IAEA:
Iran ‘tăng mạnh’ mức làm giàu uranium lên gần cấp độ chế bom
07/12/2024
Iran
đang tăng “mạnh” việc làm giàu uranium lên tới 60% độ tinh khiết, gần bằng khoảng
90% cấp độ vũ khí, mà nước này có thể sản xuất, Tổng giám đốc Cơ quan Nguyên tử
năng Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi cho biết.
https://gdb.voanews.com/b88b5736-c42e-43dd-a59b-8e237c0ec492_w1023_r1_s.jpg
Tổng
giám đốc Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi ngày 6/12/2024 nói
Iran đang tăng “mạnh” việc làm giàu uranium lên tới 60% độ tinh khiết, gần bằng
khoảng 90% cấp độ vũ khí.
Động
thái này chắc chắn sẽ gây ra sự báo động lớn hơn nữa ở các thủ đô phương Tây vốn
đã lập luận rằng không có lý do dân sự nào biện minh cho động thái làm giàu
uranium của Iran ở mức độ đó vì không có quốc gia nào khác làm như vậy mà không
sản xuất bom hạt nhân, điều mà Iran phủ nhận đang theo đuổi.
Theo
tiêu chuẩn của IAEA, Iran đã có đủ vật liệu làm giàu uranium lên đến 60%, kho dự
trữ được làm giàu cao nhất của nước này, về nguyên tắc là đủ cho bốn vũ khí hạt
nhân nếu họ làm giàu thêm nữa.
“Hôm
nay, cơ quan này thông báo rằng năng lực sản xuất đang tăng đáng kể trong kho dự
trữ 60%”, Tổng giám đốc Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế Grossi phát biểu bên lề
hội nghị an ninh Đối thoại Manama tại thủ đô Bahrain.
Ông
nói thêm rằng năng lực này sẽ tăng lên “gấp bảy, tám lần, có thể, hoặc thậm chí
nhiều hơn” so với mức trước đây là 5-7 kg một tháng.
Sự
leo thang diễn ra chỉ một tuần sau khi các quan chức châu Âu và Iran không mấy
đạt được tiến triển trong các cuộc họp về việc liệu họ có thể tham gia vào các
cuộc đàm phán nghiêm túc về chương trình hạt nhân gây tranh cãi hay không, trước
khi ông Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc vào tháng 1/2025.
Tehran
đã tức giận về một nghị quyết do Anh, Đức và Pháp đưa ra vào tháng trước, được
gọi là E3, chỉ trích Iran vì hợp tác kém với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên
hiệp quốc.
Ông
Trump, người mà sau khi rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa
Tehran và các cường quốc thế giới đã theo đuổi chính sách “gây sức ép tối đa”
nhằm siết kinh tế Iran, đang bổ nhiệm chính quyền mới của mình với những người
theo đường lối cứng rắn đối với Iran.
Động
thái ngày 6/12 cũng là một bước lùi đối với ông Grossi vì ông đã nói sau chuyến
đi tới Iran vào tháng 11 rằng Tehran đã chấp nhận “yêu cầu” của ông về việc giới
hạn lượng uranium làm giàu ở mức 60% để giảm bớt căng thẳng ngoại giao, gọi đó
là “một bước đi cụ thể theo đúng hướng”.
Tuy
nhiên, các nhà ngoại giao cho biết vào thời điểm đó, bước đi của Iran, bao gồm
cả việc chuẩn bị thực hiện giới hạn đó, có điều kiện là Hội đồng Quản trị gồm
35 quốc gia của IAEA không thông qua nghị quyết chống lại Iran vì nước này
không hợp tác đầy đủ với cơ quan này, và Hội đồng sau đó đã làm bất chấp điều
đó.
“Chúng
tôi không có bất kỳ tiến trình ngoại giao nào đang diễn ra có thể dẫn đến việc
hạ nhiệt căng thẳng hoặc một phương trình ổn định hơn khi nói đến Iran”, ông
Grossi nói. “Điều này thật đáng tiếc”.
Người
đứng đầu cơ quan tình báo đối ngoại của Pháp tuần trước cho biết rằng sự phổ biến
vũ khí hạt nhân của Iran chắc chắn là một trong những mối đe dọa, nếu không muốn
nói là mối đe dọa nghiêm trọng nhất trong những tháng tới.
Các
bộ ngoại giao Anh, Đức và Pháp đã không trả lời ngay các yêu cầu bình luận.
E3
đã áp dụng lập trường cứng rắn hơn đối với Iran trong những tháng gần đây, đáng
chú ý là kể từ khi Tehran tăng cường hỗ trợ quân sự cho Nga. Tuy nhiên, họ luôn
nhấn mạnh rằng họ muốn duy trì chính sách gây sức ép và đối thoại để khôi phục
các cuộc đàm phán trước khi thỏa thuận năm 2015 kết thúc vào tháng 10 năm 2025.
Thỏa
thuận đó đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Iran để đổi lấy việc
Tehran chấp nhận một số hạn chế đối với chương trình hạt nhân của mình. Kể từ
khi ông Trump rời khỏi thỏa thuận, Iran đã đẩy nhanh chương trình hạt nhân
trong khi hạn chế khả năng giám sát của IAEA.
No comments:
Post a Comment