Dân biểu gốc Việt
Derek Trần: 'ngày để tưởng nhớ, hồi tưởng và tiếc thương'
BBC News Tiếng Việt
6
tháng 5 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cr5dg823g2yo
Derek
Trần, dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên đến từ bang California, nói ngày
30/4 là "một ngày buồn trong lịch sử" đối với cộng đồng người Việt hải
ngoại.
Dân
biểu Derek Trần của Địa hạt 45, bang California phát biểu tại Hạ viện Hoa Kỳ
nhân kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam.
Ông
Derek Trần, 44 tuổi, con của một gia đình tị nạn người Việt. Theo thông tin
trên trang web của ông Trần, cha mẹ của ông "đã trốn chạy khỏi chế độ Cộng
sản ở Việt Nam để con cái của họ có cơ hội biến Giấc mơ Mỹ thành hiện thực ở miền
Nam California".
Báo Los
Angeles Times cho biết cha ông Trần đã chạy khỏi Việt Nam sau khi Sài
Gòn thất thủ vào năm 1975. Do thuyền lật, vợ con của ông thiệt mạng. Ông đã
quay lại Việt Nam, sau đó gặp và cưới một người phụ nữ khác và sinh ra Derek Trần.
Ngày
buồn của cộng đồng người Việt hải ngoại
Trong
một cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt ngày 22/4, Dân biểu
Derek Trần bày tỏ:
"Thời
điểm tưởng nhớ sự sụp đổ của Sài Gòn là thời điểm suy nghiệm việc ta đã mất đất
nước như thế nào, và những giá trị mà chúng tôi mang đến Hoa Kỳ, như đấu tranh
cho tự do, cho dân chủ. Đây cũng là thời điểm chúng ta làm cho chính quyền liên
bang nhận thức được điều đó.
"Cộng
đồng người Việt rất can trường. Chúng tôi mất quê hương, chúng tôi đến đây góp
phần đóng góp. Chúng tôi có tinh thần khởi nghiệp cao. Có nhiều thách thức,
nhưng tôi nghĩ là đối với thách thức về kinh tế thì chúng tôi thật tuyệt vời.
"Cộng
đồng có nhiều bác sĩ, các vị tướng, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh
nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ, ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn,
chúng tôi đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng 50 năm," ông
Derek nói với BBC.
1. Cựu Tổng thống Bill
Clinton (phải) vận động cho ông Derek Trần tranh cử ghế dân biểu liên bang hồi
tháng 10/2024.
Trên
mạng xã hội, có hàng trăm người chia sẻ câu chuyện về cha mẹ, ông bà họ, những
thế hệ đã dành thanh xuân và cuộc đời cho cuộc "kháng chiến chống Mỹ cứu
nước" nhưng cũng có người chia sẻ về câu chuyện của những người lính Việt
Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, khi đa phần dư luận trong nước tung hô những gia đình
có công với cách mạng thì đồng thời họ cũng cười nhạo, phỉ báng những người đã
theo phe "Mỹ, ngụy" trong cuộc chiến.
Về
vấn đề này, Facebook Le Quang viết rằng: "Không có vùng im lặng dành cho
người thất bại, người bị đi cải tạo, hay những ai không may đứng sai phía của lịch
sử. Khi ký ức bị ép buộc phải đơn nhất, nó không thể chứa được thực tại."
Ông cũng cho rằng một quốc gia trưởng thành không thể xây trên ký ức tuyệt đối.
"Ngày
kỷ niệm có người xem diễu binh, có người thắp hương nhớ con ở nhà. Hòa hợp dân
tộc không đến từ sự quên, mà từ chấp nhận rằng cùng một sự kiện, con người có
thể vui, buồn, mất mát hay im lặng theo nhiều cách, và tất cả đều hợp lệ,"
Facebook Le Quang viết.
'Tháng
Tư Đen'
Phát
biểu tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ ba ngày 29/4/2025, nhân kỷ niệm 50 năm ngày
Sài Gòn thất thủ, dân biểu Derek Trần, cũng như nhiều người Việt ở Mỹ, gọi 30/4
là "Tháng Tư Đen" vì theo ông, đây không chỉ là ngày buồn của lịch sử
đau thương mà còn là lời nhắc nhớ về ngày cộng đồng người Việt mất đi tất cả -
quê hương, sinh kế và tổ quốc yêu dấu.
"Cách
đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam thất thủ, rơi vào
tay chế độ cộng sản. Quân đội Hoa Kỳ đã sơ tán 6.000 người Mỹ và người Việt đến
nơi an toàn. Hàng trăm ngàn người tị nạn Việt Nam đã dứt áo ra đi, phần lớn
trong số đó lênh đênh trên những con thuyền, không biết điều gì đang chờ họ
phía trước.
"Tại
Việt Nam, cuộc sống dưới chế độ cộng sản ngày càng tàn bạo. Nhiều người bị giam
trong các trại cải tạo, không chỉ mất nhà cửa mà nhiều người còn bị tước mất cả
tự do, nhân phẩm và quá nhiều người còn mất luôn cả mạng sống. Đây là một ngày
đau thương, ngày để tưởng nhớ, hoài niệm, hồi tưởng và tiếc thương," Derek
Trần phát biểu.
Ngày
30/4/1975 đánh dấu sự sụp đổ của Sài Gòn, chấm dứt một trong những cuộc chiến
dài và ác liệt nhất của thế kỷ 20. Cuộc chiến này được chính quyền Việt Nam hiện
tại gọi là "Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước". Ở bên ngoài Việt
Nam, cuộc chiến này thường được biết đến với tên gọi Chiến tranh Việt Nam –
Vietnam War. Hiện cũng có các đề xuất khác nhau về tên gọi và bản chất của cuộc
chiến này: "nội
chiến", "chiến tranh ủy nhiệm", "cuộc chiến chống cộng"...
Trong
khi ở Việt Nam, chính quyền tổ chức diễu binh, bắn đại bác, bắn pháo hoa và biểu
diễn máy bay chiến đấu để phô trương sức mạnh thì ở bên kia bán cầu, có những
người Việt đang đeo tang, tưởng nhớ cho quốc gia đã mất của họ. Nhiều người cho
rằng, chiến tranh kết thúc 50 năm nhưng câu chuyện hòa hợp, hòa giải vẫn còn
dang dở bởi bên thắng cuộc đang tuyệt đối hóa lịch sử, tuyệt đối hóa tình yêu
nước và tuyệt đối hóa cả ký ức hay cách gọi tên về cuộc chiến.
Không
khí tưng bừng tại TP HCM trong dịp 50 năm kết thúc chiến tranh.
Dân
Biểu Derek Trần đã treo cờ vàng ba sọc - lá cờ mà ông gọi là "di sản"
của cộng đồng người Việt hải ngoại trước văn phòng làm việc của mình ở
Washington DC để kỷ niệm 40 năm Sài Gòn thất thủ.
Trước
Hạ viện Mỹ, ông Derek nói rằng ngày 30/4 năm nay là dịp để tưởng niệm không chỉ
những người đã chiến đấu vì tự do, mà còn hàng vạn sinh mạng vô tội đã mất
trong chiến tranh, những người bị sát hại dưới chế độ cộng sản hậu chiến và những
linh hồn quả cảm đã vĩnh viễn ra đi trên biển cả khi tìm đường thoát khỏi đàn
áp và trả thù.
"Tôi
xin chia sẻ câu chuyện của mình cùng với hàng trăm ngàn người gốc Việt khác được
sinh ra từ những người cha, người mẹ phải chạy khỏi quê hương với hai bàn tay
trắng. Những thuyền nhân không để cho hành trình gian nan định hình cuộc sống của
họ tại Mỹ. Chúng ta đã xây dựng nên những cộng đồng kiên cường, thịnh vượng và
tận tâm gìn giữ lịch sử, gốc gác của mình.
"Và
giờ đây, khi chúng ta nhìn lại 50 năm kể từ ngày Sài Gòn thất thủ, chúng ta
không chỉ tưởng niệm trong tiếc thương, mà còn cùng nhau kỷ niệm những gì mà
chúng ta đã gây dựng. Từ tro tàn của chiến tranh, chúng ta đã vươn mình đứng dậy,"
Dân biểu Derek Trần nói tiếp.
Là
người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon của Quận Cam
trong Quốc hội liên bang, ông Derek Trần nhấn mạnh rằng ông cảm thấy vô cùng
vinh dự khi gánh vác trọng trách gìn giữ lịch sử này.
"Mỗi
ngày, tôi luôn được nhắc nhở về sức mạnh, quyết tâm và cam kết không lay chuyển
của chúng ta trong việc gìn giữ câu chuyện lịch sử của mình, và bảo đảm rằng
không một chế độ cộng sản nào có thể bóp méo hay viết lại lịch sử ấy," ông
Derek nói.
Ngoài
việc phát biểu tại Hạ viện, ông Derek Trần còn tổ chức những sự kiện để tưởng
niệm ngày 30/4, ngày mà cộng đồng người Việt hải ngoại gọi là ngày quốc hận.
