Cái chết không thể
tránh khỏi của Việt Nam Cộng hòa, tại sao?
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng
Gửi cho
BBC từ Virginia,
Hoa Kỳ
27
tháng 4 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cly5pnvw5vxo
Là
thành viên nội các của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Tổng trưởng Kế hoạch Nguyễn
Tiến Hưng đã chứng kiến nhiều chuyển động quan trọng của Sài Gòn trước ngày
30/4.
Quân
Việt Nam Cộng hòa cố thủ ở cầu Tân Cảng (cầu Sài Gòn) trước ngày Sài Gòn thất
thủ 30/4/1975.
Những
ngày cuối cùng trước khi Sài Gòn thất thủ đã được ghi lại bằng hai cuộc họp tối
mật ở cấp cao nhất, cách nhau đúng sáu ngày – một tại Dinh Độc lập, một tại chiến
khu của Quân ủy miền Nam.
Hai
cuộc họp này, với nội dung tương phản hoàn toàn, đã phản ảnh sự bất cân xứng về
tiềm lực quân sự và hậu cần vào thời điểm định mệnh.
·
Trung Quốc
'giăng cờ chủ quyền' tại Trường Sa giữa lúc Việt Nam ăn mừng chiến thắng
25 tháng 4 năm 2025
·
Chiến tranh Việt
Nam và cuộc xung đột trong gia đình McNamara qua lời kể của người con trai
26 tháng 4 năm 2025
·
Tuyên bố đầu
hàng của Tổng thống Dương Văn Minh: Tướng Thệ khơi lại tranh cãi, đâu là sự thật?
25 tháng 4 năm 2025
Ngày
1/4/1975 – Cuộc họp tại Dinh Độc lập
Chỉ
hai ngày sau khi mất Đà Nẵng (29/3/1975), Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu triệu tập
một cuộc họp khẩn cấp với các tướng lĩnh cấp cao nhất, gồm Đại tướng Cao Văn
Viên (Tổng Tham mưu trưởng), Trung tướng Đặng Văn Quang (Cố vấn Quân sự), Trung
tướng Đồng Văn Khuyên (Chỉ huy Tiếp vận). Mục tiêu buổi họp là để bàn cách tái
tổ chức lực lượng: chọn một số đơn vị Địa phương quân để lập thành hai sư đoàn
bộ binh nhằm cầm cự được lâu hơn, giúp có được một cái thế để điều đình.
Tuy
là một cuộc họp về quân sự, chúng tôi cũng được mời tham dự với tư cách tổng
trưởng kế hoạch và là người điều phối viện trợ về mặt vĩ mô.
Sau phần
trình bày về tình hình chiến sự, Tổng thống Thiệu quay sang hỏi trực tiếp Đại
tướng Viên:
"Hiện
giờ này, đạn dược thực sự còn bao nhiêu?"
Câu trả lời
khiến cả phòng họp chìm trong im lặng:
"Thưa
Tổng thống, đạn trong cả bốn kho dự trữ chỉ còn đủ cho 14 đến 20 ngày."
Tôi nhìn thấy nỗi buồn man mác, sự chua
cay, xót xa trong ánh mắt người lãnh đạo miền Nam. Không còn gì rõ ràng hơn để
báo hiệu một thực tế phũ phàng: cuộc chiến đã gần đến hồi kết và quân đội miền
Nam hoàn toàn cạn kiệt phương tiện để chiến đấu.
Trực
thăng Thủy quân lục chiến Mỹ sơ tán người Mỹ và người Việt trước ngày Sài Gòn
thất thủ, bên dưới là các binh sĩ VNCH.
Ngày
7/4/1975 – Cuộc họp tại chiến khu Quân ủy miền Nam
Chỉ
sáu ngày sau, phía Bắc Việt cũng có một cuộc họp ở chiến khu Quân ủy miền Nam để
thẩm định tình hình đạn dược trước giai đoạn cuối của chiến dịch tổng tấn công.
Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh chiến trường, ghi lại trong hồi ký ký Đại thắng
Mùa xuân (trang 184-185):
"Khi
bàn đến vấn đề bảo đảm hậu cần, đồng chí Phạm Hùng (Chính ủy Chiến dịch) hỏi
tình hình đạn dược của ta chuẩn bị đến đâu rồi, đồng chí Đinh Đức Thiện (Phó tư
lệnh, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần) đưa ra bản thống kê số đạn đã nhận được, và số
đạn đang chở từ 'các nơi' đến và nói:
"Xin
báo cáo với các anh là đạn của ta đủ bắn để nó sợ tới ba đời."
Cùng
trong buổi họp, ông Lê Đức Thọ – người từng đại diện Bắc Việt để ký Hiệp định
Paris – tỏ rõ sự phấn khởi. Ông nói:
"Chúng
có 5 sư đoàn, ta có 15 sư đoàn, chưa kể các lực lượng dự bị chiến lược khác.
Như vậy chỉ cho phép chúng ta đánh thắng. Đó là ý kiến của Trung ương."
(trang 186) Rồi ông khích lệ các quân đoàn: "Tình hình đối với ta rất thuận
lợi, khả năng rất dồi dào, ta phải nắm lấy thời cơ, làm cho nhanh, làm cho chắc."
Báo
cáo về đạn dược và số quân của hai bên trong ngày tàn của cuộc chiến
đã cho thấy rõ tại sao Miền Nam không thể nào tránh khỏi ngày 30/4.
Bỏ
rơi thế nào 'coi cho được'?
Có
nhiều nguyên nhân – cả khách quan lẫn chủ quan – dẫn đến sự sụp đổ của Miền Nam
Việt Nam. Nhưng thật là cần thiết để lịch sử ghi lại cho trung thực những bằng
chứng chính xác về cái kết cục bi đát, bất công của VNCH, không thể để cho
Henry Kissinger lấp liếm, vì ông đã lừa dối tới một nửa thế kỷ rồi – như được
chứng minh trong cuốn sách Bức tử VNCH – Kissinger và 8 thủ đoạn nham hiểm
(2024).
Sau ba thập
niên nghiên cứu, chúng tôi đã lần ra đầy đủ những bằng chứng về một chiến lược
tinh vi mang tên "Decent Interval" của Henry Kissinger – Cố vấn An
ninh Quốc gia và Ngoại trưởng Hoa Kỳ, một người tôi coi là "quan toàn quyền
về ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời hai tổng thống Richard Nixon và Gerald
Ford".
Decent Interval – tạm dịch là "khoảng
thời gian coi cho được." Mục tiêu của chiến lược này là làm sao ký kết được
một hiệp định với Bắc Việt để Mỹ rút quân trong danh dự, đưa 519 tù binh về nước
và giữ thể diện cho nước Mỹ – bất chấp việc phải để lại một VNCH bị bao vây, cô
lập và cuối cùng là sụp đổ sau 1–2 năm.
Ông
không chỉ thao túng chính sách đối ngoại của Mỹ, mà còn âm thầm thỏa thuận với
Liên Xô – thông qua Đại sứ Anatoly Dobrynin – để phản bội nước Mỹ về Hiệp ước
SALT (Tài giảm binh bị).
VIDEO :
Chiến Tranh Việt Nam: Việt Nam Cộng Hòa thua do sự phản bội của Kissinger?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cly5pnvw5vxo
Tại
sao phải bỏ rơi VNCH?
Câu
trả lời nằm trong một đoạn văn thẳng thắn đến lạnh người trong hồi ký White
House Years (Những năm tháng Nhà Trắng). Sở dĩ Kissinger muốn bỏ rơi miền Nam (và Campuchia, Lào)
vì ông cho rằng Đông Dương đã cản trở chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, theo đó
Trung Quốc mới là quan trọng, còn Đông Dương thì chỉ là một khu vực nhỏ bé, cho
nên cần phải đẩy nó về đúng cái khuôn khổ nhỏ bé của nó.
