Vụ nổ làm 12 quân
nhân Quân khu 7 tử vong, những gì đã biết tới nay
BBC News Tiếng Việt
5
tháng 12 2024, 17:51 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0rngznpk8xo
Vụ
nổ trong diễn tập ở Quân khu 7 thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam khiến 12 quân nhân
tử vong đang gây chấn động dư luận.
Chiều
ngày 5/12, báo chí đưa tin Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội "đã có
tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc cấp bằng Tổ quốc ghi công, công nhận liệt
sĩ cho 12 quân nhân hy sinh khi diễn tập tác chiến phòng thủ."
Đến
buổi tối, báo điện tử Chính phủ cho biết Phó Thủ tướng Thường
trực Chính phủ Việt Nam Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định cấp bằng "Tổ quốc
ghi công" cho 12 quân nhân Quân khu 7, thuộc Bộ Quốc phòng.
Trước
đó, ngày 4/12, Bộ Quốc phòng thông báo có "12 đồng chí mất tích".
Như
vậy, với việc Chính phủ Việt Nam cấp bằng "Tổ quốc ghi công", có thể
khẳng định cả 12 quân nhân trên đã tử vong trong vụ
nổ.
Cuộc
diễn tập quy mô lớn
Báo
Quân đội nhân dân đưa tin về buổi khai mạc cuộc diễn tập, với sự tham dự, chỉ đạo
của Bộ trưởng Phan Văn Giang
Theo
thông tin chính thức từ Bộ Quốc phòng, cuộc diễn tập tác chiến phòng thủ Quân
khu 7 là hoạt động quân sự quy mô lớn, tiến hành từ ngày 1 đến ngày 4/12, với sự
tham gia của các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang và địa phương trên địa bàn
Quân khu 7 và nhiều quân chủng, binh chủng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc
phòng.
Cuộc
diễn tập được tiến hành qua 3 giai đoạn: Chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu,
chuẩn bị tác chiến phòng thủ và thực hành tác chiến phòng thủ với 7 vấn đề huấn
luyện cơ bản.
Tầm
quan trọng của sự kiện này còn thể hiện ở việc các tướng lĩnh cấp cao nhất của
Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham dự, chỉ đạo.
Đại
tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã phát biểu chỉ đạo trong buổi
khai mạc.
Trưởng
ban chỉ đạo diễn tập là Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội
nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Một
số tướng lĩnh làm phó trưởng ban chỉ đạo diễn tập gồm: Thượng tướng Huỳnh Chiến
Thắng, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Trung tướng Phạm Trường Sơn và Trung tướng
Trương Thiên Tô.
Bộ
Quốc phòng hiện có hai đại tướng và cả hai đều có mặt trong buổi diễn tập. Bên
cạnh đó còn có hai thượng tướng và hai trung tướng nằm trong ban chỉ đạo diễn tập.
Theo
thông tin ban đầu từ Bộ Quốc phòng được Thông Tấn Xã Việt Nam dẫn
lại, tai nạn xảy ra vào tối 2/12.
Tới
ngày 3/12, trên mạng xã hội bắt đầu lan truyền thông tin một số quân nhân tử nạn
trong cuộc diễn tập.
Tuy
nhiên, tới tận tối khuya ngày 4/12, Thông Tấn Xã Việt Nam mới
đưa tin chính thức về vụ việc, với nội dung rất ngắn, dẫn thông báo từ Bộ Quốc
phòng.
Vào
thời điểm đêm 4/12, báo chí chính thống dẫn lời Bộ Quốc phòng xác định 12 quân
nhân "mất tích" và "đã tìm thấy phần lớn thi thể" chứ chưa
chính thức khẳng định 12 người đã tử nạn.
Báo
chí tại Việt Nam đều gọi vụ việc này là "vụ việc mất an toàn trong diễn tập
tại Quân khu 7".
Đến
ngày 5/12, báo chí mới bắt đầu dẫn nguồn tin từ cơ quan chức năng về việc
"cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 12 quân nhân hi sinh".
Trong
thời bình, việc 12 quân nhân tử nạn trong một cuộc diễn tập là sự việc hết sức
nghiêm trọng, là tổn thất rất lớn về người, nhất là trong một cuộc diễn tập có
sự chỉ đạo trực tiếp của các lãnh đạo cấp cao nhất từ Bộ Quốc phòng.
Báo
chí khi đưa tin về vụ tai nạn này đều viết thông tin giống nhau, dẫn nguồn Bộ
Quốc phòng hoặc Thông Tấn Xã Việt Nam, với thông tin rất ngắn gọn,
cho thấy việc đưa tin được kiểm soát, kiểm duyệt rất chặt chẽ.
Sau
sự vụ, báo Quân khu 7 đã xóa bài viết về buổi khai mạc diễn tập
ngày 1/12.
No comments:
Post a Comment