Tinh gọn bộ máy:
quyết tâm rất lớn, thực hành tới đâu?
BBC News Tiếng Việt
7
tháng 12 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn0x1jzr8l9o
Tinh
gọn bộ máy là chủ trương của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhiều khẩu hiệu mạnh mẽ nhằm
kêu gọi cả hệ thống chính trị vào cuộc. Quyết tâm chính trị được thể hiện như vậy,
còn khâu thực hành sẽ ra sao?
Thông
điệp của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam rất quyết liệt, tạo ấn tượng về
một cuộc cách mạng sục sôi.
"Vấn
đề rất cấp bách, bắt buộc phải làm!", "Càng làm sớm càng có lợi cho
dân, cho nước", "Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng",
"vừa chạy vừa xếp hàng", "cả hàng phải chạy, không chờ đợi
ai". Đó là những diễn ngôn mà ông Tô Lâm lặp đi lặp lại, được hưởng ứng và
khuếch đại bởi các quan chức trung ương và địa phương, các cựu lãnh đạo và hệ
thống báo chí nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Về
bản chất, việc tinh gọn này là nhằm cắt giảm gánh nặng về ngân sách vì theo Tổng
Bí thư Tô Lâm, hiện ngân sách chi gần 70% để trả lương, chi thường xuyên, phục
vụ các hoạt động. Nếu điều hành ngân sách như vậy thì sẽ không còn tiền chi cho
đầu tư phát triển để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình.
Vào
ngày 3/12, tại buổi tiếp xúc cử tri tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề ra thời
hạn cho việc tinh gọn bộ máy chính trị cồng kềnh là vào quý 1/2025, theo báo
Thanh Niên.
Với
việc đặt ra một kỳ hạn rất gấp rút cho công tác tinh gọn bộ máy, có thể thấy
quyết tâm lớn của nhà lãnh đạo quyền lực nhất Việt Nam.
Giáo
sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm, nói với BBC ngày 6/12
rằng Tổng Bí thư Tô Lâm có chủ trương tiến hành một cuộc cách mạng về tinh gọn,
cải cách thể chế với "quy mô chưa từng có trong lịch sử".
Tuy
nhiên, từ quyết tâm chính trị đến thực thi luôn là một khoảng cách lớn. Trong
đó, vấn đề thực thi từ trước đến nay luôn được coi là điểm nghẽn, là trở ngại lớn
khiến cho một chính sách dù có tốt cũng không đạt được hiệu quả.
Giáo
sư Thayer nhận định rằng Việt Nam chưa có đủ kinh nghiệm quản lý và tích lũy về
mặt thể chế để thực hiện một cuộc cách mạng, một cuộc cải tổ có quy mô lớn với
tốc độ như vậy trong một thời gian ngắn.
Thách
thức của việc tinh gọn
Sau
khi kế nhiệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm đã có các bài viết, những
phát biểu về một tương lai mới dành cho Việt Nam - "kỷ nguyên vươn mình
dân tộc". Có thể thấy, ông đang muốn tạo dấu ấn riêng cho thời gian lãnh đạo
của mình, bứt khỏi quá khứ "đốt lò", "ngoại giao cây tre" của
thời Nguyễn Phú Trọng.
Để
đạt được điều này, theo Tổng Bí thư Tô Lâm, một trong những việc cần làm là
"thực hiện quyết liệt cuộc cách mạng xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn,
hoạt động hiểu quả, hiệu lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn Cách mạng
mới."
Từ
đó, Nghị quyết 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 về đổi mới,
sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được ông Tô Lâm khơi lại, kêu gọi
toàn bộ hệ thống đảng và nhà nước cùng chung tay để tiến hành việc tinh gọn.
Sau
bảy năm thực hiện Nghị quyết 18, ông Tô Lâm cho rằng dù đã được được một số kết
quả quan trọng nhưng nhìn chung vẫn chưa có sự quyết tâm cao, hành động chưa
quyết liệt. Người đứng đầu Đảng thừa nhận "cho đến nay tổ chức bộ máy của
hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, một số bộ, ngành còn ôm đồm nhiệm vụ của
địa phương" từ đó dẫn đến cơ chế xin-cho, dễ này sinh tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực.
Như
vậy, trong suốt bảy năm ông Nguyễn Phú Trọng cầm quyền, vấn đề tinh gọn đã
không được thực hiện một cách triệt để. Thậm chí, chính ông Trọng là người đã
cho tái lập các ban đảng vốn đã bị giải thể - điều được cho là nhằm phục vụ cho
mục tiêu chính trị của ông.
Do
đó, việc tân lãnh đạo Tô Lâm quyết tâm tinh gọn, tái cơ cấu bộ máy chính trị
cho thấy đây là một bước đổi mới rõ nét so với ông Trọng và tạo nên dấu ấn
riêng của mình.
No comments:
Post a Comment