Vũ
Ngọc Chi chuyển ngữ
Dịch
giả gửi tới Dân Luận
12/01/2019
Các
tập đoàn Đức đã kiếm được nhiều tiền ở Trung Quốc. Bây giờ sự cạnh tranh được
nhà nước hậu thuẫn từ Viễn Đông trở nên quá mạnh mẽ đối với họ. Trong một bài
viết chi tiết, ngành công nghiệp đòi hỏi giới chính trị, phải đối phó với nước
Cộng hòa Nhân dân này.
Bán phá giá, gia tăng tiếp quản các công ty công nghệ
cao châu Âu, sự can thiệp của nhà nước – cùng với với các phương pháp gây tranh
cãi, Trung Cộng đang ngày càng trở thành một siêu cường kinh tế. Ngành công
nghiệp Đức hiện đang gióng lên hồi chuông cảnh báo và đòi hỏi một chính sách cứng
rắn hơn đối với Bắc Kinh.
Nền kinh tế thị trường phải được thực hiện để có khả
năng “kháng cự” hơn, điều này được ghi trong một bài viết về chính sách của Hiệp
hội Công nghiệp Đức (BDI), mà thông tấn xã Đức (DPA) nhận được. “Một cuộc cạnh
tranh mang tính hệ thống đang nổi lên giữa mô hình của chúng ta với một nền
kinh tế thị trường tự do, cởi mở và xã hội và nền kinh tế nhà nước của Trung Quốc.”
Bài viết nói về bản chất: Ngành công nghiệp châu Âu
và Đức với mô hình nền kinh tế thị trường tự do và xã hội vẫn đang ở vị thế mạnh
trên thị trường thế giới. Nhưng Trung Quốc đang ngày càng mạnh hơn và Liên minh
châu Âu (EU) phải cẩn thận để không rơi vào tình trạng không theo kịp các công
nghệ quan trọng trong tương lai như trí tuệ nhân tạo. Đó là lý do tại sao EU phải
mài giũa các công cụ của mình và đối đầu với Trung Quốc nhiều hơn.
Trái với các mong đợi trước đó, Trung Quốc không
phát triển theo hướng kinh tế thị trường và chủ nghĩa tự do, theo Chủ tịch BDI
Dieter Kempf. Đất nước này bị thị trường, bị can thiệp bởi chính phủ, và giá cả
bóp méo. Kết quả là sự dư thừa toàn cầu, chẳng hạn như thép. Trong tương lai,
điều này cũng được dự kiến, ví dụ, trong việc chế tạo robot hoặc pin.
Cảnh
báo về chủ nghĩa tư bản nhà nước
BDI đưa ra tổng cộng 54 yêu sách để châu Âu và Đức
có thể cạnh tranh hơn với chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung Quốc. Cụ thể, hiệp hội
đề xuất phát triển thêm luật hỗ trợ của EU và các công cụ chống trợ cấp. Châu
Âu phải có khả năng giải quyết hiệu quả đối phó với các công ty không sản xuất
tại EU và nhận trợ cấp của chính phủ.
Mặc dù đầu tư nước ngoài ngay cả từ Trung Quốc trên
nguyên tắc được chào đón. Tuy nhiên, một loại kiểm soát trợ cấp mới nên được
đưa ra, cần điều tra và, nếu cần, ngăn chặn việc mua lại các công ty công nghệ
châu Âu từ tài chính của chính phủ. Trong việc giao phó các ủy nhiệm công cộng,
tiêu chuẩn chất lượng cao phải trở thành bắt buộc, giá thầu phá giá của các nhà
cung cấp nước ngoài phải được làm sáng tỏ xem có được trợ cấp hay không.
