UNESCO
công nhận Tết nguyên đán Trung Quốc: Cơ hội để Bắc Kinh khuếch trương quyền
lực mềm
Thùy Dương - RFI
Đăng
ngày: 07/12/2024 - 15:20
Hôm
thứ Tư 04/12/2024, cùng với Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang) của Việt
Nam, nghề lợp mái kẽm các ngôi nhà ở Paris của Pháp, rượu Sake của Nhật Bản … Tết
nguyên đán của Trung Quốc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại.
HÌNH
:
Màn
múa lân, múa rồng đón Tết Nguyên Đán tại Macao, Trung Quốc, ngày 11/02/2024. ©
AP/Cheong Kam Ka
Như
vậy, với 44 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đến nay Trung Quốc là nước
đứng đầu thế giới về số di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Không
chỉ khẳng định mình là nước đóng vai trò chủ chốt trong việc bảo tồn văn hóa,
Trung Quốc còn có cơ hội biến lễ tết thành quyền lực mềm cải thiện hình ảnh
trong mắt thế giới.
Từ Bắc
Kinh, thông tín viên Cléa Broadhurst cho biết thêm :
« Trung
Quốc đặt cược vào di sản văn hóa của đất nước để tăng cường ảnh hưởng trên thế
giới. Bước mới đây nhất : UNESCO công nhận Tết Nguyên đán của Trung Quốc là di
sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Ở
cấp độ quốc gia, điều này khơi dậy một niềm tự hào mới, nhất là trong giới trẻ,
vốn đôi khi xa rời các phong tục tập quán cũ. Ở nước ngoài, việc Tết Nguyên đán
của Trung Quốc được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại giúp
cho cộng đồng người Hoa ở hải ngoại cảm thấy gắn kết hơn với cội nguồn của họ.
Sự
công nhận của UNESCO có thể thúc đẩy du lịch văn hóa, thu hút quốc tế chú ý đến
các lễ hội của Trung Quốc. Điều này cũng mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế quan
trọng cho các địa phương tổ chức những sự kiện truyền thống.
Nhưng
chiến lược của Trung Quốc còn đi xa hơn nữa. Bằng cách phát huy truyền thống của
đất nước, Bắc Kinh thách thức sự thống trị của các quan điểm phương Tây và xây
dựng một hình ảnh tích cực, ngay cả trong bối cảnh đang có căng thẳng địa chính
trị. Sự công nhận này của UNESCO cũng là một phần trong chiến lược Những con đường
tơ lụa mới của Trung Quốc, vốn nhấn mạnh đến lĩnh vực trao đổi văn hóa, song
song với phát triển thương mại và cơ sở hạ tầng.
Nước
cờ xuất sắc này của Bắc Kinh cho thấy Trung Quốc không chỉ bảo tồn di sản văn
hóa của mình mà còn sử dụng di sản văn hóa một cách có chiến lược như một công
cụ để củng cố, tăng cường vị thế trên thế giới, tạo thuận lợi thúc đẩy các cơ hội
kinh tế và phô trương hình ảnh về một quốc gia gắn bó ».
Đây
là một thách thức không nhỏ với các nước láng giềng của Trung Quốc cũng đón Tết
cổ truyền vào dịp đầu xuân, trong đó có Việt Nam. Ví dụ, tại Pháp, Tết cổ truyền
của Việt Nam và nhiều nước châu Á thường được đồng nhất với Tết Trung Quốc (le
Nouvel An chinois).
Lời
ly biệt của nữ sĩ Quỳnh Dao sau một cuộc đời « đã bừng sáng trọn vẹn »
Vẫn
tại châu Á, về văn hóa - xã hội, nhìn sang Đài Loan, nổi bật tuần này là thông
tin bà Quỳnh Dao (瓊瑤), nữ sĩ của văn học lãng mạn tiếng Hoa, tác
giả của nhiều tác phẩm như « Hoàn châu cách cách »,
« Tân dòng sông ly biệt », đã chọn cách chủ động từ giã cuộc
đời tại nhà riêng hôm 04/12 tại Đạm Thủy, Tân Bắc, Đài Loan, ở tuổi 86.
Sinh
năm 1938 ở Thành Đô, Tứ Xuyên, bà được gia đình đưa sang Đài Loan cùng chính
quyền Trung Hoa Dân quốc năm 1949 và mang theo tâm thế người tỵ nạn bị cắt đứt
khỏi quê cũ. Cảm xúc này hiện rõ trong văn của bà. Phải đến năm 1988 bà Quỳnh
Dao mới có thể lần đầu trở về thăm Trung Quốc.
