Friday, May 2, 2025

THẢM SÁT MỸ LAI và BỘ ẢNH GÓP PHẦN THAY ĐỔI CỤC DIỆN CHIẾN TRANH VIỆT NAM (BBC News Tiếng Việt)

 



Thảm sát Mỹ Lai và bộ ảnh góp phần thay đổi cục diện Chiến tranh Việt Nam

BBC News Tiếng Việt

1 tháng 5 năm 2025

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c5ygznq2w7vo

 

Những bức ảnh màu do Ronald Haeberle chụp đã phơi bày sự thật về vụ thảm sát Mỹ Lai tháng 3/1968, thổi bùng làn sóng phản chiến tại Mỹ và góp phần thay đổi cục diện Chiến tranh Việt Nam.

 

Ronald Haeberle, một phóng viên ảnh của quân đội Mỹ, đã có mặt và chứng kiến vụ thảm sát Sơn Mỹ - còn gọi là thảm sát Mỹ Lai - vào ngày 16/3/1968, khi đó ông 27 tuổi.

 

Đã gần 60 năm trôi qua nhưng những gì xảy ra tại Sơn Mỹ (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) trong bốn tiếng đồng hồ hôm đó vẫn không bao giờ mờ đi trong ký ức của Haeberle.

 

Do công bố những bức ảnh chấn động đó mà Ronald đã bị cho là kẻ phản bội quân đội Mỹ - nơi ông phục vụ.

 

"Tôi tự rửa phim. Tự chọn ảnh. Tôi cứ nhìn chúng, cố tìm hiểu tại sao – từng chút một. Từng chi tiết nhỏ về ngày hôm đó lần lượt ùa về nhờ những bức ảnh. Và bụng tôi nhộn nhạo, trào lên cảm giác kinh tởm. Tại sao? Tôi tự hỏi chính mình. Tôi muốn biết lý do."

 

"Tôi muốn cho người dân Mỹ biết chính xác những gì đã xảy ra ngày hôm đó. Và đó là cách tôi phản đối chiến tranh trong im lặng. Tôi cũng muốn để họ nghe những câu chuyện khác từ những người lính, về các bức ảnh chụp cảnh giết chóc ấy," ông Haeberle, nay đã 84 tuổi, nói với BBC.

 

"Tôi tự rửa phim. Tự chọn ảnh. Tôi cứ nhìn chúng, cố tìm hiểu tại sao – từng chút một. Từng chi tiết nhỏ về ngày hôm đó lần lượt ùa về nhờ những bức ảnh. Và bụng tôi nhộn nhạo, trào lên cảm giác kinh tởm. Tại sao? Tôi tự hỏi chính mình. Tôi muốn biết lý do."

 

"Tôi muốn cho người dân Mỹ biết chính xác những gì đã xảy ra ngày hôm đó. Và đó là cách tôi phản đối chiến tranh trong im lặng. Tôi cũng muốn để họ nghe những câu chuyện khác từ những người lính, về các bức ảnh chụp cảnh giết chóc ấy," ông Haeberle, nay đã 84 tuổi, nói với BBC.

 

Cuộc xả súng kinh hoàng

 

Vào rạng sáng ngày 16/3/1968, Haeberle được tin có một chiến dịch truy quét lính Việt Cộng diễn ra và sẽ là một trận đánh lớn. Với óc tò mò và máu nghề của một phóng viên chiến trường, ông đã tự nguyện tham gia cùng Đại đội Charlie. Bên cạnh đó còn có trung sĩ, phóng viên của Phòng Thông tin Công cộng thuộc Lữ đoàn 11 - Jay Roberts.

 

"Tôi được giao nhiệm vụ chụp ảnh ngày hôm đó và chúng tôi nghĩ mình sẽ chạm trán với Tiểu đoàn 48 của Việt Cộng. Tôi thuộc chuyến đổ quân thứ hai và nhập nhóm với Đại đội Charlie, chuyến bay chỉ chừng 10-15 phút và tôi nghe qua radio là chiến trường đang "rất nóng".

 

"Nghĩa là giao tranh rất ác liệt, chúng tôi nghe được tiếng súng xen lẫn tiếng cánh quạt vù vù của máy bay. Ngay khi hạ cánh, tôi nghe vẫn thấy tiếng đạn nã liên hồi không ngớt.

 

"Chúng tôi nhảy xuống một cánh đồng từ trực thăng và cúi rạp người trong vài phút đầu. Nhưng tiếng súng vẫn nổ rất dữ dội. Lúc sau, tôi nhận ra không có viên đạn nào bắn về phía chúng tôi, không có phát súng nào bắn từ trong làng ra," ông Haeberle kể lại.

 

XEM TIẾP >>>>> t

 

 

 



No comments: