Không
cần tới đại hội, ‘đế chế Tô Lâm’ đã hiện nguyên hình
2
tháng 5, 2025
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/khong-can-toi-dai-hoi-de-che-to-lam-da-hien-nguyen-hinh/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2025/02/To-Lam-Nam-Tran-Tuoi-tre-1024x686.jpg
Ông
Tô Lâm. (Hình: Nam Trần/Tuổi trẻ)
Việc
Tổng Bí Thư Tô Lâm, vốn không phải là người đứng đầu Quốc Hội hay Chính Phủ lại
trực tiếp là trưởng Ban chỉ đạo Trung Ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật thuộc
hai nhánh quyền lực này, đã đập tan trục phân quyền giữa Đảng-Nhà Nước-Quốc Hội.
Đế
chế Tô Lâm tại Việt Nam đã hiện nguyên hình.
Ngày
1 Tháng Năm, Bộ Chính Trị CSVN ban hành quyết định số 288-NQ/TW, thành lập ban
chỉ đạo Trung Ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí Thư Tô Lâm làm
trưởng ban, hai phó ban là Thủ Tướng Phạm Minh Chính và Chủ Tịch Quốc Hội Trần
Thanh Mẫn. Ngoài ba cá nhân này, ban còn có thêm 23 ủy viên, trong đó có 7 ủy
viên Bộ Chính Trị gồm các ông: Phan Đình Trạc, Lê Minh Hưng, Nguyễn Duy Ngọc,
Nguyễn Trọng Nghĩa, Đỗ Văn Chiến, Phan Văn Giang và Lương Tam Quang.
Ban
chỉ đạo Trung Ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật có nhiệm vụ đổi mới công
tác xây dựng và thi hành pháp luật, nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc triển khai
các chính sách pháp luật, đáp ứng các yêu cầu phát triển đất nước Việt Nam
trong kỷ nguyên mới.
Dưới
góc nhìn chính trị nội bộ Đảng CSVN, việc ông Tô Lâm được bổ nhiệm làm trưởng
ban chỉ đạo Trung Ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật đã phát sinh ra nhiều
điểm bất thường và đáng lưu ý, lại xuất hiện ngay tại thời điểm mà từng cá nhân
có tầm ảnh hưởng nào cũng cần gia tăng quyền lực trước Đại Hội Đảng CSVN lần thứ
XIV (nhiệm kỳ 2026-2031).
Thông
thường việc hoàn thiện thể chế, pháp luật là lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Quốc
Hội và Chính Phủ nên đáng ra chủ tịch, phó chủ tịch quốc hội hoặc thủ tướng,
phó thủ tướng đứng ra đảm nhận nhiệm vụ. Đây là cơ chế phân quyền Đảng- Quốc Hội-
Chính Phủ để giữ thế cân bằng quyền lực, tránh tình trạng một cá nhân hay một tổ
chức độc chiếm độc quyền. Thế nhưng ông tổng họ Tô đang phá vỡ thế cân bằng
này.
Trước
đây, ngoại trừ ban chỉ đạo Trung Ương về phòng chống tham nhũng-tiêu cực thường
do tổng bí thư đảng trực tiếp làm trưởng ban, các ban chuyên đề khác như: Ban
chỉ đạo cải cách tư pháp, ban chỉ đạo điều hành giá, ban chỉ đạo cải cách hành
chính của Chính Phủ, ban chỉ đạo Nhà Nước các công trình, dự án trọng điểm
ngành giao thông… tổng bí thư đảng thường đứng ngoài lề.
Việc
ông Tô Lâm làm trưởng Ban chỉ đạo về hoàn thiện thể chế, pháp luật cho thấy đây
là hành vi chiếm quyền của Chủ Tịch Quốc Hội Trần Thanh Mẫn và Thủ Tướng Chính
Phủ Phạm Minh Chính, mở rộng quyền lực sang cả lĩnh vực lập pháp lẫn hành pháp.
Điều
này cũng dễ hiểu, quyết định số 288 NQ/TW là câu trả lời cho việc sau khi quét
sạch thế lực Nguyễn Xuân Phúc, phá vỡ thế “tam vương hợp bích” gồm: Chủ Tịch Nước
Lương Cường, Thủ Tướng Phạm Minh Chính và Chủ Tịch Quốc Hội Trần Thanh Mẫn thì
giờ đây ông Tô Lâm đã nắm trọn bầu trời chính trị Việt Nam. Một đế chế Tô Lâm
hình thành thông qua việc: tổng bí thư là quyền nắm toàn đảng, trưởng ban chỉ đạo
Trung Ương về phòng chống tham nhũng là quyền nắm điều tra, kỷ luật đảng viên
và giờ đây là trưởng ban chỉ đạo cải cách thể chế-pháp luật là nắm quyền thể chế-pháp
luật.
Tô
Lâm xuất thân từ ngành công an và ngành công an hiện đang nắm quyền ảnh hưởng tại
Việt Nam, cho nên đế chế Tô Lâm là sự kết hợp: Đảng-Công An-Lập Pháp-Thể Chế-Pháp
Luật. Đây cũng là bước đi củng cố quyền lực chính trị một cách bài bản, từ
trung ương xuống tận các tỉnh thành. Tinh gọn bộ máy tổ chức và sáp nhập tỉnh/thành
là nằm trong bước đi này của Tô Lâm.
Chủ
Tịch Quốc Hội Trần Thanh Mẫn và Thủ Tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính giờ hoàn
toàn bị động, lép vế trước Tổng Tô, điều này có nghĩa là vai trò của Quốc Hội
và Chính Phủ CSVN chỉ còn hình thức trước đảng và bị đảng lẫn cá nhân ông Tô
Lâm bóp ghẹt hoặc thao túng toàn diện.
Tô
Lâm không phải là nhà cải cách. Xuất thân từ ngành công an có truyền thống trấn
áp, nay lại nắm thêm quyền thể chế- pháp luật, ông trở thành một “siêu quyền lực”
có thể ban hành nhiều văn bản pháp luật phục vụ cho nhu cầu lợi ích cá nhân,
gia cố thêm vị thế lãnh đạo độc tôn của đảng CSVN. Từ đó, CSVN phát đi thông điệp
rõ ràng “ổn định chế độ là chính, cải cách thể chế là phụ.”
Một
bước ngoặt nguy hiểm cho chính trị Việt Nam. Đảng CSVN dưới thời Tô Lâm đã lộ
rõ bản chất lạm pháp hóa đảng trị, tập trung quyền lực về tay một người và gạt
các thiết chế lập pháp-hành pháp sang bên do hoàn toàn phụ thuộc vào Điều lệ Đảng.
Tập trung quyền lực kiểu này tạo nên một tiền lệ chưa từng có: mọi định hướng
chính sách, mọi thiết kế luật lệ, đều quy chiếu vào ý chí cá nhân của một Tổng
Bí Thư công an vốn quen trấn áp hơn là đối thoại.
Tại
sao gọi đây là “đế chế Tô Lâm?” Bởi chưa từng có trong tiền lệ kể từ khi đảng
CSVN thành lập cho đến nay, tổng bí thư đảng nắm tất tần tật quyền hành pháp và
lập pháp, quyền sinh sát đảng viên nằm trong tay ông qua Ban chỉ đạo phòng chống
tham nhũng, quyền định hình luật lệ nằm trong tay ông qua Ban chỉ đạo hoàn thiện
thể chế-pháp luật. Quốc Hội không còn đóng vai trò trung tâm ban hành hiến pháp
và luật pháp. Chính Phủ không còn là nơi tự chủ ban hành những cải cách hành
chính, thiết kế các chính sách phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước. Cả hai
cơ quan này nay chỉ còn là cỗ máy thi hành theo sự chỉ đạo của ban chỉ đạo mà Tổng
Tô đứng đầu.
Đây
không còn là nhà nước pháp quyền XHCN mà là nhà nước công an trị, cơ chế kiểm
soát và đối trọng bị vô hiệu hóa. Mọi quy trình pháp luật chỉ còn là công cụ phục
vụ cho việc củng cố quyền lực cá nhân.
Đế
chế Tô Lâm sẽ là mô hình tiêu biểu cho vấn đề mạnh tay siết chặt an ninh mạng,
bóp nghẹt quyền lập hội, quyền tự do báo chí và hợp thức hóa việc đàn áp của
ngành công an tại Việt Nam. Những văn bản luật mà nhà cầm quyền CSVN đưa ra sau
này sẽ nhằm phục vụ cho mục tiêu hợp pháp hóa quyền lực nhóm lãnh đạo, tăng cường
đàn áp phản kháng và thanh trừng nội bộ.
Thật
khó để đặt niềm tin rằng, ban chỉ đạo hoàn thiện thể chế, pháp luật là một bước
đi cải cách tiến bộ của nhà cầm quyền CSVN, đây là sự kiểm soát và chắc hẳn
không phải mở đường tiến đến dân chủ hóa cho Việt Nam.
Cũng
có thể nói, Tô Lâm và phe cánh đang lộ rõ hành động kiểm soát nhân sự cấp cao tại
Đại Hội Đảng CSVN lần thứ XIV, vì nơi này dự kiến sẽ hợp thức hóa “đế chế Tô
Lâm.”
Đế
chế Tô Lâm hiện nguyên hình là lúc đặt dấu chấm hết cho vai trò thực chất của
Quốc Hội và Chính Phủ CSVN. Với đế chế này, liệu có còn chỗ cho dân chủ hóa Việt
Nam không, hay càng đưa Việt Nam vào ngã rẽ nguy hiểm hơn?
No comments:
Post a Comment