Dân
biểu gốc Việt Derek Trần phát biểu về ngày 30/4 tại Hạ viện Mỹ
Dân
biểu gốc Việt đầu tiên của California
Ngoài
ông Derek Trần, có hai người Mỹ gốc Việt từng làm dân biểu liên bang. Người đầu
tiên là ông Joseph Cao
Quang Ánh, đại diện địa hạt 2 của bang Louisiana, làm dân biểu từ tháng
1/2009 tới tháng 1/2011. Người còn lại là bà Đặng Thị Ngọc Dung (Stephanie Murphy), dân biểu
địa hạt 7 của Florida, làm từ tháng 1/2017 tới tháng 1/2023.
Trong
các cuộc vận động tranh cử của mình, ông Derek Trần thường nhắc về việc ông xuất
thân từ gia đình tị nạn. Ngày 21/8/2024, ông đăng bức ảnh gia đình trên trang X
và Instagram với dòng chú thích:
"Cha
mẹ tôi đến đất nước này để trốn chạy khỏi chế độ cộng sản độc tài. Tôi lớn lên
chứng kiến họ làm việc không ngừng nghỉ để xây dựng tương lai cho gia đình. Nhờ
sự hy sinh và nỗ lực của họ, tôi đã được sống trong Giấc mơ Mỹ.
"Là
một Dân biểu Quốc hội, tôi sẽ đấu tranh để đảm bảo rằng con em chúng ta cũng có
cơ hội vươn tới thành công như thế."
Bức
ảnh ông Derek Trần đăng trên Instagram và X vào ngày 21/8/2024 chia sẻ về gia
đình tị nạn của mình.
Trong
tuyên bố ngày 25/11/2024, ông cũng nhắc tới quá khứ của mình:
"Cha
mẹ tôi đến đất nước này để thoát khỏi sự áp bức nhằm theo đuổi Giấc mơ Mỹ, và
câu chuyện của họ phản ánh hành trình của rất nhiều người ở đây, ở Nam
California."
Ông
cũng khẳng định rằng chỉ tại nước Mỹ, một người từ thân phận tị nạn với hai bàn
tay trắng mới có thể vươn lên trở thành một thành viên Quốc hội chỉ sau một thế
hệ.
Sau
khi tuyên thệ trở thành dân biểu gốc Việt đầu tiên thuộc vùng Little Saigon vào
ngày 3/1/2025, ông Derek đã viết trên X như sau:
"Khi
cha mẹ tôi trốn chạy khỏi một Việt Nam dưới chế độ cộng sản hơn bốn thập kỷ trước,
họ biết rằng ở đất nước này [Mỹ], mọi điều đều có thể. Tôi vô cùng vinh dự khi
tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên với tư cách là Dân biểu đại diện Địa hạt
45 của California, trong vòng tay của gia đình và cộng đồng của mình."
Dân
biểu Derek Trần phát biểu tại cuộc họp báo trước Quốc hội Hoa Kỳ, nói về ý
nghĩa của Tháng Tư Đen đối với cộng đồng người Việt hải ngoại. Đứng cạnh ông là
Dân biểu Judy Chu (trái) và Dân biểu Zoe Lofgen (phải).
Nói
với BBC ngày 25/4, ông Derek Trần cho rằng cơ hội của ông khi trở
thành dân biểu Mỹ gốc Việt đầu tiên của California là điều rất quan trọng:
"Vì
mình dùng cái diễn đàn này, cái vị trí này để thúc đẩy, cho người Mỹ biết cái
trải nghiệm, cái văn hóa của người Việt Nam mình, đặc biệt là thuyền nhân tị nạn
người Việt Nam.
"Với
cơ hội này, cộng đồng chúng tôi có thể chung sức với nhau để thúc đẩy mọi thứ,
đền đáp lại cho nước Mỹ, thêm vào, góp vào cho xã hội.
"Tôi
nghĩ rằng, ít nhất thì những chính trị gia từ cộng đồng người Việt hải ngoại, từ
Little Saigon, có thể mở đường cho thế hệ trẻ trong các vị trí dân cử.
"Trong
quá khứ ta thường thấy sự nhũng lạm ở mức độ địa phương. Còn tôi thì gần giống
như là một người bên ngoài, bên ngoài chính trị. Đó như một luồng không khí mới
cho nhiều người, vì họ mệt mỏi với những chính trị gia có tiếng xấu, không có
khả năng đắc cử ở liên bang," ông nói với BBC.
Phần
phỏng vấn với dân biểu Derek Trần được thực hiện bởi Joaquin Nguyễn Hòa từ San
Jose, Hoa Kỳ.
Gia
đình của Derek Trần
No comments:
Post a Comment