục Nguyễn Thiện, một người làm thiện nguyện giúp người dân tộc thiểu số Việt Nam lánh nạn ở Thái Lan, nêu trường hợp ông Bạch Hồng Quyền.

Linh Mục Nguyễn Thiện hiện là linh mục phó giáo xứ St. Francis Assisi Church ở Tonawanda, New York, và là linh mục tuyên úy bệnh viện South Mercy Buffalo Hospital.

“Chiếu theo quy định thì rõ ràng là có kẽ hở trong việc ai đạt tiêu chuẩn vào Canada. Tuy nhiên, có những trường hợp nộp đơn cho VOICE, nhưng bị VOICE từ chối, nhưng không cho biết lý do. Ngoài ra, nếu chiếu theo quy định thì không biết đúng hay sai, nhưng rõ ràng có sự khác biệt, vì có những người đủ tiêu chuẩn lại không được đi. Tôi không dám chắc là có tham nhũng 100%, nhưng có thể có,” Linh Mục Nguyễn Thiện nói tiếp.

Và ông nêu trường hợp Bạch Hồng Quyền, người vừa được VOICE lo giúp và đến định cư tại Canada hồi Tháng Năm.

“Tôi từng gặp Bạch Hồng Quyền, là người VOICE đưa từ Việt Nam sang, làm cầu nối cho VOICE. Nếu tị nạn thì tiền bạc đâu mà Quyền chơi bạc, có tối thua tới $10,000. Tôi biết có nhiều nhân chứng, nhưng đang yêu cầu chính quyền Canada bảo vệ để họ có thể nói ra,” Linh Mục Nguyễn Thiện nói tiếp.

Ông cũng cho biết từng tìm cách tiếp xúc với VOICE để làm sáng tỏ vấn đề, nhưng không được.

“Tôi muốn đối thoại với VOICE cho rõ mọi chuyện, nhưng họ tìm cách tránh né. Làm thiện nguyện, khi có tai tiếng, thì phải giải quyết, minh bạch, chứ không thể nói ‘tôi biết chuyện tôi làm.’”

Từ Toronto, qua điện thoại, anh Bạch Hồng Quyền bác bỏ những gì vị linh mục ở tiểu bang New York nói.
“Tôi qua Thái Lan với hai bàn tay trắng, sống bất hợp pháp, không thể đi làm, không có tiền, thì làm sao có tiền đánh bạc,” anh Quyền nói với nhật báo Người Việt.

“Tôi cũng chẳng phải là cầu nối gì của VOICE. Khi vụ nhà máy Formosa gây ô nhiễm môi trường xảy ra, tôi có đến miền Trung giúp người dân đấu tranh, rồi bị truy nã, và trốn qua Thái Lan tị nạn. Tôi tự tìm đường đi.”

Về chuyện được vào Canada sớm, anh Quyền cho biết có nộp đơn lên Liên Hiệp Quốc, đáng lý phải chờ, nhưng biết VOICE có chương trình bảo trợ, nên nhờ VOICE can thiệp, sau đó được Canada chấp nhận.

Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, tổng giám đốc kiêm chủ tịch BPSOS, một tổ chức giúp di dân và người tị nạn Việt Nam, cũng nghi ngờ một số trường hợp người Việt nhập cư vào Canada qua sự giúp đỡ của VOICE.

Ông Nguyễn Đình Thắng nói với Người Việt: “CBC cho người đến gặp tôi, đưa các hồ sơ này ra nhờ tôi nhận định, tôi nói ngay, có một số người không đủ tiêu chuẩn, có người là công dân Cambodia.”

Ông nêu trường hợp ông Dũng Loa, bà Trương Thị Lan Anh, và ông Sabay Kieng.

“Ông Dũng Loa và bà Lan Anh sống ở Việt Nam trước khi qua Canada. Sau đó, hai người này về Việt Nam làm ăn. Như vậy, họ không thể đủ điều kiện để vào Canada,” ông Thắng nói.
“Còn ông Sabay Kieng, khi từ Thái Lan về Cambodia năm 1997, còn mở tiệc ăn mừng. Đùng một cái đi Canada, hàng xóm nghi ngờ, vì không phải là thuyền nhân, cũng không phải là người Việt.”

