Biếm: Ai ban thưởng
cho “Ban thi đua”?
09/12/2024
https://baotiengdan.com/2024/12/09/biem-ai-ban-thuong-cho-ban-thi-dua/
1.
Thuỵ Điển không có “Ban thi đua”
Khoảng
1975-1985, ở Phú Thọ có một nhà máy giấy do Thuỵ Điển tài trợ 100%. Đây có lẽ
là nhà máy của tư bản đầu tiên do họ quản lý, vận hành, chi trả lương… Nhà máy
này có công nghệ giấy và bột hiện đại nhất thế giới.
Họ
sử dụng khoảng 3.000 công nhân nhiều ngành cho việc xây dựng, vận chuyển và vận
hành cho đến nay.
Lần
đầu tiên sau vài chục năm, công nhân Việt Nam nhận mức thưởng kỳ lạ cho một kỳ
(6 tháng hoạt động). Loại nhất được một cái Radio cassette có chức năng ghi âm
và nghe các kênh phát thanh, kể cả BBC.
Loại
nhì được một cái xe đạp ngoại (anh em thích giải nhì hơn) tốt hơn hẳn cái xe đạp
“Thống nhất” của Việt Nam sản xuất. Giá ngoài chợ xe thì cái xe Thống Nhất khoảng
600 đồng, bằng 10 tháng lương giáo viên cấp II. Nhiều gia đình nông thôn bốn
năm người chưa mua được cái xe. Nhiều đám cưới đưa đón dâu bằng xe đạp trên chặng
đường ba bốn chục km.
Cho
nên, nếu căn vào giá xe (xe ngoại, khoảng 800 đến 1.000 đồng) thì mức thưởng
này bằng hơn một năm lương ở các cơ quan Việt Nam.
Thêm
nữa là bữa ăn thêm giữa giờ ngon hơn bữa chính của dân hồi đó, có đủ chất và
ngon. Mỗi buổi làm đêm được nhận một hộp sữa bò (có thể mang về cho con nhỏ hoặc
bán để thêm thu nhập).
Bởi
lẽ trên, mặc dù hệ điều hành nhà máy giấy lớn nhất Đông Nam Á lúc đó không cần
các cơ cấu phụ phèng như Đoàn thanh niên, Công đoàn, Ban thi đua, nhưng họ… thi
đua ra trò để được thưởng.
Có
dịp ai cũng được thưởng và tiến độ nhà máy chạy vù vù, việc xây dựng nhà máy vượt
kế hoạch nửa năm trời. Độ bền công trình thì khỏi nói, tuyệt vời. Hiện nay vẫn
chạy tốt.
2.
Ban thi đua, công đoàn…
Khoảng
bốn chục năm nay tôi thấy ở Sài Gòn có những chuyện lạ. Có một chức năng gọi là
Công đoàn ở một công ty vận tải dân dụng nhà nước có khoảng 300 đầu xe, vài cái
kho, vài xưởng sửa chữa. Họ quản lý khoảng 500 người từ tài xế đến giám đốc.
Nơi
này có hơi hám công nghiệp nên 90% làm thật, ăn thật, vất vả, khẩn trương và có
nguyên tắc.
Nhưng
có khoảng hai phần trăm người lúc thường lặn đâu mất, không ai nhìn thấy mặt
bao giờ, chỉ khi dịp Quốc Khánh, 30/4, tết là ông bà này thò mặt ra, lặn lội đến
từng đội xe, kho bãi… xin tiền. Lý do xin là “để lo Tết”, nhưng lo cho ai thì
không biết.
Những
người cần lo thì đang phải ra tiền nộp cho ông bà này, không nộp, không được.
Thu rồi, hết tết rồi, hết lễ rồi, ông có thể biến mất vài tháng, có thể mở quán
chữa xe, bán cháo lòng hay về quê… làm ruộng.
Rồi
đến hẹn lại lên “lo” Tết, lễ.
3.
Ban Thi đua
Tôi
hiểu về “Ban” này hơi ít nhưng qua nắm bắt, thấy nó hơi giống dịch vụ “đánh
bóng lư đồng” ở Sài Gòn. Nghề này chỉ mỗi năm một lần đánh bóng đồ thờ bằng đồng
cho những nhà giàu có dùng thờ tự kiểu xưa cũ.
Mỗi
nửa năm, một năm, anh “Ban thi đua” này bỗng dưng có quyền… khen anh kia tốt lắm,
tốt vừa và chưa tốt. Những mức khen này kèm theo chút phần thưởng và cái danh
hiệu gì đó.
Anh
này cũng xài một số ngân sách, thiếu đâu vận động doanh nghiệp trong địa bàn
(khoản này quan trọng, hấp dẫn) ủng hộ để tổ chức những chuyến tham quan, du lịch
đâu đó để tiêu món tiền không phải của anh làm ra. Những người được ban thưởng
cũng khoai khoái, đem tờ giấy về treo tường, ai đến ngó chơi.
Việc
ban thưởng, đánh giá tốt xấu này không sát với hoạt động thật của các cơ quan,
cá nhân được ban thưởng, ví dụ như UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Yên Bái, Gia
Lai… nhiệm kỳ này chẳng hạn, họ đoàn kết, vững mạnh cả đấy.
Nhân
việc Tổng Bí thư Tô Lâm dấy lên cao trào tinh gọn bộ máy, tôi rón rén đề cử các
vị những vị trí như trong câu chuyện này. Các vị cứ căn vào câu chuyện vui vui
buồn buồn hôm nay mà làm đánh “kếch” một vài cái, cho nước non nhẹ nợ. Được
không quý vị?
No comments:
Post a Comment