VỤ VƯỜN RAU LỘC HƯNG
(tổng
hợp)
.
.
Hòa Ái, phóng viên RFA
.
.
.
(VOA)
.
(BBC)
-----------------------------------------------------
Thứ Năm, 01/10/2019 - 07:09 — nguyenvandai
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là tới Tết cổ truyền
của dân tộc Việt Nam. Theo truyền thống, ngày Tết cổ truyền là ngày của đoàn tụ
của mọi gia đình Việt Nam trong một gia đình ấm cúng để đón Tết và vui Tết sau
một năm lao động cực nhọc và của cả những người phải xa gia đình.
Vậy mà ngay trong những ngày đầu Năm mới 2019, nhà cầm
quyền cộng sản Việt Nam đã huy động một lực lượng liên ngành với các phương tiện
cơ giới hùng hậu tới tàn phá, cướp bóc nhà cửa, ruộng vườn của những người dân
Công giáo hiền lành ở khu Vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình, Sài Gòn.
Nhà cầm quyền cộng sản đã không dừng bàn tay tội ác
của họ mặc cho những người dân yêu cầu bồi thường cho họ thoả đáng để họ có tiền
mua nhà ở trước khi cướp phá hoặc để cho họ đón xong Tết cổ truyền của dân tộc.
Mặc dù, những người dân đã xây dựng nhà cửa và cư
trú trên mảnh đất này từ thời cha ông của họ vào thập niên 1950 của thế kỷ 20.
Nhiều thập kỷ trước khi đảng cộng sản Việt Nam thiết lập được sự cai trị của họ
trên mảnh đất này.
Người Việt sống trên đất nước, mảnh đất của mình, vậy
mà lại bị những kẻ là đồng bào của mình khoác áo cộng sản, nhân danh chính quyền
để tàn phá nhà cửa, ruộng vườn. Người dân vô tội bị đẩy vào cảnh màn trời, chiếu
đất, vô gia cư,…
Trong lịch sử thế giới hiện đại, chưa thấy một nhà cầm
quyền nào đối xử với người dân của mình độc ác và tàn bạo như vậy.
Để
so sánh một chút giữa chế độ cộng sản và các nền chính trị dân chủ văn minh
khác:
Từ khi nổ ra các cuộc xung đột, nội chiến ở khu vực
Trung Đông, Bắc Phi. Có hàng triệu người dân ở khu vực này phải chạy nạn để
tránh chiến tranh, xung đột.
Và họ được các nước Âu Châu đón nhận và cưu mang.
Khi họ được các nước Âu Châu nhận tị nạn, họ được chính phủ các nước Âu Châu sắp
xếp nhà ở, cung cấp tiền ăn ở mức dư dả, được cung cấp dịch vụ chữa bệnh, học
tiếng, học nghề miễn phí.
Tại CHLB Đức, gia đình tôi cùng với trên một triệu
người tị nạn từ Trung Đông và Bắc Phi được hưởng các phúc lợi xã hội như những
công dân Đức.
Cụ thể, ngay sau khi rời khỏi nhà tù cộng sản tới nước
Đức. Vợ chồng tôi được chính quyền địa phương sắp xếp cho một căn hộ 2 phòng ngủ,
nhà tắm, vệ sinh, bếp riêng biệt. Không phải trả tiền nhà, điện, nước, vệ
sinh,…. Được cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, học tiếng Đức, … miễn phí. Mỗi
người được trợ cấp tiền ăn là 374Euro mỗi tháng. Trước mắt, chúng tôi được học
tiếng Đức hết năm 2019.
Các gia đình người Afganistan, Syria, Iran,… ở cạnh
nhà tôi, họ đã tới Đức được 3-4 năm, nhưng họ vẫn được chính phủ Đức nuôi toàn
bộ vì họ chưa tìm được công việc phù hợp.
Qua sự so sánh nhỏ trên để chúng ta có thể thấy rất
rõ ràng, cũng là người Việt Nam. Nhưng khi sống trên quê hương, Tổ quốc của
mình thì bị phân biệt đối xử vì quan điểm chính trị khác biệt. Bị tước đoạt các
quyền tự do, bị đánh đập, bị cầm tù,…. Và hàng triệu người dân oan khác đã và
đang tiếp tục bị cướp tài sản, nhà cửa, ruộng vườn,…, như vụ Vườn rau Lộc Hưng
đang xảy ra.
Chúng ta không thể chấp nhận một chế độ
cộng sản độc ác và phi nhân tính như vậy. Chỉ với một
nhóm 200 tên Uỷ viên trung ương và Bộ chính trị mà chúng cai trị trên 90 triệu
người dân một cách độc đoán và chuyên quyền.
Chỉ cần người dân, đặc biệt là hơn 8 triệu người
Thiên Chúa giáo cùng nhau đoàn kết lại thì chúng ta có thể thổi bay nhà cầm quyền
cộng sản với các công cụ bảo vệ chế độ trong tay.
