https://luatkhoa.com/2025/05/su-tro-lai-cua-dac-khu/
https://luatkhoa.com/wp-content/uploads/2025/05/base64-1745407798994332176361-1536x751.webp
Mật
độ xây dựng dày đặc ở bờ biển thành phố Phú Quốc. Đây là một trong những địa
phương sẽ được sắp xếp thành đặc khu trong cuộc cải cách hành chính của Tổng Bí
thư Tô Lâm. Ảnh: Chí Công/Báo Tuổi Trẻ.
Tháng
6/2018 sẽ đi vào lịch sử như là thời điểm nổ ra một
trong những cuộc biểu tình tự phát lớn nhất ở nước ta sau năm 1975.
Hàng chục ngàn người dân từ Bắc chí Nam và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài
đã đồng loạt xuống đường phản đối Dự thảo Luật Đặc khu.
Với
người dân thời điểm đó, cụm từ “đặc khu” gợi lên nỗi bất an sâu thẳm về chủ quyền,
an ninh và vận mệnh dân tộc, khi ba địa điểm dự kiến trở thành đặc khu là Vân Đồn,
Bắc Vân Phong và Phú Quốc đều nằm ở những vị trí chiến lược về quốc phòng. Thời
hạn cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất lên tới 99 năm và bóng dáng của các nhà
đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, đã khơi dậy làn sóng phản đối rộng
khắp trong cả nước.
Cuối
cùng, trước áp lực chưa từng có tiền lệ từ người dân, Quốc hội đã biểu quyết lùi
thông qua Luật Đặc khu. Kể từ đó, dự luật này hoàn toàn vắng bóng ở
nghị trường cũng như trên mọi thảo luận công khai.
Cho
đến khi “kỷ nguyên mới” bắt đầu dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm.
Ngày
15/2, tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Thân (Chủ tịch Hiệp hội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa) đã đề
xuất khởi động lại ba đặc khu kinh tế Phú Quốc, Vân Đồn, Vân Phong.
Ngày
26/3, trong bài
đăng trên Báo Điện tử Chính Phủ, cụm từ “đặc khu” lại xuất hiện bên cạnh
các cụm từ “xã, phường”.
Thời
gian sau đó, liên tiếp những văn bản đề cập đến định hướng đưa đặc khu trở
thành đơn vị hành chính cấp xã mới được ban hành:
·
Ngày
12/4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị
quyết số 60-NQ/TW, trong văn bản này có nội dung đồng ý chủ trương tổ chức
chính quyền địa phương hai cấp: cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố).
·
Ngày
14/4, thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành
chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Theo
đó, đặc khu dự kiến trở thành đơn vị hành chính cấp xã mới.
Đến
ngày 15-16/4, các kênh truyền thông đồng loạt đưa tin về việc dự kiến hình
thành 13
đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo.
Cũng
là đề xuất chính sách về “đặc khu”, nhưng ở năm 2025, phản ứng của người dân đã
không còn căng thẳng như thời điểm năm 2018. Trong thời gian vừa qua không xuất
hiện biểu tình, không một làn sóng phản ứng dù lớn hay nhỏ, và mạng xã hội cũng
không nóng lên từng giờ. Có chăng, chỉ xuất hiện một vài bài
viết và nhận định được chia sẻ ít ỏi trên các diễn đàn.
Tất
cả sự chú ý của người dân trong tháng Tư vừa qua đã đổ dồn vào sự kiện “diễu
binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước”. Những cuộc đấu tố, những
màn diễn tập hoành tráng và không khí chào đón lễ hội tưng bừng đã nhấn chìm
câu chuyện “đặc khu” cùng với những vấn đề quốc gia đại sự khác như sửa đổi Hiến
pháp, tinh gọn bộ máy, v.v.
“Đặc
khu” mới không còn là “đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt”?
Từ
thời điểm 2018 đến nay, các kênh truyền thông của nhà nước và cả người dân vẫn
quen gọi “Dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân
Phong, Phú Quốc” là “Dự thảo Luật Đặc khu”, bởi chính Điều 3 của dự thảo này đã
giải thích như vậy.
Theo
hướng đó, chúng ta hiểu đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là đặc khu.