CBC cho biết điều tra của họ cho thấy bà Trương Thị Lan Anh làm chủ công ty dịch vụ du lịch Đồng Nhân ở Sài Gòn ít nhất là từ năm 2012.

Năm 2014, khi được chào đón tại Toronto, ông Kieng nói ông phải làm việc vất vả để cố gắng nuôi sống gia đình.

“Tôi [muốn] tìm một việc làm, nhưng không dễ dàng, nên tôi bán trái cây trên đường phố [tại Thái Lan]… để nuôi con trai và vợ tôi,” ông nói với CBC trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Ông cho biết ông đang làm việc trong ngành sản xuất xe hơi tại Toronto.

Công ty dịch vụ du lịch Đồng Nhân ở Sài Gòn mà CBC nói do bà Trương Thị Lan Anh làm chủ. (Hình: CBC)

CBC cho biết họ thu thập được một số hồ sơ, hình ảnh, và video cho thấy ông Kieng điều hành một cơ sở kinh doanh đồ trang sức và hàng thủ công tại Cambodia, có tên là Craftworks Cambodia, ít nhất từ năm 2008. Có lần ông còn đến Manila, Philippines để trình bày về kinh nghiệm kinh doanh của mình tại một hội nghị.

Ông Nguyễn Thanh Tú, cư dân Houston, con cố nhà báo Đạm Phong, người từng bị hạ sát hồi thập niên 1980, cho nhật báo Người Việt biết ông là người cung cấp các tài liệu của những người này cho CBSA, cơ quan biên phòng Canada, và RCMP, cơ quan cảnh sát điều tra liên bang Canada, khi bắt đầu nghi ngờ hoạt động của VOICE.

CBC cho biết, ông Tú cũng đang điều hành một công ty an ninh mạng ở Houston.

“Ngoài hai cơ quan này của Canada, tôi còn tư vấn cho một cơ quan an ninh của Mỹ, liên quan đến vụ này, nhưng chưa tiện nói tên ra,” ông Tú nói. “Trong các vụ này, CBC mới nêu ra năm ‘trường hợp,’ không phải năm ‘người,’ và mỗi trường hợp có thể bao gồm vài người. Trong số 108 người mà VOICE giúp vào Canada, theo điều tra của tôi, có hơn một nửa là không đạt tiêu chuẩn, và hầu hết là đảng viên Cộng Sản cao cấp.”

Ông Tú cho biết sở dĩ ông điều tra những trường hợp này là khi ông đang tìm sự liên hệ giữa VOICE và đảng Việt Tân thì có người email “cầu cứu ông giúp đỡ những thuyền nhân bị kẹt ở Thái Lan.”

“Vì cũng từng là thuyền nhân, nên tôi hiểu số phận của họ như thế nào. Thế là tôi tiếp xúc với bà Lê Thị Ba, và bà kể tôi nghe hết mọi chuyện, và tố cáo ông Trịnh Hội bỏ rơi một số người tị nạn,” ông Tú nói.

CBC cho biết không tiếp xúc được với ông Dũng Loa và bà Lan Anh để phỏng vấn. Còn ông Kieng có trả lời phỏng vấn CBC, nhưng sau đó CBC gọi lại thì ông không trả lời.

VOICE tiếp tục công việc, dù khó khăn

Ông Trịnh Hội cho biết mặc dù chương trình vận động thuyền nhân vào Canada đã chấm dứt năm 2016, VOICE vẫn đang vận động cho 50 người tị nạn khác vào đất nước này, và đã đưa được năm người vào, còn 45 người nữa.

“Chúng tôi vẫn tiếp tục công việc dù bây giờ có thể Bộ Di Trú Canada sẽ khó khăn hơn. Đó là hậu quả của những người muốn chương trình này bị trở ngại,” ông Hội nói.

Ông nói thêm: “Còn chuyện anh Tú tố cáo những người VOICE giúp đưa vào Canada là Cộng Sản thì tôi không biết anh căn cứ ở đâu, và anh đã làm như vậy trong nhiều năm qua. Tôi không hiểu tại sao. Thôi thì việc anh Tú làm anh cứ làm. Phóng sự của CBC cho thấy VOICE không làm gì sai trái, và chúng tôi vẫn tiếp tục làm theo đúng đạo đức và luật pháp.”