Ở
trang 1049 trong hồi ký, Kissinger viết về việc mở cửa Bắc Kinh:
"Chúng
ta cần Trung Quốc để tăng cường tính linh hoạt trong chính sách ngoại giao của
Hoa Kỳ... Sáng kiến về (mở cửa) Trung Quốc còn khôi phục được quan điểm của
chúng ta về chính sách của quốc gia.
"Sáng
kiến này thu nhỏ Đông Dương lại, để nó quay về đúng cái quy mô của nó – quy mô
của một bán đảo nhỏ bé trên một lục địa to lớn."
Từ
cái nhìn ấy, Đông Dương không còn là một tuyến đầu chống cộng, mà là một chướng
ngại cần dẹp bỏ để đạt được những thắng lợi chiến lược lớn hơn. Vận mệnh của cả
một quốc gia, hàng triệu con người, đã bị ông ta xếp vào vai trò "vật tế
thần" cho chính sách toàn cầu mới theo quan niện của mình.
Mùa
hè năm 1972, khi nước Mỹ đang chuẩn bị bước vào chiến dịch tranh cử tổng thống,
Đảng Cộng Hòa dự kiến tổ chức đại hội tại Miami, Florida để đề cử ông Nixon tái
tranh cử. Một cuộc họp kín giữa Nixon và Kissinger tại Tòa Bạch Ốc vào ngày
3/8/1972 đã mang ý nghĩa quyết định.
Nội
dung cuộc họp – còn được ghi lại trong băng ghi âm chính thức – cho thấy toàn bộ
tinh thần của chiến lược "Decent Interval". Nixon lo ngại rằng nếu để
mất miền Nam sau khi ký hiệp định thì uy tín của Hoa Kỳ sẽ bị sụp đổ. Nhưng
Kissinger đã trấn an ông bằng một luận điệu đầy tính toán:
"Nếu
một hay hai năm kể từ bây giờ mà Bắc Việt nuốt trọn miền Nam thì chúng ta vẫn
có thể duy trì một chính sách ngoại giao khả tín, miễn sao nó được coi như là hậu
quả của sự bất tài của miền Nam."
Rồi
ông kết luận một cách tàn nhẫn:
"Vậy
chúng ta cần tìm ra một công thức để giữ cho tình hình yên ổn trong một hay hai
năm. Sau đó, thưa Tổng thống, Việt Nam sẽ trở thành một vũng nước đọng. Nếu
chúng ta kết thúc chuyện này, chẳng hạn vào tháng 10, thì đến tháng 1 năm 1974
sẽ chẳng còn ai quan tâm quái gì nữa (no one will give a damn)."
Lời
nói ấy – "no one will give a damn" – không chỉ là sự lạnh lùng
vô cảm, mà còn là lời phán xét lịch sử. Nó cho thấy, đối với Kissinger, toàn bộ
cuộc chiến tranh, máu xương và hy sinh của hàng triệu người Việt Nam chỉ là một
dấu chấm nhỏ không đáng kể trong sách lược chính trị toàn cầu mà ông đang viết.
Một đoạn
trong cuộc đối thoại vào ngày 3/8/1972 giữa Kissinger và Tổng thống Nixon.
Theo
nhà nghiên cứu Jeffrey Kimball, Kissinger đã thực sự thuyết phục được Tổng thống
Nixon vào ngày 28/9/1972 rằng những gì ông đang thương lượng với Hà Nội không
phải là một hành động "bán đứng đồng minh" mà là một bước đi cần thiết
để chấm dứt chiến tranh và bảo vệ lợi ích lớn hơn của Hoa Kỳ.
Trớ
trêu thay, ngày 28/9 ấy lại gần kề thời điểm quân lực VNCH tái chiếm Cổ thành
Quảng Trị – một chiến thắng mang tính biểu tượng cao độ. Khắp miền Nam lúc đó
vang lên bài hát:
"Cờ
bay, cờ bay, oai hùng trên thành phố thân yêu…"
Khi
VNCH lấy lại thế chủ động trong chiến sự, thì ở Washington, định mệnh của miền
Nam lại đang bị định đoạt trong một căn phòng đóng kín – bởi những người từng hứa
hẹn sẽ sát cánh đến cùng.
Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu (phải) và Henry Kissinger, cố vấn của Tổng thống Richard
Nixon, trong một cuộc gặp vào năm 1972 tại Dinh Độc lập.
Một
bức thư và sự im lặng
Ngay
sau khi được Kissinger thuyết phục, Tổng thống Nixon đã viết thư cho Tổng thống
Thiệu vào ngày 16/10/1972. Cuối thư, ông còn viết tay để khẳng định về Hiệp định
Paris:
"Tôi
tin chắc rằng đây là giải pháp tốt nhất có thể đạt được và phù hợp với điều kiện
tuyệt đối của tôi là Việt Nam Cộng hòa phải được tồn tại như một quốc gia tự
do."
Nixon
thậm chí còn gạch dưới chữ "absolute" (tuyệt đối) trong thư,
như muốn trấn an đồng minh rằng ông không lùi bước.
Như
lịch sử đã diễn ra, Hiệp định Paris được ký ngày 27/1/1973 không phải là nền tảng
để cho Việt Nam Cộng hòa được tồn tại như một quốc gia tự do.
Bút
tích của Tổng thống Nixon
Quốc
hội Mỹ bị đánh lừa
Do
tin rằng chiến tranh đã kết thúc và hòa bình được vãn hồi, Quốc hội Hoa Kỳ bắt
đầu cắt giảm mạnh viện trợ quân sự cho VNCH. Trong khi đó, khối xã hội chủ
nghĩa – đặc biệt là Liên Xô – lại tăng viện gấp bốn lần cho Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa (VNDCCH). Chênh lệch này khiến VNCH nhanh chóng rơi vào tình trạng kiệt quệ
cả về vũ khí, tiếp liệu, lẫn phương tiện truyền thông và y tế (kể cả băng cứu
thương).
Trong
tay Tổng thống Thiệu chỉ còn một vũ khí duy nhất: đó là những lá thư với chữ ký
của Tổng thống Nixon cam kết rằng Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ và "bảo vệ hòa
bình bằng tất cả sức mạnh của Hoa Kỳ nếu Bắc Việt vi phạm Hiệp định."
Tuy
nhiên, khi Tổng thống Nixon phải từ chức do vụ Watergate, những lá thư này
không bao giờ được chuyển đến người kế nhiệm là Tổng thống Gerald Ford. Henry
Kissinger – người giữ vai trò trung gian – đã cố tình che giấu ông Ford và che
giấu luôn cả Quốc hội Mỹ về diễn tiến của "hòa bình" và giấu nhẹm hồ
sơ Nixon – Thiệu.
Bằng
cách đó, ông đã tước nốt lá chắn cuối cùng còn lại trong tay VNCH.
Ngày
30/4, khi Sài Gòn thất thủ thì ở bên kia bán cầu thì ngay tại thủ đô
Washington, một "mặt trận sự thật" khác được mở ra.
Chúng
tôi, những người từng chứng kiến toàn bộ quá trình ngoại giao từ bên trong, đã
quyết định công bố những bằng chứng về chiến lược "Decent Interval"
và các cam kết mật giữa Nixon và Thiệu – những tài liệu bị Kissinger cố tình
che giấu đi. Tất cả được đưa ra công luận đúng vào lúc thế giới còn đang sửng sốt
trước cảnh tháo chạy ở Sài Gòn.
Sự
thật ấy như một gáo nước lạnh dội vào Quốc hội Hoa Kỳ.
Những
vị dân cử trước đây từng biểu quyết cắt viện trợ, giờ đây mới nhận ra rằng họ
đã bị đánh lừa. Không có hòa bình, cũng chẳng có danh dự. Chỉ có sự phản bội, sự
thao túng và những quyết định được đưa ra trong bóng tối.
Ban
đầu, Quốc hội Mỹ gần như dửng dưng trước làn sóng người tị nạn Việt Nam tràn
sang các trại tạm cư ở Guam, Wake, Camp Pendleton… Nhưng sau khi các tài liệu
được công bố, và sau nhiều cuộc điều trần gay gắt, thái độ của họ đã thay đổi
hoàn toàn.
Từ
chỗ phản đối di tản, Quốc hội bắt đầu thông cảm và chuyển sang tiếp nhận đoàn
người tị nạn Việt Nam. Với sự thông cảm ấy, lớp người tị nạn đầu tiên đã hoạt động
để từng bước dẫn đến các chương trình Chương trình Ra đi Có trật tự (Orderly
Departure Program, ODP), Chương trình Nhân đạo (Humanitarian Operation, HO),
các khoản trợ giúp định cư, y tế, giáo dục…
Quốc
hội cũng bắt đầu điều tra lại hồ sơ Nixon–Thiệu. Nhưng chính quyền Ford, dù bị
áp lực, vẫn từ chối cung cấp tài liệu – có thể vì họ cũng bị "đặt ở ngoài
cuộc".
Một
đội quân bị bỏ đói trong chiến hào
Nếu có ai
đó hỏi vì sao VNCH sụp đổ nhanh đến vậy trong tháng 3 và 4 năm 1975, câu trả lời
không nằm ở tinh thần chiến đấu, mà nằm ở hai chữ: kiệt quệ. Sau Hiệp định Paris
1973, và nhất là từ năm 1974 trở đi, khả năng chiến đấu và hậu cần của VNCH đã
rơi tự do.
Và đến giờ phút khi bi kịch
"Decent Interval" hạ màn, đạn dược chỉ còn đủ cho 12 tới 20 ngày –
như Đại tướng Viên báo cáo ngày 1/4/1975.
Thiếu
tướng John E. Murray – Tùy viên quân sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn (1973–1974), là chứng
nhân tại chỗ – trong một báo cáo mật đã so sánh tương quan lực lượng hai bên
trước khi sụp đổ:
"Trong
thời cao điểm của lực lượng Hoa Kỳ ở Việt Nam, chúng ta từng có 433 tiểu đoàn
tác chiến Mỹ và Đồng minh chiến đấu ở Việt Nam. Địch có 180 tiểu đoàn. Đến năm
1974, khi chúng ta rút lui, VNCH có 189 tiểu đoàn, địch tăng lên 330 tiểu đoàn.
"Lấy
đi B-52, F-4, lấy đi hải pháo, lấy đi tất cả…Và ta bắt đầu yểm trợ miền Nam với
2% tổng số tiền đã dùng cho quân đội Mỹ, để đương đầu với một số địch quân nhiều
hơn."
Rồi
ông kết luận bằng một trích dẫn đáng suy ngẫm:
"Napoleon
đã từng nói: Thượng Đế đứng về phe nào có các tiểu đoàn lớn nhất, mạnh nhất."
"Đúng
như vậy. Thượng Đế đã đứng về phe cộng sản vào năm 1974; quân họ đông hơn, mạnh
hơn. Và đó là lý do chúng ta đã thua chiến tranh Việt Nam."
Trên
thực tế - và chúng tôi là nhân chứng - cuối cùng thì cũng chẳng có số tiền
tương đương 2% , mà hầu như là con số không.
VIDEO
: Tháng 4/1975: Tường thuật của BBC
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cly5pnvw5vxo
Từ
Nguyễn Văn Thiệu 1975 tới Volodymyr Zelensky 2025
Gần
nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975 – ngày định mệnh kết thúc một quốc
gia, nhưng âm hưởng của sự kiện ấy vẫn vang vọng trong thời sự quốc tế, nhất là
khi người ta chứng kiến một quốc gia khác – Ukraine – đang vật lộn để tồn tại.
Tuy cuộc
chiến Việt Nam và chiến tranh Ukraine là khác hẳn nhau về bản chất lẫn hoàn cảnh
lịch sử, nhưng về vấn đề viện trợ của Hoa Kỳ thì có điểm tương đồng.
Một
trong những câu nói gây chấn động trong cuộc chiến Ukraine đến từ Tổng thống
Volodymyr Zelensky. Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Amna Nawaz trên PBS ngày
14/4/2024, ông thẳng thắn nhấn mạnh:
"Tôi có thể nói rõ ràng với bà: nếu không có
sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ không thể chiến thắng." Có nghĩa là sẽ
chiến bại.
Mới
đây, ngày 14/2/2025, ông nói trên đài NBC:
"Sẽ
rất, rất, rất khó khăn để Ukraine có thể tồn tại nếu không có sự hỗ trợ quân sự
của Hoa Kỳ, cả hiện tại khi đất nước đang cố gắng chiến đấu và trong tương lai
sau khi chiến tranh kết thúc."
Những
lời này vang lên bên tai tôi như một tiếng vọng từ quá khứ.
Tháng
1/1973, ngay sau khi Kissinger trở về từ Paris với bản thỏa hiệp đình chiến
trong tay, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã dành một cuộc phỏng vấn cho ký giả nổi
tiếng người Ý, bà Oriana Fallaci (còn ghi lại trong cuốn sách Interview with
History).
Khi
được hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Hoa Kỳ không còn viện trợ nữa, ông Thiệu trả lời
không hề do dự:
"Nếu
Mỹ bỏ rơi chúng tôi, đó sẽ là sự kết thúc. Kết thúc hoàn toàn, tuyệt đối."
Liệu
ông có thể tìm được những nguồn lực nào khác?
"Làm
sao chúng tôi có thể tìm được một quyền lực nào khác giống như Mỹ đã giúp chúng
tôi? Có thể chúng tôi cũng tìm được một quốc gia khác sẵn sàng giúp, nhưng
không quốc gia nào có nhiều phương tiện như Mỹ."
Những
lời nói ấy, hơn 50 năm sau, giờ đây lại được lặp lại gần như nguyên văn – không
phải bởi một nhà lãnh đạo Á Đông mà bởi một tổng thống châu Âu trong thế kỷ 21.
Chỉ
cần thay cái tên "Nguyễn Văn Thiệu" bằng "Volodymyr
Zelensky", thì toàn bộ tâm trạng, nỗi lo sợ, và sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ được
lặp lại một cách kỳ lạ.
Nếu
như "kế hoạch hòa bình" do Mỹ đưa ra tiếp tục bị bế tắc và Mỹ "bỏ
đi" – vì còn những ưu tiên khác như Gaza, Iran, Trung Quốc (Biển Đông, Đài
Loan), cuộc thương chiến,v.v. thì tương lai của Ukraine sẽ như thế nào?
Lặp lại lời
ông Zelensky rằng "sẽ rất, rất, rất khó khăn" để Ukraine có thể tồn tại
nếu không có sự hỗ trợ quân sự từ Mỹ - "cả bây giờ, khi chúng tôi chiến đấu,
lẫn sau này khi chiến tranh kết thúc" - câu hỏi đặt ra là liệu một kết cục tương tự có đến với
Ukraine?
-----------------
·
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng sinh năm 1935 ở Thanh Hóa, từng
giữ chức Tổng trưởng Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa kiêm cố vấn của Tổng
thống Nguyễn Văn Thiệu trước 1975 ở Sài Gòn. Ông là tác giả cuốn Khi đồng minh tháo chạy và
là đồng tác giả cuốn The Palace Files- Hồ sơ Dinh Độc lập, viết
cùng Jerrold L. Schecter bằng tiếng Anh. Hiện ông định cư tại Virginia, Hoa Kỳ.
------------------
Tin
liên quan
Chiến tranh Việt
Nam: Bản tin cuối cùng dang dở từ Sài Gòn
24
tháng 4 năm 2025
.
Chiến tranh Việt
Nam: Trung Quốc đã tham gia như thế nào?
21
tháng 4 năm 2025
.
Tác giả chùm ảnh
ngày 30/4 kể lại khoảnh khắc Sài Gòn sụp đổ
22
tháng 4 năm 2025
No comments:
Post a Comment