Tuy
nhiên, với những văn bản pháp luật đang được xây dựng và ban hành trong suốt thời
gian vừa qua, đặc khu đã xuất hiện như một khái niệm mới, độc lập với khái niệm
đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Dự
kiến đặc khu sẽ là đơn vị hành chính cấp xã mới, bên cạnh xã, phường.
Sự xuất hiện của 13 đặc khu được xem là phương án nhằm thay thế cho đơn vị hành
chính huyện đảo.
Điều
1 của Dự
thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đang trình Quốc hội
xem xét trong kỳ họp thứ chín cũng tách bạch rõ giữa “đơn vị hành chính dưới cấp
tỉnh gồm: xã, phường, đặc khu tại hải đảo” và “đơn vị hành chính – kinh tế đặc
biệt do Quốc hội quyết định thành lập”.
Đồng
thời, dự thảo trên cũng có những quy định khác biệt về nhiệm vụ, quyền hạn của
chính quyền địa phương ở đặc khu và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
13
đặc khu mới là kết quả của đề án sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền
địa phương theo hướng hai cấp. Và việc thành lập những đặc khu này là một phần
của kế hoạch bỏ cấp huyện tại các huyện đảo – tức là nhằm phục vụ cho mục
tiêu sắp
xếp tổ chức bộ máy, thay vì thu hút đầu tư để phát triển kinh tế như trước
đây.
Hiện
cũng không có văn bản nào từ phía nhà nước cho thấy 13 đặc khu mới sẽ được hưởng
những ưu đãi đặc quyền về kinh tế như ba đặc khu cũ. Những chính sách từng hứng
chịu làn sóng phản đối gay gắt trong Dự thảo Luật Đặc khu năm 2018 cũng hoàn
toàn không xuất hiện trong các dự án luật gần đây.
Động
thái đáng lưu ý nhất có lẽ là việc ông Nguyễn Văn Thân đề
xuất khởi động lại ba đặc khu kinh tế tại kỳ họp thứ chín ngày 15/2 của
Quốc hội.
Đến
nay, Dự thảo Luật đặc khu vẫn vắng bóng trong các cuộc thảo luận ở nghị trường,
cũng không xuất hiện trong bất kỳ kế hoạch làm luật nào của Quốc hội.
Về
sự bỏ ngỏ này, vào năm 2019, ông Nguyễn Hạnh Phúc (tổng thư ký Quốc hội) chỉ giải
thích chung chung là Chính phủ đang trong quá trình hoàn chỉnh dự thảo,
khi nào Chính phủ cảm thấy vấn đề này chín muồi sẽ trình sang Quốc hội.
Đặc
khu cũ lồng trong đặc khu mới
Có
thể thấy rõ 13 đặc khu mới được các đề án và văn bản pháp luật phác thảo hình
hài như là một tên gọi đơn vị hành chính cấp xã mới.
Tuy
nhiên, chúng ta lại bắt gặp trong danh
sách 13 đặc khu này những cái tên từng được xác định là đơn vị hành
chính – kinh tế đặc biệt vào năm 2018. Từ huyện đảo Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh)
nay dự kiến thành đặc khu Vân Đồn, còn thành phố đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)
sẽ dự kiến thành lập hai đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu.
Có
chăng, chỉ còn Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) – vì không phải huyện đảo nên
không xuất hiện trong danh sách này.
Liệu
đó là sự thay đổi ngẫu nhiên trên con đường cải cách bộ máy hay là một bước đi
thận trọng để hồi sinh một khái niệm từng làm dư luận dậy sóng?
Không
lâu sau khi vấn đề đặc khu được khơi trở lại, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã
đến thăm thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) để làm việc với đối tác Trung Quốc
nhằm thúc
đẩy hợp tác phát triển đặc khu kinh tế.
Trong
hình hài mới, đặc khu có vẻ không liên quan đến những cơ chế thí điểm hay chính
sách ưu đãi đặc biệt về đất đai, thuế, tư pháp, đầu tư, v.v. Nhưng, điều đó
không đồng nghĩa với việc đặc khu của hiện tại không đáng quan tâm. Nếu lộ
trình xây dựng chính sách mập mờ, thiếu sự giám sát minh bạch, việc mở đường
cho những cơ chế đặc biệt quay trở lại là điều có thể xảy ra trong tương lai.
No comments:
Post a Comment