Với quyền năng và sự chúc phước của Thiên Chúa,
không có việc gì khó với Ngài. Cái khó nằm ở chính chúng ta, và chỉ khi nào
chúng ta hành động thì Ngài mới phù trợ.
Hãy kết nối để tạ ra sự đoàn kết ngay hôm nay, ngày
mai chúng ta có sức mạnh sẽ đập tan cường quyền và bạo lực, mang lại tương lai
tươi sáng cho muôn đời con cháu và đất nước, dân tộc Việt Nam.
--------------------------------
Thứ Năm, 01/10/2019 - 08:09 — VietTuSaiGon
50 năm sau cái Tết kinh hoàng Mậu Thân 1968, một cái
Tết mà khi người người, nhà nhà ở Nam vĩ tuyến 17 đang chuẩn bị đón Tết, đang
cúng Giao Thừa, đang ăn cơm họp mặt cuối năm – đầu năm, đang khui rượu Tết,
đang chúc tụng… Đang trải lòng mình với đất trời và tình người, thì súng nổ,
máu chảy, nhà sập, xơ xác, tan nát, đau khổ, chết chùm… Mọi cái chết kinh hoàng
nhất diễn ra ở các thành phố Nam vĩ tuyến 17, trong đó, nặng nề và thảm khốc nhất
là Sài Gòn và Huế. Sau 50 năm “im tiếng súng”, hai miền thống nhất, mọi sự oán
thù tưởng như đã phôi phai. Nhưng không! Người dân Việt Nam vẫn chưa bình yên!
Vì sao tôi nói người dân Việt Nam vẫn chưa được sống
bình yên? Vì suốt 50 năm qua, người Cộng sản có thể thay đổi nhiều thứ, nhưng
có một thứ (trong nhiều thứ mang đặc trưng Cộng sản) vẫn chưa thay đổi, đó là bất
chấp và máu lạnh. Vì sao?
Vì nhắc lại Tết Mậu Thân 1968, người ta không khỏi
rùng mình khi nhớ rằng trước Tết đã có hiệp định ngừng chiến giữa hai bên để bà
con ăn Tết. Và theo qui ước chiến tranh thì người ta (thế giới tiến bộ) không
bao giờ nổ súng trong những giờ phút thiêng liêng, ví dụ như ngày Tết cổ truyền
chẳng hạn! Ở đây, người Cộng sản đã nhắm vào ngày giờ phút thiêng liêng, ngay
cái giây phút mà người người đang hướng thượng, hướng về nguồn cội, tổ tông và
quên đi mọi tị hiềm, quên đi mọi thù hận, mọi sự đều được gác sang một bên để
dành cho bữa cơm đoàn viên cuối năm – đầu năm. Và điều này đã trở thành triết
lý của dân tộc “trời đánh cũng tránh bữa ăn”.
Nhưng người Cộng sản đã bất chấp điều này, họ nhắm
ngày vào bữa cơm thiêng liêng nhất để nổ súng, khai hỏa cuộc chiến. Chắc chắn rằng
sau lần khai hỏa của họ, sẽ có những cái chết bên mâm cơm, những cái chết miệng
còn búng cơm, những cái chết dang dở bên bữa cơm đoàn viên… Và còn nhiều cái chết
khác rùng rợn, đau đớn hơn ngay trong giờ phút thiêng liêng của dân tộc!
Sau 50 năm, tính bất chấp của người Cộng sản vẫn
chưa có gì thay đổi, thậm chí có chiều hướng man rợ hơn trước, bất chấp và máu
lạnh hơn trước. Bởi lẽ, 50 năm trước, dù sao thế giới tiến bộ vẫn còn xa lạ với
dân tộc này, 50 năm trước, phương tiện truyền thông của “đế quốc Mỹ” vẫn có
khuynh hướng đứng về phía người Cộng sản bởi dân tộc Mỹ không muốn lún sâu vào
cuộc chiến Việt Nam, bởi có quá nhiều con em Mỹ Quốc bỏ mạng một cách vô lý
trên dải đất hình chữ S này và bởi người Mỹ không còn muốn nhìn thấy súng đạn của
Mỹ tiếp tục trút xuống bất cứ nơi nào. Chính vì vậy mà truyền thông Mỹ vẫn có
chút gì đó “bao che” cho tội ác của người Cộng sản.
Còn bây giờ, khi truyền thông tiến bộ đang xoáy mũi
dùi vào nhà độc tài Cộng sản, khi công luận thế giới đã quá ngán ngẫm trước những
hành xử của kẻ độc tài và đặc biệt, khi mà thế giới tiến bộ đang xếp người Cộng
sản vào hạng bét của thang nhân quyền, tiến bộ, dân chủ… Thì họ vẫn bất chấp.