Từ Đài Bắc,
thông tín viên Nguyễn Giang cho biết thêm về sự nghiệp văn chương và điện ảnh của
nữ sĩ Quỳnh Giao :
« Có
tên thật là Trần Triết, bà lấy bút danh Quỳnh Dao (và một số bút danh khác nữa)
để bắt đầu sáng tác truyện ngắn đăng báo trong thập niên 1960. Văn chương ngôn
tình của bà nổi tiếng ở Đài Loan, Hong Kong, Singapore và miền Nam Việt Nam
trong thập niên sau đó.
Theo
các báo Việt Nam ở Mỹ, ông Liêu Quốc Nhĩ là người đầu tiên dịch sang tiếng Việt
cuốn "Song Ngoại" (窗外- bên ngoài cửa sổ) của
Quỳnh Dao, ra mắt ở Sài Gòn năm 1970. Từ đó, văn chương diễm tình của bà bước
vào tiếng Việt.
Tên
các truyện Quỳnh Dao trong Trung văn, tiếng Việt và tiếng Anh đều không hoàn
toàn giống nhau, tùy vào dịch giả. Ví dụ, tác phẩm gốc 煙雨濛濛 (Yên Vũ Mang
Mang) có bản dịch tiếng Việt với tựa đề Dòng Sông Ly Biệt (1964) nhưng được độc
giả tiếng Anh làm quen qua bản dịch của Mark Wilfer với tựa đề ‘Fire and Rain’.
Một
tập truyện ngắn của Quỳnh Dao là 六個夢 (Lục Cách Mộng-được
Tommy Lee chuyển ngữ sang tiếng Anh năm 1965 là “Wan-Chun’s Three Lovers"
rồi sau in thành “Six Dreams”, với chuyện tình và chuyện đời của các nhân vật
chính xảy ra ở Bắc Kinh thời chính phủ Dân quốc (trước 1949). Dù nổi tiếng, bà
cũng bị chê là viết văn “trống rỗng” và “bi lụy”, (empty, gloomy), xây dựng
nhân vật dựa trên mỹ học cảm xúc, thiếu chiều sâu triết lý.
Không
chỉ viết truyện, bà còn làm biên kịch và nhà sản xuất cho nhiều phim chuyển thể
từ tác phẩm của mình ở Trung Quốc, và được báo Mỹ gọi là Nữ hoàng phim bộ
(Queen of romance novels). Tuy tuyên bố không dùng Facebook từ mấy năm trước,
bà vẫn viết truyện diễm tình cho đến năm cuối đời. Tác phẩm Mai Hoa Anh Hùng Mộng
(hiện mới có bản tiếng Trung) là cuốn cuối cùng của bà, phát hành tháng 06/2024
ở Đài Loan.
Với
thế hệ trẻ ở châu Á, Quỳnh Dao nổi tiếng là nhà sản xuất phim và biên kịch, góp
phần tạo ra làn sóng phim tiếng Hoa ba thập niên qua. Nhiều phim bộ Trung Quốc
đã đưa lên màn ảnh truyền hình những chuyện tình ngang trái từ văn chương Quỳnh
Dao, và tạo ra nhiều siêu sao điện ảnh như Lã Tú Lăng, Lâm Thanh Hà, Tô Hữu Bằng,
Châu Kiệt, Lâm Tâm Như, Triệu Vy và nhất là Phạm Băng Băng.
Trong
thư vĩnh biệt của nữ sĩ Quỳnh Dao mà con trai bà công bố hôm chiều thứ Tư 04/12
trên truyền thông Đài Loan, bà tự chọn cách vĩnh biệt cuộc đời sau khi “đã bừng
sáng trọn vẹn”.
Nay
thì bà để lại “lời ly biệt” :
“Tôi
đã sống và chưa bao giờ để cuộc đời phải thất vọng!” »
*
Thực
hư lý do tổng thống Hàn Quốc « thiết quân luật khẩn cấp », làm
rúng động đất nước ?
Vẫn
tại châu Á, nhưng về chính trị, tuần này chính trường và công luận Hàn Quốc
rung chuyển vì sự kiện tối 03/12, tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố lệnh « thiết
quân luật khẩn cấp », nhưng sau đó ít giờ đồng hồ tổng thống
đã phải bãi bỏ lệnh do vấp phải sự phản đối của Quốc Hội.
Cho
đến hôm nay, nhiều người vẫn tự hỏi nguyên do nào thực sự thúc đẩy tổng thống
Yoon Suk Yeol đưa ra một quyết định đột ngột, khó hiểu đến như vậy ? Trên
đài RFI Pháp ngữ ngày 04/12/2024, bà Marie-Orange Rivé-Lasan, giảng viên đại học
Paris Cité của Pháp, nhà sử học về Triều Tiên đương đại, giải thích :
« Chuyện
này xảy ra sau một cuộc khủng hoảng niềm tin kéo dài về tổng thống Yoon Suk
Yeol. Xã hội dân sự cũng đã được huy động tham gia cùng với đảng chính trị dân
chủ thuộc phe đối lập, nhiều lần và theo nhiều cách thức hợp pháp khác nhau, để
đòi hỏi truất phế vị tổng thống đương nhiệm.