Trong khi đó, trên trang Facebook của mình, nhạc sĩ Nam Lộc, hiện là cố vấn của VOICE, có viết một bài tựa đề “Trời cao có mắt.”

Trong bài viết này có đoạn nói bài phóng sự điều tra của CBC “là một minh chứng rõ ràng phản lại những lời vu cáo thiếu đứng đắn, vô trách nhiệm nhằm vào tổ chức VOICE cùng một số thiện nguyện viên có lòng, nhưng cũng là nỗi buồn phiền cho các nhà bảo trợ có tâm và có đức trong nỗ lực giúp đỡ người đồng hương. Hậu quả chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiến trình vận động định cư cũng như cuộc sống vốn đã khó khăn của đồng bào tị nạn Việt Nam đang lánh nạn tại Thái Lan hiện nay và mong có ngày được một quốc gia tự do cho phép họ định cư.” (Ðỗ Dzũng)
—-
Liên lạc tác giả: dodzung@nguoi-viet.com 

---------------------------------------

12/10/2019

Sau những cáo buộc đầy phi lý, không chứng cớ và bịa đặt, của một thiểu số người Việt dựa vào những nghi kỵ và tỵ hiềm cá nhân, thì vào ngày Thứ Năm 10 tháng 10, 2019 vừa qua, một phóng sự điều tra rất công phu, tỉ mỉ của hãng truyển thông lớn ở Canada là CBC News, đã được phổ biến dưới tiêu đề: Làm thế nào một chương trình đặc biệt để tái định cư thuyền nhân Việt Nam để lộ ra những yếu kém của hệ thống di trú Canada” (How a special program to resettle Vietnamese boat people revealed flaws in Canada's immigration system)
 
Bài báo nói trên là một minh chứng rõ ràng phản lại những lời vu cáo thiếu đứng đắn, vô trách nhiệm nhằm vào tổ chức VOICE cùng một số thiện nguyện viên có lòng, nhưng cũng là nỗi buồn phiền cho các nhà bảo trợ có tâm và có đức trong nỗ lực giúp đỡ người đồng hương. Hậu quả chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiến trình vận động định cư cũng như cuộc sống vốn đã khó khăn của đồng bào tỵ nạn VN đang lánh nạn tại Thái Lan hiện nay và mong có ngày được một quốc gia tự do cho phép họ định cư.
 
Qua phóng sự điều tra nói trên, không có bất cứ kẻ đưa ra những cáo buộc hay phóng viên nào của CBS News, kể cả các viên chức của chính quyền Canada đưa ra một bằng cớ chứng minh những việc làm mà họ cho là “bất hợp pháp” của VOICE như, “tráo người” hoặc “đưa người trái phép” vào Canada v..v... Ngược lại người đọc có thể sẽ thắc mắc: như vậy thì mục đích của sự “tố cáo” với các cơ quan truyền thông bản xứ về hoàn cảnh của đồng bào mình để làm gì, và lý do nào đã thúc đẩy họ làm việc đó?
 
Tuy nhiên, nếu gọi là “kết quả” của cuộc điều tra thì người ta nhận ra được những điểm chính sau đây:

Rõ ràng là tất cả sự nhận định hay phát biểu của mọi người, từ phóng viên, đến những vị lãnh đạo, điều hành các tổ chức được nêu tên trong bài báo như: Hiệp Hội Người Canada Gốc Việt (Vietnamese Canadian Federation - VCF), VOICE, BPSOS..., hay một số luật sư di trú Canada, đều đồng ý rằng, dựa theo các tiêu chuẩn mà chính phủ đưa ra trên giấy trắng, mực đen thì hầu như tất cả các thuyền nhân trong dánh sách được phỏng vấn đều hội đủ điều kiện, vì họ đều là thuyền nhân cũng như là người tỵ nạn đến Thái Lan trong khoảng thời gian từ 1984-1991 (ngoại trừ thân nhân hay con cái sinh ra sau thời gian đó). Tuy nhiên theo 4 người Việt Nam được phỏng vấn và “tố cáo” với báo chí Canada thì những ai “đã từng về VN, sẽ không hội đủ tiêu chuẩn” để được đi định cư! 
 