Ngay dịp Tết cận kề, ngay lúc hàng trăm ngôi nhà, thậm chí hàng ngàn thân phận
con dân Việt đang chuẩn bị đón Tết bằng cách ki cóp từng đồng để dọn rửa mảng
tường, để mua sắm thêm bình sơn mà sơn quét bàn thờ gia tiên, sơn quét căn nhà
đón Tết… Nhìn chung, mọi thứ năng lượng dành dụm, ki cóp của cả một năm vất vả
đều dành cho dịp Tết (thế người ta mới nói rằng Tết là dịp để căn tính người Việt
thể hiện rõ nét nhất) thì đùng một cái, chính quyền tới đập nhà, hất mọi thứ ra
đường!
Ở đây tôi không muốn bàn tới chuyện đúng – sai của
người dân trong việc họ xây nhà trên vườn rau (có thể các nhà dân xây trên đất
vườn là không đúng luật nhà đất hiện hành: Đất xây trên diện tích vườn, ruộng,
chưa đăng ký hoặc chuyển loại hình sang đất xây dựng thì bị xem là trái phép
cho dù đất đó có bao nhiêu đời) mà vấn đề là tính nhân bản, nhân văn của một chế
độ, một chính quyền.
Bởi suy cho cùng, chính quyền cũng từ nhân dân mà ra
và thiên chức cuối cùng của chính quyền là bảo vệ và phục vụ nhân dân (đúng với
lý thuyết của nhà cầm quyền Cộng sản bấy lâu nay!). Nhưng thử hỏi, quan tâm,
chăm sóc hay giám sát nhân dân kiểu gì mà nhà người ta xây cả trăm căn mới biết?
Và khi nhân dân tạm an cư lạc nghiệp thì ngay trong cái dịp thiêng liêng nhất,
đó là cuối năm, Tết cổ truyền, chính quyền lại mang cả hệ thống công an, cảnh
sát, xe ủi, cơ giới, giang hồ và các thành phần khác tới đập phá nhà dân, xua
dân ra đường trong giá lạnh, không có nơi ăn Tết, không có chỗ ngủ, thậm chí
trong đó trẻ con có thể không có giường để ngủ, chúng sẽ đón một cái Tết bơ vơ,
lạc lỏng, ngạc nhiên và hoảng loạn đến tột độ trước câu chuyện của người lớn.
Sự ngạc nhiên chẳng kém ông bà của chúng cách đây 50
năm, lúc đó họ là những đứa trẻ, cũng đã ngạc nhiên và hoảng loạn trước tiếng
súng, trước cái chết, trước nhà cửa sập đổ. Nhưng dẫu sao thì những đứa trẻ thời
chiến tranh cũng đỡ tổn thương hơn bởi tình hình chung lúc đó là chiến tranh, mọi
đứa trẻ đều mơ hồ nhận thấy sự nguy hiểm chung của thế giới chung quanh. Ở đây,
khi mọi đứa trẻ đều được ăn Tết, được ở nhà cửa mới trang hoàng, được xúng xính
áo quần Tết, ăn món ngon… Thì có những đứa trẻ bước ra từ Lộc Hưng hoang địa, nỗi
đau của cha mẹ chúng và sự hoảng loạn của chúng càng trở nên khủng khiếp hơn
trước một cái Tết chỉ có lẻ loi và không nhà!
Sau 50 năm, có một Mậu Thân khác vừa càn quét qua vườn
rau Lộc Hưng, và có những mùa xuân khác cũng na ná mùa xuân Mậu Thân 1968 khi
tiếng súng đã im nhưng lòng người vẫn nhuốm màu khói lửa và tình người vẫn như
một trận chiến. Một trận chiến mà ở đó, nhân dân đã thay thế kẻ thù!
-------------------------------------
Thứ Tư, 01/09/2019 - 15:31 — tuankhanh
Liên tục trong nhiều ngày, những nạn nhân của vụ cưỡng
chiếm đất đai tại phường 6, Tân Bình, Sài Gòn xuất hiện trên các video - tự tố
cáo và được phỏng vấn - đã mô tả khá rõ những gì đang diễn ra. Dĩ nhiên, giờ
đây không còn một tên gọi nào khác, ngoài việc khẳng định sự bất lương của kẻ cầm
quyền là điều cần phải ghi nhớ.
Hầu hết những người xuất hiện trên video đều nói giọng
Bắc. Chỉ có một số ít người nói giọng Nam. Nhưng nguồn gốc của họ, là những người
đã tìm cách di cư khỏi một chế độ đang âm mưu một cuộc đại cướp bóc và giết hại
dân lành. Đấu tố, xét lại... ở miền Bắc sau 1954 là những minh chứng bằng lịch
sử của máu và nước mắt Việt Nam, trên phông nền rầm rập tiếng hô vang chủ nghĩa
quốc tế cộng sản, đậm màu Trung Quốc.