Xin
nhắc lại là trong văn hóa chính trị Hàn Quốc, đã từng có một tiền lệ. Đó là khi
tổng thống Park bị phế truất cách nay chưa đến 10 năm. Tỉ lệ được lòng dân của
tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm đã giảm đi rất nhiều và đảng của ông chỉ chiếm
số ít trong Quốc Hội. Và tổng thống Yoon đang trong tình thế khó khăn trước những
nỗ lực pháp lý nhằm phế truất ông.
Cũng
giống như ở Pháp, hiện giờ Hàn Quốc cũng đang có dự thảo ngân sách cho năm
2025, với rất nhiều tranh luận giữa cánh hữu và cánh tả, và cuối cùng cũng lâm
vào thế hơi bế tắc, ngân sách bị điều chỉnh xuống thấp.
Trong
bối cảnh này, tổng thống Hàn Quốc quyết định xem đây là tình huống đe dọa nền
kinh tế Hàn Quốc và hệ thống dân chủ tự do của nước này ».
*
Pháp :
1 năm 3 chính phủ giải tán, lối thoát nào cho cuộc khủng hoảng chính trị ?
Nước
Pháp cũng đang lâm vào một cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng có. Năm 2024 được
đánh dấu với 3 chính phủ nối đuôi nhau giải tán : chính phủ của thủ tướng
Elisabeth Borne, Gabriel Attal và Michel Barnier.
Thủ
tướng Michel Barnier là người dày dạn kinh nghiệm thương lượng, từng là đại diện
của Liên Âu trong kỳ đàm phán cam go với Anh Quốc về Brexit. Nhưng cuối cùng,
trong bối cảnh chính trị phức tạp của Pháp, ông Barnier cũng đã không vượt qua
được « cửa ải » bất tín nhiệm của Quốc Hội hôm
04/12, liên quan đến vụ thủ tướng sử dụng điều 49.3 của Hiến pháp để thông qua
dự luật ngân sách An sinh xã hội năm 2025 mà không qua bỏ phiếu ở Quốc Hội.
Thủ
tướng từ chức chỉ sau 3 tháng lãnh đạo, chính phủ bị giải thể. Trong bài phát
biểu với quốc dân, được phát trên truyền hình tối 05/12, trong bối cảnh một số
chính trị gia và đảng đối lập đòi tổng thống từ chức, ông Macron tuyên bố sẽ tiếp
tục điều hành đất nước cho đến hết nhiệm kỳ bởi vì ông đã được cử tri Pháp bầu
một cách dân chủ.
Tổng
thống Macron tuyên bố sẽ sớm bổ nhiệm thủ tướng mới trong những ngày tới và khẩn
trương đệ trình một đạo luật đặc biệt về ngân sách tạm thời cho năm 2025.
Sau
bài phát biểu trên truyền hình, ngày hôm qua tổng thống đã tham vấn lãnh đạo
các đảng phái để lập « một chính phủ vì lợi ích chung »,
và bảo đảm chuyện bỏ phiếu bất tín nhiệm tân thủ tướng sẽ không xảy ra như lần
vừa rồi, trừ phe cực tả và cực hữu mà ông lên án là đã « hiệp lực » một
cách « vô trách nhiệm » « trong một mặt trận
phản cộng hòa » để lật đổ chính phủ Barnier.
Điểm
đáng chú ý là đảng Xã Hội, thuộc liên minh cánh tả Mặt Trận Bình Dân Mới (NFP)
do đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI) đứng đầu, được ghi nhận là đã hé mở một
sự thay đổi. Theo AFP ngày 06/12, tổng thư ký đảng Xã Hội khẳng định sẵn sàng
tham gia thảo luận với liên minh của đảng của tổng thống và đảng cánh hữu Những
Người Công Hòa (LR) với điều kiện các bên phải có « sự nhượng bộ lẫn
nhau » để thành lập chính phủ mới, trên cơ sở « hợp
đồng chính phủ có thời hạn ».
Phát
biểu củatổng thư ký đảng Xã Hội đã gây phản ứng gay gắt từ đảng cực tả Nước
Pháp Bất Khuất, tố cáo đảng Xã Hội « giết chết » liên
minh cánh tả. Sự rạn nứt trong nội bộ liên minh cánh tả Mặt Trận Bình Dân Mới
này được kỳ vọng sẽ giúp tổng thống Macron tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng
chính phủ hiện nay.
No comments:
Post a Comment