Cá nhân tôi có một vài nhận xét như sau:
 
1. Tại sao cơ quan di trú Canada không thắc mắc về vấn đề “trở lại VN”. mà chính người VN mình lại bận tâm rồi đi tố cáo với họ? Khi sự cáo buộc đó không thành công thì lại tìm cách “méc bu” báo chí bản xứ để làm khổ người mình?
 
2. Đối với những người từng bị “cưỡng bức hồi hương”, không ai có thể cho rằng họ “đã về Việt Nam”! Bởi vì khi một người bị cưỡng bức, bị trói và khiêng lên phi cơ như con vật, thì đâu phải là sự mong muốn hay chọn lựa của họ? Và nếu vì lý do nói rằng họ “không đủ tiêu chuẩn” để được đi định cư, tôi cho đó là một luận cứ thiển cận và ích kỷ!
 
3. Đối với những đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan, đôi khi vì nhớ thương gia đình hoặc vì một lý do khẩn cấp nào đó, họ lén lút vượt biên bất hợp pháp về lại VN một đôi lần, thì cũng đâu có thể nào cho rằng họ “ra vào VN một cách chính thức” như những người đã và đang tố cáo họ?

Toàn bộ bài viết và cuộc phỏng vấn không đưa ra một dữ kiện nào để hỗ trợ những luận cứ rất là vu vơ kết án tổ chức VOICE của 4 nhân vật người Việt được tờ báo phỏng vấn hay nhắc đến tên trong đó. Nhưng hầu như tất cả mọi người, kể cả một vị luật sư di trú Canada, ông Guiddy Mamann đều đồng ý một điểm và cho là "Bản Ghi Nhớ Liên Quan Đến Chính Sách Tạm Thời Về Một Số Người Việt Cụ Thể Tại Thái Lan ("Memorandum Of Understanding Relating To A Temporary Public Policy Concerning Certain Vietnamese Persons In Thailand — MOU") đã không được rõ ràng. Bài báo viết:

“Bản ghi nhớ này quy định rằng những người nộp đơn phải từ Việt Nam đến trong thời gian từ năm 1984 đến năm 1991, và phải đã cư trú tại Thái Lan – nhưng lại không nêu ra điều kiện cụ thể rằng họ phải sống ở Thái Lan liên tục trong suốt khoảng thời gian đó”.
 
Một số vị điều hành các tổ chức VCF và VOICE cũng được CBC News phỏng vấn, tất cả đều trả lời rõ ràng rằng họ không vi phạm bất cứ điều khoản nào do chính phủ Canada đưa ra trong tiến trình định cư những người Việt nói trên, và vai trò của họ là giúp đồng bào hoàn tất thủ tục điền đơn rồi nộp cho các viên chức của chính phủ Canada để được phỏng vấn và quyết định.
 
Điều này làm tôi nhớ đến tiến trình định cư hàng trăm ngàn thuyền nhân tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á trước đây mà cá nhân tôi đã tham dự trực tiếp trong nhiều năm trời. Các cơ quan thiện nguyện như USCC, IRC, LIRS, CWS v..v.. (tương tự như vai trò của VCF, VOICE hoặc BPSOS...) giúp đồng bào điền đơn và hoàn tất hồ sơ để nộp cho Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, sau khi Cao Ủy cứu xét và cảm thấy những hồ sơ nào hội đủ tiêu chuẩn tỵ nạn thì họ sẽ trình lên cho đại diện của các nước định cư như Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Anh, Úc v..v... Sau đó mọi quyết định đều nằm trong tay các viên chức di trú của những quốc gia đó. Người tỵ nạn khai báo như thế nào, thành thật hay giả dối là hoàn toàn do sự thẩm định của viên chức phỏng vấn. Cơ quan thiện nguyện không chịu bất cứ một trách nhiệm gì. Ai đã từng vượt biên, vượt biển chắc cũng đều biết rõ điều này!
 