Ngoài ra, kiểm soát EU về việc các hãng xưởng sáp nhập
với nhau phải được điều chỉnh. Trong khi ở Trung Cộng các tập đoàn lớn theo chuẩn
mực toàn cầu đang được thành lập do sự can thiệp của chính phủ, các cơ quan bảo
vệ cạnh tranh của EU, trong việc kiểm soát sáp nhập các công ty ở châu Âu, chỉ
tính đến thị trường nội địa. “Việc này nên được lèo lái theo hướng ngược lại và
sự hình thành theo định hướng thị trường tạo nên các công ty vô địch châu Âu
nên được cho phép.”
Trung
Quốc là một thách thức
Ủy ban EU hiện đang kiểm tra việc sáp nhập các bộ phận
xe lửa của Siemens và Alstom. Bối cảnh là sự cạnh tranh của tập đoàn đường sắt
lớn nhất thế giới CRRC từ Trung Cộng. Tuy nhiên, theo tường thuật của các
phương tiện truyền thông, việc sáp nhập đang trong tình trạng báo động do những
lo ngại từ các quan chức bảo vệ cạnh tranh của EU.
“Cuộc cạnh tranh hệ thống với Trung Quốc buộc chúng
ta phải suy nghĩ chiến lược hơn và về lâu về dài hơn,” bài viết của BDI cho biết.
Ngành công nghiệp Đức cũng muốn tiếp tục nắm bắt các cơ hội trao đổi kinh tế với
Trung Quốc, Kempf nói. Các can thiệp trực tiếp vào thị trường nên vẫn là ngoại
lệ ở châu Âu.
Tuy nhiên, không ai nên làm mờ nhạt đi những thách
thức mà Trung Quốc đưa ra cho EU và Đức: “Không đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải
thiện các hệ thống giáo dục và hỗ trợ nghiên cứu và phát triển trong các ngành
công nghiệp tiên tiến, chúng ta có rất ít khả năng cạnh tranh với Trung Quốc,
mà đang làm những điều này.” EU ngoài ra cũng cần một ngân sách cao hơn:” Chi
tiêu nghiên cứu nên được tăng lên 160 tỷ trong giai đoạn 7 năm tới, tăng gấp
đôi so với mức hiện tại.”
BDI ngoài ra cũng yêu cầu thị trường Trung Quốc phải
tiếp tục mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. “Cho đến nay, trong khi các công
ty Trung Quốc được hưởng quyền truy cập tương đối tự do vào thị trường chung
EU, thì điều này không được áp dụng như nhau đối với các công ty nước ngoài ở
Trung Quốc”, bài viết này cho biết. Trung Quốc càng đạt được một sân chơi bình
đẳng giữa các công ty Trung Quốc và EU trên thị trường thế giới một cách nhanh
chóng với những cải cách kinh tế và mở cửa thị trường, thì các công cụ kiểm
soát mới càng ít phải được đưa vào.
Trung Cộng là đối tác thương mại quan trọng nhất của
Đức bên ngoài EU. Trong nhiều năm, Trung Cộng đã cố gắng một mặt có được công
nghệ tiên tiến của các nước ngoài thông qua việc tăng mua công ty và mặt khác,
để có được ảnh hưởng chính trị thông qua các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng
châu Âu. Phương tiện chính cho việc này là “Con đường tơ lụa mới” – được Bắc
Kinh quảng bá như một sáng kiến ”Vành đai và Con đường”. Đến năm 2049,
nhân dịp kỷ niệm 100 năm Cộng hòa Nhân dân, Trung Cộng muốn trở thành nhà lãnh
đạo công nghệ trên thế giới.
Chính phủ Liên bang gần đây đã tạo ra những rào cản
cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với Trung Quốc để bảo vệ trước
gián điệp và bảo vệ sở hữu trí tuệ. Nội các Đức đã hạ thấp ngưỡng cửa cho các
khu vực nhạy cảm, từ mức đó nó có thể kiểm tra việc mua cổ phần.
VNChi dịch
Nguồn: FAZ lấy từ DPA (Deutsche-Presse
Agentur)
No comments:
Post a Comment