05/01/2019
Một
số nghị sĩ Mỹ vừa đề xuất sửa đổi Hiến pháp để giới hạn nhiệm kỳ đối với thành
viên của cả hai viện Quốc hội, CNN đưa tin.
Đề xuất này do thượng nghị sĩ Ted Cruz và hạ nghị sĩ
Francis Rooney của đảng Cộng hoà đưa ra ngày 3/1 vừa qua. Ba thượng nghị sĩ
(TNS) của đảng Cộng hoà là Marco Rubio, Mike Lee và David Purdue đồng bảo trợ
tu chính án này.
Cụ thể, các nghị sĩ đề xuất giới hạn hai nhiệm kỳ đối với TNS (mỗi nhiệm kỳ sáu
năm) và ba nhiệm kỳ đối với hạ nghị sĩ (HNS – mỗi nhiệm kỳ hai năm). Hiện
nay, Hiến pháp Mỹ không có giới hạn nhiệm kỳ đối với các nghị sĩ, nên nhiều người
có thể làm nghị sĩ hàng chục năm, nhiều người nắm quyền cho đến khi qua đời. Điều
này khác với chức vụ tổng thống, vốn bị giới hạn không quá hai nhiệm kỳ.
Nếu dự luật được thông qua, bản thân TNS Ted Cruz
cũng sẽ phải rời Thượng viện Hoa Kỳ khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2025.
Đây không phải lần đầu tiên Ted Cruz đề xuất dự luật
này. Ông đã từng đề xuất dự
luật tương tự hai năm trước đây, chỉ ít ngày trước khi Tổng thống
Donald Trump tuyên thệ nhậm chức.
“Từ rất lâu nay, các thành viên của Quốc hội đã lạm dụng quyền lực của
mình và phớt lờ ý chí của người dân Mỹ. Đạo luật giới hạn nhiệm kỳ đối với các
nghị sỹ tại Quốc hội đưa ra giải pháp cho sự đổ vỡ mà chúng ta thấy ở
Washington, D.C.”, TNS Ted Cruz nói
với đài ABC.
HNS Francis Rooney (bang Florida), người vừa giành
chiến thắng cho nhiệm kỳ thứ hai tại Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ tháng
11, cho
biết một số lượng áp đảo người dân Mỹ ủng hộ một bản sửa đổi, hay còn gọi
là tu chính án hiến pháp như vậy.
“Tôi cho rằng với tư cách là nhà lập pháp, chúng ta nên noi gương những
người cha lập quốc của chúng ta, Tổng thống George Washington và Thomas
Jefferson, những người không coi làm chính trị là một loại nghề nghiệp. Lịch sử
của chúng ta có đầy đủ các ví dụ về các nhà lãnh đạo đã phục vụ nước Mỹ trong một
thời gian và trở lại cuộc sống riêng tư, hoặc tiếp tục phụng sự nước Mỹ theo một
cách khác.”, Hạ nghị sỹ Rooney nói
với tờ Newsweek.
Để bản tu chính án hiến pháp này được thông qua, ít
nhất 2/3 thành viên của cả hai viện của Quốc hội phải bỏ phiếu thuận và sau đó
phải có ít nhất 38 bang phê chuẩn. Bản tu chính án hiến pháp gần nhất được phê
chuẩn vào năm 1992, và là một câu chuyện khá thú vị.
Tổng thống Donald Trump cũng đã từng lên tiếng ủng hộ
giới hạn nhiệm kỳ đối với các thành viên của Quốc hội. Tổng thống Mỹ tweet vào
tháng Tư năm ngoái rằng ông đã gặp một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng và ông
tán thành những nỗ lực của họ.
Thượng nghị sĩ Ted Cruz của bang Texas. Ảnh: Getty
Images.
Về
Hạ viện Mỹ
Hạ viện Mỹ có 435 thành viên, gọi là hạ nghị sĩ hoặc dân biểu,
làm việc theo nhiệm kì hai năm. Mỗi bang có số HNS khác nhau, phụ thuộc vào tỉ
lệ dân số. Hiện California có số HNS đông nhất trong Hạ viện với 53 người. Ứng
cử viên vào Hạ viện phải đủ 25 tuổi trở lên, phải sống tại Mỹ trong bảy năm. Điều
này nghĩa là họ không cần phải sinh ra tại Mỹ.
Ngoài chức năng cơ bản là làm luật, Hạ viện có độc
quyền khởi xướng các luật về thuế và ngân sách (Thượng viện không thể khởi xướng
các luật này, mặc dù vẫn được bỏ phiếu quyết định sau khi Hạ viện đã thông qua)
và ra nghị quyết luận tội các chức vụ liên bang (bao gồm cả tổng thống). Trong
trường hợp không có ứng viên tổng thống nào giành được đa số phiếu đại cử tri,
Hạ viện là nơi sẽ bầu ra tổng thống trong số ba ứng viên nhận được nhiều phiếu
đại cử tri nhất.
Các hạ nghị sĩ Mỹ tuyên thệ nhậm chức ngày 3/1/2018 tại Hạ viện. Ảnh:
Getty Images
Về
Thượng viện Mỹ
Thượng viện có 100 thành viên đại diện cho 50 bang, mỗi
bang có hai thượng nghị sĩ, bất kể bang lớn hay bang nhỏ. Mỗi TNS có nhiệm kì
sáu năm, nhưng cứ hai năm lại tiến hành bầu lại 1/3 tổng số thượng nghị sĩ.
Để trở thành thành viên của Thượng viện, ứng cử viên
phải từ 30 tuổi trở lên và phải có ít nhất chín năm sống tại Mỹ, và không bắt
buộc phải được sinh ra tại Mỹ.
Thượng viện được hưởng hai đặc quyền vượt trội so với
Hạ viện đó là tư vấn và thông qua các hiệp ước, phê chuẩn nhân sự mà tổng thống
đề xuất. Thượng viện cũng tiến hành các phiên xét xử đối với quan chức liên
bang, bao gồm cả tổng thống, và có quyền về tất cả vấn đề liên quan tới chính
sách đối ngoại của Mỹ.
No comments:
Post a Comment