Tiến trình phỏng vấn hơn 100 thuyền nhân và ngưới tỵ nạn cùng thân nhân của họ tại Thái Lan cũng tương tự như vậy, có khác chăng là không có sự tham dự của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, mà hồ sơ được trao trưc tiếp cho cơ quan thẩm quyền của chính phủ Canada tại Thái Lan để họ phỏng vấn. Trong thủ tục này, bài báo có đề cập đến 5 người mà họ cho rằng “không phải là những người mà chính phủ Canada muốn giúp đỡ” (nhưng họ chỉ nêu tên 3 người: một là ông Võ Văn Dũng, cựu thuyền nhân, có người vợ tên Trương Lan Anh, không phải thuyên nhân, nhưng luật cho phép, vợ được đi theo chồng (hay ngược lại), bất kể mang quốc tịch nào và có tài sản hay không!  Còn một là ông Sabay Kieng, người tỵ nạn Việt gốc Campuchia).
 
Xin nhắc lại rằng tất cả hơn 100 người tỵ nạn nói trên đều nằm trong hai danh sách do linh mục Peter Namwong trao cho tổ chức VCF, VOICE, cũng như trực tiếp cho chính phủ Canada kể từ năm 2006, vì chỉ có ngài mới biết lai lịch của những người này mà thôi. Và kể từ ngày đó cho đến khi họ được cứu xét để đi tỵ nạn thì tất cả đều đã phải chờ đợi từ 8 cho đến 11 năm trời, tiếp tục cuộc sống bất hơp pháp ở Thái Lan. Biết bao nhiêu điều đã xảy ra, vật đổi sao dời!
 
Thật ra trong suốt hơn 20 năm sống ẩn dật ở Thái Lan kể từ khi trốn trại để tránh bị cưỡng bức hồi hương, người tỵ nạn đã phải tìm đủ mọi cách để sống còn, cũng như để kiếm tiền nuôi sống gia đình, kể cả làm giấy tờ giả để đi lại làm ăn, buôn bán. Sống chui rúc, hay sống sung túc là do họ tự phấn đấu với cuộc đời lưu vong nơi xứ lạ quê người. Có kẻ thì rất khấm khá, có người thì vẫn thiếu thốn. Tuy nhiên không ai, kể cả linh mục Namwong hay VCF hoặc VOICE biết được họ làm gì hay sinh hoạt ra sao? Trong lúc đó thì hồ sơ xin tỵ nạn của họ vẫn nằm đợi chính phủ Canada phỏng vấn! Khi được phỏng vấn, họ khai báo những gì, đúng hay sai thì những người không có thẩm quyền chẳng làm sao mà biết được!
 
Cho đến nay, nếu qua phóng sự điều tra này của CBC News, mà chính quyền Canada xem lại hồ sơ của các trường hợp trên và khám phá ra có sự sai sót trong qua trình cứu xét thì đó là trách vụ của sở di trú Canada, và hậu quả xẩy ra như thế nào thì người được họ phỏng vấn sẽ phải trả lời! Còn VOICE vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ thiêng liêng, vô vụ lợi của mình là giúp người bất hạnh, giúp được người nào, hay người đó. VOICE cũng tha thiết mong mỏi các cá nhân, các hội đoàn quan tâm đến người tỵ nạn, khi nghe họ kêu gào “xin hãy cứu giúp chúng tôi”, thì hãy cứu họ một cách thực tế, đó là vận động cho họ được các quốc gia tự do đón nhận. Chỉ trích hay moi móc những sơ hở của chương trình định cư như tựa đề của bài báo sẽ chẳng giúp gì được cho đồng bào, ngược lại chỉ tạo thêm khó khăn và nguy hiểm cho cuộc sống của họ hiện nay mà thôi!

Một trong những điểm đáng lưu ý, là ở phần cuối của phóng sự truyền hình cùng đề tài của CBC News TV, cô xướng ngôn viên Canadian có nhắc khán thính giả một câu rằng: “Các viên chức liên bang không nói cho chúng tôi biết là có một người nào đang bị điều tra hay không?”. Tuy nhiên tổ chức VOICE lại rất mong chính phủ Canada sẽ có một cuộc điều tra sâu rộng để giải tỏa mọi lời đồn đoán thiếu trung thực, đồng thời bạch hóa những việc làm hợp pháp của VOICE.