Những người nói giọng Bắc ở vườn rau Lộc Hưng hôm
nay cũng run rẩy và đau đớn, không khác gì cha ông của họ vào những ngày ôm con
gà, tượng chúa cùng niềm hy vọng vào Nam, rồi nghe người thân của mình bị chôn
sống, bị chặt đầu ở quê mình mà bàng hoàng vì thấy mình may mắn còn sống sót.
Những người nói giọng Bắc thật thà, chỉ mong được sinh sống làm ăn. Khốn khó mấy
cũng cam, bắt đầu lại mọi thứ cũng thuận. Trên tay của họ là cái cuốc, hạt giống
và mồ hôi thấm đất. Họ không chọn cầm AK, hay bao bố để bắt cóc ai đi trong đêm
khuya vì lý tưởng đại đồng.
Chính quyền của tổng thống Ngô Đình Diệm đã làm mọi
thứ để có thể an cư gần một triệu ngưởi ở miền Nam, những người không chọn chế
độ cộng sản làm bạn đường, tự nguyện xuống tàu để có thể bắt đầu lại cuộc đời.
Mọi thứ ổn định cho đến năm 1975, khi nước VNDCCH ở phía Bắc mở cuộc chiến vào
nước VNCH và hoàn tất. Và dù muốn hay không, tất cả những gì thuộc về hành
chính, tài sản và sở hữu của người miền Nam đều phải được quyền công nhận khi
chính quyền mới gọi là thống nhất và hoà bình. Nhưng thực tế thì không phải vậy.
Có ít nhất đã có 3 lần, chính quyền mới mở các đợt cướp bóc tài sản và xoá quyền
sỏ hữu của hàng triệu người dân một cách vô lương, gọi là đánh tư sản. Cướp và
âm mưu cướp từ chính quyền mới là những điều có thật.
Trãi qua những ngày tháng ấy, tưởng chừng mọi thứ sẽ
chỉ còn là dĩ vãng. Non nửa thế kỷ của một nước Việt Nam tuyên bố giàu mạnh,
công bằng và văn minh, vườn rau Lộc Hưng may mắn còn sót lại, vì mảnh đất có vẻ
nghèo nàn ấy chưa có dịp lọt vào mắt xanh những kẻ cầm quyền cơ hội. Và vào lúc
đất nước “cường thịnh”, ai đó đã chợt nhận ra vài ngàn mét vuông giữa lòng Sài
Gòn là một món lợi khổng lồ. Một món lợi phải được khai thác như thường lệ,
nhân danh dự án, quy hoạch vườn hoa, trường học, quảng trường, tượng đài... Những
kẻ cơ hội và cướp ngày nhân danh mọi thứ, nhưng không hề thât sự có gương mặt
hay số phận con người.
Hàng trăm nhân viên đủ loại của nhà nước giàu mạnh,
công bằng và văn minh ấy đã bịt mặt, mở cuộc cướp đất, phá nhà của hơn 100 gia
đình, khi Tết Nguyên Đán 2019 chỉ còn vài tuần lễ nữa. Khắp nơi, trong nhịp
phát triển hào hùng của Việt Nam, văng vẳng tiếng khóc, tiếng kêu giọng Bắc
quen thuộc về nỗi đau và căm giận. Tiếng kêu có của cả những người không là nạn
nhân, mà chỉ là người chứng kiến.
Mới đây thôi, một quan chức của chính quyền đã nói rằng
“tôi nói giọng Bắc, nhưng không gạt bà con” để cố thuyết phục về tính liêm
chính trong vụ cướp đất của hàng ngàn người dân tại Thủ Thiêm, quận 2. Nhưng lẫn
trong tiếng quát tháo bắt người, đập nhà vào đầu tháng 1/2019 ở vườn rau Lộc
Hưng cũng không thiếu những giọng Bắc hung hăng, công khai hiện hình là bọn
cướp đất phá nhà dân lành. Những giọng Bắc từ nhà cầm quyền, gợi nhớ biết bao
điều.
Ôi đất nước những ngày huy hoàng, “có bao giờ được
như thế này đâu”, nhưng bên tai, sao chỉ còn nghe thấy những giọng Bắc hốt hoảng
và đau thương với cuộc đời của mình. Những giọng Bắc của con trẻ, người già, phụ
nữ, và của những người thương phế binh yếu ớt không còn nơi nương tựa. Những nỗi
đau thương sao như di sản cha truyền con nối. Chỉ khác là họ hôm nay, không may
mắn bằng cha mẹ mình ở thế kỷ trước, vì không biết phải bước chân xuống chuyến
tàu nào để thấy được hy vọng.
Những giọng Bắc nạn nhân ấy, không thể gạt chúng ta.
Những giọng Bắc nghẹn ngào như cào cấu vào tim người. Nó mãi mãi nhắc chúng ta
- những người Việt - về một sự thật được ghi lại trong lịch sử của đất nước này
về những loại giọng Bắc được biết: của người dân chân chất và của bọn trá nguỵ
(Ảnh: Fb Ky Mai)
------------------------------------
Hòa
Ái, phóng viên RFA
2019-01-10
2019-01-10
Vườn rau Lộc Hưng ở phường 6, quận Tân Bình, thành
phố Hồ Chí Minh (HCM) rộng khoảng 5 héc-ta, do người Bắc di cư vào Nam
năm 1954 khai khẩn, và hiện là nơi cư ngụ của hơn 100 hộ dân. Vào ngày 4 và
ngày 8 tháng 1 năm 2019, Chính quyền quận Tân Bình tiến hành cưỡng chế khu vực
vườn rau Lộc Hưng.
RFA có cuộc hội luận với Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc,
Linh mục Lê Ngọc Thanh và cư dân vường rau Lộc Hưng, cô Thi xoay quanh chủ đề
việc cưỡng chế vừa nêu có đúng pháp luật?
Cô
Thi: Xin phép được thưa, gia đình tôi cũng là một nạn
nhân trong vụ cưỡng chế vừa rồi. Tất cả những căn hộ, phòng trọ…của chúng tôi
đã tan nát. Không phải chỉ riêng mình gia đình tôi, mà toàn bộ những hộ dân ở
vườn rau Lộc Hưng bây giờ đã bị san bằng hết rồi.
Thật là đau xót khi tôi nhìn thấy họ ức hiếp đưa 1,
2 cụ già ra khỏi nơi mà người ta đã sinh sống ở đây. Trên băng ca mà tôi nhìn
thấy một sự rất tuyệt vọng. Và người dân chúng tôi đang rất phẫn nộ đối với việc
nhà cầm quyền đã cưỡng chế chúng tôi mà không có một thông báo, cũng như không
có một giấy quyết định nào để gửi cho chúng tôi cả.
Bây giờ hoàn cảnh của bà con chúng tôi thì mỗi người
mỗi phương. Ai tìm được chỗ nào nương tựa thì nương tựa thôi. Người thì ở ngay
trên đống đổ nát đó. Người thì vật vạ chỗ này chỗ kia. Bây giờ bà con chúng tôi
rất đau khổ. Có người hiện nay không biết đi đâu về đâu. Họ chỉ có khóc thôi.
*
Hòa
Ái: Hòa Ái đọc được một thông báo của của Ủy ban Nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh, số 6035/UBND-NCPC, ghi ngày 26/10/16, gửi cho Thanh
tra Chính phủ. Trong nội dung của thông báo này có phần đề cập đến các hộ dân ở
vườn rau Lộc Hưng, tại phường 6, quận Tân Bình không được chứng nhận hợp pháp về
đất đai ở đây, cũng như không được phép xây cất. Thực hư về thông báo này, cư
dân vườn rau Lộc Hưng có biết sự thể như thế nào không, thưa Linh mục Lê Ngọc
Thanh?
Linh
mục Lê Ngọc Thanh: Cư dân Lộc Hưng cho biết Chính phủ hay Ủy ban Nhân
dân thành phố và quận Tân Bình không có gửi một văn bản chính thức nào về những
thông tin từ việc khai báo cho đến những kế hoạch, dự án…hoàn toàn không có gửi
đến dân. Họ chỉ gửi lên cấp trên hay gửi cho những nơi nào khác thôi.
Gần như cái văn bản duy nhất mà người dân nhận được,
mà không phải tất cả các hộ dân nhận được hết là thông báo cưỡng chế vừa rồi,
được ký vào ngày 28 hay 29 tháng 12 gì đó. Còn những báo cáo, quyết định…thì đến
giờ phút này, tôi không nghe bà con nói có. Tôi với tư cách đứng tên Nhà Thương
phế binh Đơn thân, cũng không nhận được thông báo. Tôi thấy được thông báo giải
tỏa qua mạng xã hội, chứ cũng không được chính quyền thông báo.
*
Hòa
Ái: Thưa Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, qua vụ cưỡng chế khu
vực vườn rau Lộc Hưng, dư luận lên tiếng gay gắt trên mạng xã hội. Họ đặt câu hỏi
rằng chính quyền thành phố Hồ Chí Minh (HCM) ở đâu mà một biến cố lớn như vậy
đang xảy ra, trong khi vụ việc Thủ Thiêm vẫn còn đang rất nóng. Theo Luật sư
thì thủ tục pháp lý hay người dân ở vườn rau Lộc Hưng cần phải làm gì thì mới
có thể làm việc đúng pháp luật với phía chính quyền liên quan vụ cưỡng chế?
Luật
sư Trịnh Vĩnh Phúc: Chúng tôi tiếp nhận được văn bản do người dân gửi tới,
mà văn bản đó không phải tống đạt cho người dân, chỉ được treo niêm yết trên
vách tường. Đó là công văn thông báo số 159, đề ngày 28/12/18. Thông báo ghi sẽ
tiến hành cưỡng chế trong thời gian 90 ngày đối với khu vườn rau. Chính quyền
cũng không có viện dẫn các quyết định thu hồi đất, các văn bản pháp lý mà chỉ
nói rằng đây là chủ trương có sự chỉ đạo của một số cơ quan Đảng ở thành phố
HCM. Thực hư ra sao chúng tôi chưa biết. Nhưng cách viện dẫn như thế là không đảm
bảo quy định pháp luật. Và, họ có nêu ra rằng cưỡng chế đối với những trường hợp
xây cất trái phép ở thời điểm từ đầu năm 2018, tức là trong vòng một năm trở lại
đây. Nhưng trên thực tế, việc cưỡng chế được thực hiện đối với trên trăm hộ
dân, gần 200 căn nhà; trong đó có những căn nhà được xây cất từ nhiều năm trước,
ít ra từ những năm trước năm 2018. Thế nhưng tất cả đều trở thành nạn nhân-đối
tượng chung của việc cưỡng chế.
Và thông báo số 159, trên đó không thể hiện một chủ
thể của người dân. Gần như họ xem miếng đất đó là đất hoang, trong khi người
dân thực sự đã hiện diện từ lâu, gắn bó, sinh sống, có cơ sở, nhà trọ…Cuộc sống
gắn liền nguồn sống của họ. Chỉ đọc qua văn bản, có thể người không biết chỉ thấy
rằng là đâu có đụng chạm gì tới ai, chắc là chỉ một số người lấn chiếm mặt đường
vậy thôi; nhưng không ngờ miếng đất trên diện tích gần 5 héc-ta của trên 100 hộ
dân sinh sống. Trong đó còn cả một khu nhà dành cho thương phế binh đơn thân,
những người đã sống cùng cực đau khổ, nay được một cơ sở nhà thờ giúp đỡ; đáng
lẽ phải biết nâng niu quý trọng, phải tạo điều kiện. Không giúp được họ thì
thôi, mà lại hủy diệt nguồn sống của họ
Như vậy rõ ràng văn bản của thông báo này là một văn
bản mang tính cách ngụy biện. Một văn bản đánh lừa, làm cho dư luận nhầm tưởng
rằng việc chính quyền cưỡng chế là chỉ cưỡng chế một số hộ lấn chiếm mới sau
này nhưng thật ra là họ cưỡng chế toàn bộ. Đây là điều chúng tôi cho rằng không
chấp nhận được.
Thêm vào đó, việc cưỡng chế, thu hồi đất phải có quyết
định, phải giải quyết việc bồi thường, phải xem xét bố trí tái định cư, phải có
sự hiệp thương của các hộ dân. Việc cưỡng chế là phải có biên bản vi phạm, phải
có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phải có quyết định và thông báo cưỡng
chế theo trình tự pháp luật. Còn đằng này chỉ bằng một thông báo của Ủy ban
Nhân dân phường trên những căn cứ rất lỏng lẻo, mơ hồ như thế mà huy động tất cả
lực lượng của quận để cưỡng chế, triệt hạ, đập phá toàn bộ nhà cửa và đẩy mọi
người ra khỏi khu vực họ đang ở ổn định, trong đó chính là nguồn sống của họ.
Tôi cho rằng như vậy là hoàn toàn không được.
Nhận xét của tôi, khi cưỡng chế mà người ta không có
quyết định thu hồi đất hay quyết định cưỡng chế vì họ làm như vậy có thể được
hiểu là sẽ làm cho người dân (đối tượng bị cưỡng chế) không có căn cứ để khiếu
nại, không có văn bản để dựa vào đó khiếu kiện. Chỉ có thể khiếu kiện trên một
quyết định hành chính. Nay không có quyết định thu hồi đất, không có quyết định
cưỡng chế thì làm sao mà khởi kiện? Tòa án nào thụ lý đây? Đó là việc làm không
thể hiện sự tôn trọng pháp luật. Chúng tôi nhận thấy có nhiều cuộc cưỡng chế,
nhưng đây là cuộc cưỡng chế lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến mà chính quyền
không ra quyết định như vậy.
*
Hòa
Ái: Xin hỏi cô Thi rằng sự việc diễn ra quá nhanh và
quá bất ngờ thì cư dân ở vườn rau Lộc Hưng sắp tới có biết sẽ làm gì, thưa cô?
Cô
Thi: Thật ra chúng tôi không hề biết có một sự chuẩn bị rất
kỹ càng từ phía chính quyền như thế. Chúng tôi bị cưỡng chế hai lần trong một
tuần thì chúng tôi rất bất ngờ. Với một lực lượng hùng hậu của nhà cầm quyền
chuẩn bị rất kỹ lưỡng thì đúng là chúng tôi thất bại. Chúng tôi bất lực trước
hàng ngàn người khống chế chúng tôi. Chúng tôi không thể nào xoay sở kịp. Và nếu
như giả sử có một lần nữa thì chắc chúng tôi cũng chỉ đành bất lực. Bởi vì bà
con chúng tôi cũng chỉ là hạt cát thôi, không thể nào chống trả được.
*
Hòa
Ái: Thưa Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, trong những năm vừa
qua, liên quan vấn đề khiếu kiện đất đai của người dân khắp nơi tại Việt Nam và
những nơi mà dư luận đặc biệt quan tâm như Tiên Lãng, Dương Nội, Văn Giang, Đồng
Tâm và vụ việc Thủ Thiêm kéo dài đến 20 năm và bây giờ là Lộc Hưng thì theo nhận
định của Luật sư có phải chính sách sở hữu đất đai toàn dân đã đẩy người dân đến
mức cùng cực qua các vụ việc tiếp diễn liên tục như vậy và có phải đã đến lúc
Chính phủ và
Luật
sư Trịnh Vĩnh Phúc: Luật Đất đai là một đạo luật hầu như quan trọng bậc
nhất ở Việt Nam. Thế nhưng liên tục được sửa đổi, sửa đổi gần như mỗi năm diễn
ra kỳ họp Quốc Hội và càng sửa đổi thì càng không thấy hoàn thiện được, mà càng
bộc lộ những sai sót, những bất cập, những yếu tố không thể chấp nhận được
trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Khi người ta đặt ra điều kiện “đất đai sở hữu toàn
dân” thì có nghĩa là Nhà nước có thể thu hồi đất bất cứ của ai, bất cứ lúc nào.
Thành ra, đó là điều hết sức nguy hại. Ở khắp nơi của đất nước, bao nhiêu dự án
cũng biến thành bấy nhiêu số phận của hàng trăm, hàng ngàn, hàng chục ngàn người
dân bị oan, bị mất đất. Dù Chính phủ, dù Thanh tra, dù các cấp nỗ lực bao nhiêu,
dù Cơ quan Tiếp dân mở rộng đến cấp nào nhưng gần như càng thể hiện sự bế tắc
trong chính sách đất đai.
Tôi nghĩ đến lúc Nhà nước phải cần xem xét lại chính
sách đất đai. Quốc Hội cần phải minh thị bằng đạo luật, bằng sửa đổi. Theo đó,
phải công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai và bình đẳng, cũng như chính
sách về thu hồi đất cần phải có sự giám sát, sự hạn chế quyền của người thu hồi
đất hiện nay. Và rõ ràng chính những vấn nạn trong đất đai là môi trường màu mỡ
cho tham nhũng. Thật ra, tham nhũng đất đai là tham nhũng hàng đầu ở Việt Nam.
Chính sách đất đai hiện hành gây ra tham nhũng, tạo ra lợi ích nhóm và nó gieo
rắc bao nhiêu đau thương, mất mát cho người dân, biến đất nước Việt Nam hiện
nay thành cường quốc của dân oan
*
Tham
khảo toàn bộ nội dung cuộc hội luận tại đây:
9/1/2019
Tại sao không sử dụng cụm từ “thay đổi quyền sử dụng
đất” thay cho “thu hồi đất”. Lý do là “thu hồi đất” chỉ phù hợp
với các trường hợp vi phạm pháp luật khi sử dụng đất và phải bị thu hồi bằng một
bản án tuyên; còn các trường hợp khác là nhà nước nhận đất từ người nhượng đất,
hiến đất…
Chỉ
có thể truất quyền bằng một bản án hiệu lực
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của
người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn
liền với đất”.
Khoản 16, Điều 3 Luật Đất đai 2013 đã giải thích như
vậy về ý nghĩa cụm từ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông tư số
23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng xác lập quyền sở hữu tư
nhân này bằng các nội dung thể hiện trong “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. [http://bit.ly/2SOG03q]
Việc cưỡng chế ở Vườn rau Lộc Hưng vấp phải sự phản
đối mạnh mẽ của người dân ở đây.
Bộ Luật Dân sự 2015, Điều 236 “Xác lập quyền sở hữu
theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”,
quy định: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30
năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt
đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác”. [http://bit.ly/2QwdJNp]
Từ hai căn cứ văn bản nói trên, cho thấy Nhà nước cần
thay đổi cách nhìn pháp lý để phù hợp với Luật Đất đai, cũng như Hiến pháp
2013, Điều 32: “1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để
dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp
hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế
được pháp luật bảo hộ. 3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an
ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà
nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo
giá thị trường”.
Đã là “quyền” được xác lập bằng Hiến định và Bộ Luật
Dân sự, thì mệnh lệnh hành chính “thu hồi đất” cần phải dựa trên những căn cứ
pháp lý nào để đưa đến sự truất quyền đó của người dân. Và trên hết, nếu vẫn
không được sự đồng tình của người dân, thì chỉ bằng một án tuyên từ tòa án, các
quyền đó của người dân mới có thể bị hạn chế, hay thu hồi. Các bước cưỡng chế
cho ‘thu hồi quyền sử dụng đất’ chỉ được tiến hành sau bản án này của tòa.
Quyết
sách nào từ Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương?
Có thể dẫn chứng bằng một sự kiện đang rất nóng: thu
hồi đất khu vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình, TP.HCM bất chấp pháp luật,
kèm cả vũ lực diễn ra hôm 4-1, và tái diễn từ sáng sớm ngày 8-1. Nhiều người
dân phản đối đã bị chính quyền bắt giữ. Không có bất kỳ thỏa thuận đền bù nào ở
đây khi nhân danh Nhà nước, chính quyền quận Tân Bình đã thẳng tay đập phá tài
sản công dân, cô lập toàn bộ các sinh hoạt trong đời sống cư dân vườn rau Lộc
Hưng [xem thêm tại http://www.vietnamthoibao.org/2019/01/vntb-chu-tich-nguyen-thanh-phong-va-bi.html]
Linh mục Lê Ngọc Thanh, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn
cho biết theo tiến trình di cư từ Bắc vào Nam, 1954, hàng trăm gia đình Công
giáo và Lương đã đến khu đất Lộc Hưng gây dựng cuộc sống như những nông dân.
Nhà thờ Lộc Hưng cũng hình thành theo dòng di dân đó. Nơi đây, từ trước năm
1954 cũng đã có một số gia đình canh tác trên những phần đất nhỏ, trong cả khu
vực rộng lớn sau này gọi là vườn rau Lộc Hưng.
Sau 30 tháng Tư năm 1975, Lộc Hưng được UBND phường
7, nay là phường 6 quận Tân Bình, chia thành 4 tổ nông hội có trách nhiệm nộp
thuế cho nhà nước. Việc đóng và thu thuế được xác nhận bằng biên lai cho đại diện
các tổ trong khu vực vườn rau Lộc Hưng. Năm 1999, theo nội dung Luật Đất đai sửa
đổi, đặc biệt theo Chỉ thị 24/1999/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về tổng kiểm
kê đất đai, người dân vườn rau Lộc Hưng nộp đơn yêu cầu UBND phường 6 quận Tân
Bình xác nhận quá trình sử dụng đất theo chỉ thị trên.
Tuy nhiên câu trả lời của hai vị chủ tịch phường Vũ
Xuân Tâm và bà Trần Thị Ngọ tiếp đó vẫn đại ý là “đất do bà con khai phá canh
tác mấy chục năm nay mà ai cũng biết, khẳng định chưa có dự án hay quyết định
qui hoạch nào nên không thể giải quyết được vì đó là chỉ thị của cấp trên”.
Như vậy nếu tính từ mốc thời gian năm 1954 đến năm
1999, người dân khu vườn rau Lộc Hưng đã có 45 năm sinh sống, canh tác ổn định,
thực hiện đầy đủ trách nhiệm về thuế cho chính quyền. Bất kỳ dự án quy hoạch đất
đai nào trên phần diện tích khu vườn rau Lộc Hưng, như các viện dẫn luật ở đầu
bài viết, đều phải tiến hành các bước thỏa thuận đền bù, minh bạch nội dung lý
do “thu hồi đất”.
Một lưu ý, Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày
24-11-2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển
TP.HCM, không trao bất kỳ quyền lực nào cho lãnh đạo TP.HCM về kiểu cách quản
lý đất đai bất chấp pháp luật, như trong vụ cưỡng chế đất đai, nhà cửa khu vườn
rau Lộc Hưng đang diễn ra.
Có thể tìm hiểu nội dung “thí điểm cơ chế” từ phát
biểu liên quan đến Nghị quyết này của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân
vẫn còn được lưu giữ trên nhiều trang báo điện tử, như Tuổi Trẻ [http://bit.ly/2SHFuo6], Nhân Dân [http://bit.ly/2RhWVyX]. Chủ tịch UBND TP.HCM
Nguyễn Thành Phong cũng có những phát biểu tương tự: trang web của UBND TP.HCM
[http://bit.ly/2Au9uN9], báo Tiền Phong [http://bit.ly/2QsonVb].
Thế nhưng trên thực tế không rõ vì sao giữa nói và
làm lại có khoảng cách quá xa. Chính quyền TP.HCM đã mạnh tay đàn áp, cưỡng chế
bất chấp quy định pháp luật ở khu dân cư vườn rau Lộc Hưng.
Có lẽ đã đến lúc với tư cách Trưởng ban Chỉ đạo cải cách
Tư pháp Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng cần ban hành những quyết sách giúp chấn
chỉnh lại kỷ cương phép nước; đặc biệt là vai trò của tòa án trong mọi hoạt động
liên quan đến bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ quyền công dân.
T.G.
*
.
.
.
.
.
.
No comments:
Post a Comment