Trước đây, mỗi khi đối chất với những kẻ vu khống việc làm của VOICE nhưng không trưng được bằng cớ nào, thì họ đều vu vơ nói: Chỉ có Trời mới biết mà thôi! Nay thì Trời đã trả lời và minh oan cho những việc làm nhân ái của các thành viên tổ chức nhân đạo này ở khắp nơi trên thế giới. Và quả đúng là: Trời Cao Có Mắt.

Nam Lộc  

--------------------------------

CBC Investigates
Oct 10, 2019

Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada đang điều tra một số vi phạm luật pháp liên bang có khả năng đã xảy ra
Eric Szeto, Joseph Loiero, David Common · CBC News · Posted: Oct 10, 2019 4:00 AM ET | Last Updated: October 10

Võ Văn Dũng đến Sân Bay Quốc Tế Pearson ở Toronto vào năm 2016 từ Thái Lan. Một cuộc điều tra của CBC đã phát hiện ít nhất năm người, bao gồm ông Dũng, được cho nhập cư vào Canada thông qua một chương trình tái định cư đặc biệt, mặc dù họ có vẻ không phải là những người mà chính phủ liên bang muốn giúp đỡ. (Pho Duc Lam/Facebook)

Võ Văn Dũng đưa ngón tay cái lên trước ống kính truyền hình khi ông đi qua Sân Bay Quốc Tế Pearson, Thành phố Toronto.
Cùng với hơn 100 "thuyền nhân" Việt Nam đến Canada trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2017, có thể nói ông đã đáp xuống đất nước này sau 20 năm sinh sống trong bóng tối xã hội.
Thay vì chịu đựng sự cai trị của Cộng Sản ở Việt Nam, nhiều người trốn chạy khỏi quê hương mình sau Chiến Tranh Việt Nam đã xin tỵ nạn ở nước láng giềng Thái Lan vào những năm 1970 và 80. Nhưng việc tỵ nạn đồng nghĩa với phải trả giá. Trong nhiều thập niên, họ là những người "vô tổ quốc," sống một cuộc sống "không được thừa nhận". Họ không thể làm việc mà không bị đe dọa bắt giữ hay xử phạt. Họ không được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế. Một số phải lệ thuộc vào các khoản cứu trợ để sống qua ngày.
Họ có rất ít hoặc không có sự lựa chọn nào cho đến khi Canada tiếp nhận họ theo một chương trình đặc biệt được thiết kế nhằm tái định cư các thuyền nhân mà trước đó đã sống trong hoàn cảnh vô vọng.
Nhưng CBC News được tin rằng trước khi đến Canada, ông Dũng rõ ràng đã có một cuộc sống sung túc hơn.
Người đàn ông 57 tuổi này trước đó điều hành một cơ sở kinh doanh tour du lịch có hướng dẫn viên. Có trụ sở chính tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Lữ Hành Đỏ Sài Gòn (Saigon Red Travel Company Limited) cung cấp các tour du lịch giữa Việt Nam và Thái Lan. Và ông Dũng cũng vô tư không che giấu việc làm ăn và các dự án kinh doanh lữ hành của mình, vẫn thản nhiên chụp ảnh cùng nhân viên và đăng trên mạng xã hội.

Tấm danh thiếp xác nhận ông Võ Văn Dũng là giám đốc của công ty Saigon Red Travel, có trụ sở chính tại Việt Nam. (Submitted)

Cuộc điều tra của CBC về chương trình này phát hiện rằng ít nhất năm người, bao gồm ông Dũng, được Canada cho nhập cư mặc dù họ không phải là những người mà chính phủ Canada muốn giúp đỡ, điều mà đã đặt ra một số nghi vấn về quá trình kiểm tra và xét duyệt nhằm mục đích bảo vệ hệ thống di trú của quốc gia này.
Ông Guiddy Mamann, luật sư chuyên biện hộ cho người tị nạn ở Toronto, đã chia sẻ với chúng tôi rằng, "Canada được biết đến là tấm gương sáng cho cả thế giới về những chương trình nhân đạo cứu giúp những người tha hương, những người mà đã không may rơi vào hoàn cảnh bế tắc vì một lý do nào đó."








No comments: