Chiến
tranh Ukraina và tam giác chiến lược Nga – Trung – Triều
Minh
Anh - RFI
Trung
Quốc và Nga có mối quan hệ đối tác « vô bờ bến ». Bắc Kinh và Bình
Nhưỡng, trong quá khứ từng được mô tả như « môi với răng » lại duy
trì một mối quan hệ phức tạp, nhiều mâu thuẫn. Và gần đây, Nga và Bắc Triều
Tiên tuyên bố thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.
HÌNH
:
Tổng
thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Bắc Triều Tiên trong cuộc gặp thượng đỉnh ở
Bình Nhưỡng, ngày 19/06/2024. © AP - Gavriil Grigorov
Nhưng
ẩn sau các mối quan hệ song phương chằng chịt đó còn có một tam giác chiến lược
Nga – Trung – Triều đối trọng với liên minh quân sự ba bên Mỹ – Nhật – Hàn tại
vùng Đông Bắc Á. Mối quan hệ hợp tác được củng cố giữa Nga và Bắc Triều Tiên có
vẻ đặt Trung Quốc trong thế khó, nhưng cũng có thể mang lại một lợi thế chiến
lược cho Bắc Kinh trong cuộc đọ sức với Washington.
Trên
đây là những nhận định chung từ giảng viên Laurent Gédéon, trường đại học Sư phạm
Lyon trong cuộc trả lời phỏng vấn dành cho RFI Tiếng Việt. Mời quý vị theo dõi.
***
RFI
Tiếng Việt : Trước hết, ông mô tả như thế nào về mối quan hệ mà Trung Quốc
duy trì với Nga ? Đó là quan hệ hữu nghị, đối tác quân sự hay đối tác
thương mại ?
GV.
Laurent Gédéon : Cả ba tính chất này có vẻ đều phù hợp với những
gì có liên quan đến quan hệ Nga – Trung. Quả thật, mối quan hệ này đã không ngừng
được củng cố kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền năm 2013. Chúng được đánh
dấu bằng một sự xích lại gần rõ nét từ đầu những năm 2020. Ngày nay, hai nước
xem nhau như là những đối tác chiến lược hơn là đối thủ.
Khía
cạnh thân thiện được thể hiện qua nhiều chuyến thăm song phương và thực tế là
cá nhân Vladimir Putin biết rõ Tập Cận Bình, người cũng luôn ca tụng đồng nhiệm
Nga. Hai nhà lãnh đạo này gặp trực tiếp hơn 40 lần và Tập Cận Bình đã đến thăm
Nga chín lần kể từ năm 2013, tức nhiều hơn gấp hai lần số chuyến thăm của ông đến
nhiều nước khác.
Đó
còn là một mối quan hệ đối tác quân sự, và mối hợp tác này đại diện cho một
trong những khía cạnh quan trọng cho quan hệ Nga – Trung. Chúng được thể hiện
qua việc mua trang thiết bị quân sự, chủ yếu là từ Trung Quốc. Chỉ riêng năm
2010, Trung Quốc vẫn mua đến 68% trang thiết bị quân sự Nga.
Mối
quan hệ hợp tác này còn được thấy qua cả việc tổ chức các cuộc tập trận chung.
Các đợt tuần tra không quân – hải quân đã tăng mạnh trong những năm gần đây.
Tính từ năm 2017, Nga và Trung Quốc tiến hành hơn 100 cuộc tập trận chung.
Quan
hệ đối tác này cũng mang tính thương mại, bởi vì Nga giúp Trung Quốc đáp ứng
các nhu cầu kinh tế và năng lượng. Nhìn một cách tổng quát, trao đổi thương mại
giữa hai nước đã có mức tăng trưởng vượt bậc trong hai thập kỷ gần đây. Riêng
giai đoạn 2000 – 2021, trao đổi thương mại hàng năm giữa Trung Quốc với Nga
tăng từ 8 tỷ đô la lên gần 150 tỷ đô la. Đương nhiên, những sản phẩm năng lượng
chính như than đá, khí đốt và nhất là dầu hỏa chiếm một tỷ trọng lớn hàng nhập
khẩu Trung Quốc.
*
Còn
với Bắc Triều Tiên, Trung Quốc có một mối quan hệ ra sao ?
GV.
Laurent Gédéon : Đó là một mối quan hệ phức tạp và hàm chứa một số
mâu thuẫn. Cuộc chiến Triều Tiên đã đặt nền tảng cho mối quan hệ Trung – Triều
và mối quan hệ này được đánh dấu bởi sự can dự trực tiếp của quân đội Trung Quốc
trong xung đột. Trong nhiều thập niên, hai nước mô tả mối quan hệ thân thiết
như « môi với răng » theo như cách nói của Mao.
Nhưng
mối quan hệ này đã trải qua giai đoạn tồi tệ, liên quan trực tiếp đến chương
trình phát triển hạt nhân Bắc Triều Tiên. Năm 2006, khi Bình Nhưỡng tiến hành đợt
thử vũ khí hạt nhân đầu tiên, Bắc Kinh đã xem đấy như là một sự vi phạm đồng
thuận quốc tế, xin trích, một cách « trắng trợn và trơ trẽn » và đã
phản ứng bằng cách ủng hộ các trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Thái
độ cứng rắn ngoại giao này của Trung Quốc được tiếp tục trong suốt những năm
2010 và cuối cùng lên đến đỉnh điểm là các biện pháp trừng phạt đơn phương mạnh
mẽ nhắm vào Bắc Triều Tiên năm 2017.
Nhưng
có một yếu tố làm thay đổi diện mạo là cuộc gặp giữa Kim Jong Un và Donald
Trump ngày 12/06/2018 tại Singapore, khiến Trung Quốc lo sợ Bắc Triều Tiên rời
xa tầm ảnh hưởng của Trung Quốc dưới sự thúc đẩy của chính quyền Mỹ.
Bắc
Kinh đã quyết định tạo một động lực mới cho mối quan hệ Trung – Triều, được
đánh dấu bởi chuyến công du đến Bình Nhưỡng của ông Tập Cận Bình ngày
19/06/2019. Đây là lần đầu tiên sau 14 năm một lãnh đạo Trung Quốc đến thăm Bắc
Triều Tiên. Các mối liên lạc được nối lại giữa các quan chức hai nước ở nhiều cấp
độ khác nhau. Kim Jong Un và Tập Cận Bình có đến 5 cuộc gặp trong năm tiếp
theo.
Trung
Quốc còn thể hiện sự ủng hộ bằng cách cung cấp thường xuyên viện trợ kinh tế bất
chấp các trừng phạt của quốc tế. Ngoài sự hỗ trợ về kinh tế, hiệp ước Trung –
Triều, tức thỏa thuận phòng thủ chung được ký kết năm 1961, đã được triển hạn
vào năm 2021 thêm 20 năm nữa.
Giữa
hai nước cũng có sự hợp tác về kinh tế, bởi vì Bắc Kinh là đối tác thương mại
hàng đầu của Bình Nhưỡng, chủ yếu liên quan đến hàng nhập khẩu lương thực và
năng lượng của Bắc Triều Tiên. Cũng cần lưu ý đến sự tồn tại nhiều đặc khu kinh
tế cho phép tổ chức các dòng lưu thông hàng hóa giữa hai nước.
Điều
đó cho thấy những mối quan hệ này, giữa Nga với Trung Quốc và giữa Trung
Quốc và Bắc Triều Tiên là không cùng một kiểu. Có nhiều khả năng, sự tin cậy giữa
Matxcơva và Bắc Kinh có tầm quan trọng hơn là giữa Bình Nhưỡng với Bắc Kinh, bởi
vì Trung Quốc luôn ngờ vực Bắc Triều Tiên.
*
Trên
bình diện chiến lược, người ta nói nhiều về tam giác Nga – Trung – Triều đối trọng
với tam giác Mỹ – Nhật – Hàn tại vùng Đông Bắc Á. Đâu là vai trò chính xác của
Bình Nhưỡng trong bộ tam đó ? Liệu Nga và Bắc Triều Tiên có sẽ làm mất cân
bằng quan hệ bộ ba này hay không ?
GV.
Laurent Gédéon : Cho đến gần đây, tam giác Nga – Trung – Triều dường
như cân bằng theo nghĩa Bắc Triều Tiên giữ lập trường cân bằng giữa Nga và
Trung Quốc, và trên thực tế là gần với Trung Quốc hơn do vị trí địa lý. Tình trạng
cân bằng này đã dẫn đến hệ quả là Bắc Kinh phối hợp với Matxcơva trong việc xử
lý hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Cả hai nước đã cùng nhau bác bỏ lời kêu gọi của
Mỹ và các đối tác của Mỹ nhằm áp đặt các trừng phạt mới nhằm vào Bắc Triều
Tiên, và ngược lại, yêu cầu dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt.
Trong
bối cảnh này, việc Nga và Bắc Triều Tiên xích lại gần hơn tạo ra một yếu tố mới
trong phương trình. Hiện tượng mới này có liên quan đến cuộc khủng hoảng
Ukraina với hệ quả là Nga bị gạt ra ngoài lề trong quan hệ với phương Tây. Điều
này đã thúc đẩy Matxcơva thắt chặt hơn nữa quan hệ với Bình Nhưỡng, dẫn đến việc
tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước.
Quan
hệ Nga – Triều được thắt chặt hơn đã được chính thức hóa nhân chuyến thăm Bắc
Triều Tiên của tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây là chuyến thăm thứ hai của
ông đến Bình Nhưỡng trong 24 năm cầm quyền. Nhân dịp này, cả hai lãnh đạo ngày
19/06/2024 thông báo một Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện, trong đó bao gồm
cả điều khoản « hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp một bên bị tấn công ».
Hiện
tại, mối quan hệ gần gũi giữa Nga và Bắc Triều Tiên dường như không làm Trung
Quốc khó chịu. Bản thân Trung Quốc cũng được liên kết bởi những lợi ích chung mạnh
mẽ với Nga. Cả hai quốc gia đều mong muốn thay đổi trật tự thế giới theo hướng
có lợi cho họ, và do vậy, không muốn chứng kiến mặt trận chung của họ bị rạn nứt
vào thời điểm nhạy cảm này.
Việc
xem Matxcơva và Bình Nhưỡng xích lại gần không hẳn là tiêu cực với Bắc Kinh,
theo nghĩa động thái này không bị cho là mang tính thù nghịch. Chúng ta nên đặt
lại tiến triển này trong bối cảnh chiến tranh tại Ukraina, vào lúc nhu cầu đạn
dược của Nga ngày càng tăng, trong khi chỉ có một số ít quốc gia có thể đáp ứng,
và trong số này có Bắc Triều Tiên. Vì vậy, có một khía cạnh hợp tác chiến thuật
mạnh mẽ giữa hai nước như điều chúng ta thấy qua việc Bắc Triều Tiên gởi quân đến
chiến trường.
Ngoài
ra, còn có thêm một thực tế là, theo quan điểm của Bắc Kinh, chính sách mà
Washington theo đuổi đã dẫn đến hệ quả là Nga và Bắc Triều Tiên xích lại gần
nhau hơn và làm tổn hại đến tình hình an ninh tại hai vùng ở lục địa Á – Âu
(Ukraina và bán đảo Triều Tiên). Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ là bên chịu trách
nhiệm chính cho các căng thẳng và là đối thủ cạnh tranh lớn của Bắc Kinh.
Chính
trong lập luận này mà Trung Quốc cáo buộc Mỹ đã sử dụng hồ sơ hạt nhân Bắc Triều
Tiên như là một cái cớ để mở rộng sự hiện diện quân sự trong vùng, nhằm mục
đích kềm chế sức mạnh Trung Quốc.
*
Cho
đến hiện tại, Trung Quốc cẩn trọng bình luận công khai về việc Nga và Bắc Triều
Tiên thắt chặt hợp tác chiến lược, nhất là về việc Bình Nhưỡng dường như đã điều
hơn một chục ngàn binh sĩ đến hỗ trợ Nga trong cuộc chiến xâm lược Ukraina. Làm
thế nào giải thích cho sự im lặng đáng chú ý này của Trung Quốc ? Phải
chăng là Trung Quốc đã bị bất ngờ ?
GV.
Laurent Gédéon : Như vừa rồi tôi đề cập đến, chiến tranh Ukraina
là yếu tố quyết định thúc đẩy Nga và Bắc Triều Tiên thắt chặt quan hệ. Tổng thống
Nga Vladimir Putin, khi thông báo về Hiệp ước đối tác Chiến lược Toàn diện,
ngày 19/06/2024, đã nêu rõ, xin trích, « trong bối cảnh và trong khuôn
khổ tài liệu mà chúng tôi đã ký kết, chúng tôi không loại trừ khả năng phát triển
mối quan hệ hợp tác quân sự - kỹ thuật giữa Nga với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Triều Tiên ».
Trong
phạm vi này, mối hợp tác quân sự giữa Nga và Bắc Triều Tiên dường như chủ yếu
đáp ứng các yêu cầu mang tính chiến thuật và do vậy, Trung Quốc vào lúc này sẽ
không có những lo lắng quan trọng nào về vấn đề này.
Quả
thật, nhu cầu về đạn dược của quân đội Nga là một trong các yếu tố mạnh mẽ thúc
đẩy hợp tác với Bắc Triều Tiên và nước này cũng đã tận dụng cơ hội để thoát khỏi
sự cô lập sâu sắc mà họ đang phải đối mặt.
Liên
quan đến việc binh sĩ Bắc Triều Tiên tham gia trực tiếp vào các cuộc giao
tranh, thông báo đưa ra hồi tháng 11/2024 về việc triển khai khoảng 11 ngàn
binh sĩ Bắc Triều Tiên ra chiến trường đã cho thấy rằng số binh sĩ này chủ yếu
trú đóng tại vùng Kursk, nằm trên lãnh thổ Nga, chứ chưa phải trên lãnh thổ
Ukraina.
Mục
tiêu nhắm đến của Matxcơva là tận dụng sự hỗ trợ này của Bắc Triều Tiên để lấy
lại quyền kiểm soát vùng Kursk trước khi Donald Trump lên cầm quyền và khả năng
bước vào một giai đoạn đàm phán. Thực vậy, việc chiếm lại được vùng lãnh thổ bị
Ukraina chiếm đóng sẽ tước đi một lá bài ngoại giao quan trọng của Kiev.
Theo
quan điểm của tôi, Trung Quốc im lặng không hẳn là vì nước này bị bất ngờ, bởi
vì, đối với tôi, có vẻ Nga – Trung đã liên lạc với nhau trước và sau khi Nga –
Triều ký thỏa thuận. Sự im lặng này, theo ý tôi, có thể liên quan dến việc
Trung Quốc có những phân tích cho rằng hành động này thiên về chiến thuật, chứ
không phải là một sự thay đổi chiến lược cơ bản.
*
Nhưng
trong vòng một năm, Kim Jong Un và Vladimir Putin gặp nhau hai lần, trong khi
cuộc gặp sau cùng giữa Tập Cận Bình và Kim Jong Un là vào năm 2019. Việc Nga và
Bắc Triều Tiên xích lại gần phải chăng cho thấy ý định của Kim Jong Un muốn
tách xa dần nước láng giềng khổng lồ, hay đó là dấu hiệu một sự củng cố quan hệ
đối tác ba ba ?
GV.
Laurent Gédéon : Thật vậy, chúng ta nhận thấy chuyến công du nước
ngoài đầu tiên của Kim Jong Un ngày 12/09/2023 kể từ khi kết thúc đại dịch
Covid, diễn ra ở Nga chứ không phải là Trung Quốc. Chuyến thăm đến Nga trước đó
của ông Kim là vào ngày 24/04/2019.
Theo
quan điểm của Bắc Triều Tiên, họ mong muốn không rơi vào một mối quan hệ song
phương và mặt đối mặt riêng với Trung Quốc. Tái lập quan hệ với Matxcơva cho
phép Bình Nhưỡng cân bằng mối quan hệ mà họ duy trì với Bắc Kinh và đưa ra một
giải pháp thay thế thú vị về mặt chính tri.
Nhìn
từ Matxcơva, mối quan hệ được củng cố với Bình Nhưỡng cũng có những hệ quả
tương tự, theo nghĩa, chúng cho phép giảm bớt tình trạng bất cân xứng chiến lược
với Bắc Kinh. Trên thực tế, tiến triển của mối quan hệ Nga – Triều đã tạo ra một
không gian ngoại giao không thể dự đoán cho Trung Quốc mà ở đó Nga có thể tận dụng
một cách khéo léo.
Hơn
nữa, Bắc Triều Tiên, được trang bị vũ khí hạt nhân vĩnh viễn, giờ đã có một đòn
bẩy đáng kể trong các mối quan hệ với tất cả các nước láng giềng, kể cả với
Trung Quốc. Tình huống này hạn chế khả năng của Bắc Kinh gây ảnh hưởng lên Bình
Nhưỡng.
Tình
trạng này không phải là không gây hệ quả cho Trung Quốc, bởi vì tuy giới chức
lãnh đạo Trung Quốc không công khai lên án các hành động của Bắc Triều Tiên,
nhưng việc họ không có khả năng gây ảnh hưởng lên Bình Nhưỡng đã làm suy yếu uy
tín ngoại giao của Bắc Kinh, đó là chưa kể đến việc Bắc Triều Tiên tiếp tục
chương trình phát triển hạt nhân gây bất ổn cho các nước láng giềng, đặc biệt
là Hàn Quốc và Nhật Bản. Điều này đã dẫn đến việc củng cố các mối liên minh
quân sự và an ninh do Mỹ dẫn đầu. Tình trạng này làm đã làm phức tạp hơn cho
các lợi ích chiến lược của Trung Quốc trong vùng.
Bắc
Triều Tiên được trang bị vũ khí hạt nhân có thể sử dụng năng lực này như một
« công cụ mặc cả » trong các cuộc đàm phán quốc tế và làm gia tăng
các giá trị chiến lược của mình mà không cần phụ thuộc vào Trung Quốc.
Dù
vậy, như đã đề cập trước đó, lợi ích của sự hợp tác giữa các tác nhân chiến lược
ba bên Nga – Trung – Triều dường như vượt lên trên những điều bất lợi cũng như
động cơ thầm kín của những tác nhân này.
*
Nhờ
vào Nga, Bắc Triều Tiên rất có thể sẽ cải thiện được hiệu quả của kho vũ khí, đặc
biệt là hạt nhân, nguồn cội của nguy cơ chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên.
Trung Quốc sẽ tìm được lợi thế hay thêm rủi ro cho các lợi ích chiến lược của
mình ?
GV.
Laurent Gédéon : Điều này phụ thuộc vào cách thức chúng ta phân
tích tình hình. Nếu nhìn theo quan điểm song phương Trung – Triều, có lẽ Bắc
Kinh sẽ không thoải mái khi trước cửa nhà mình có một đồng minh phiền phức và
được trang bị năng lực hạt nhân đáng kể. Với sự trợ giúp của Nga, Bắc Triều
Tiên có thể thúc đẩy nhanh chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, dẫn đến việc
Mỹ đáp trả mạnh hơn và trường hợp tệ nhất cho Bắc Kinh là sự hình thành điều mà
Trung Quốc gọi là một « NATO châu Á » do Hoa Kỳ lãnh đạo và nhắm vào Trung Quốc.
Do
vậy, Trung Quốc rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, bởi vì nếu chọn cách tránh xa
tiến trình củng cố quan hệ Nga – Triều, Trung Quốc có nguy cơ phải chứng kiến
căng thẳng kịch phát tại bán đảo Triều Tiên mà không thể giữ một vai trò quyết
định nào trong diễn biến các sự kiện. Thế nên, dù muốn hay không, Bắc Kinh rơi
vào tình huống đành phải ủng hộ những chuyển động do hai đối tác của mình tạo
ra.
Nhưng
nếu chúng ta thay đổi cấp độ phân tích, và đặt câu hỏi về vị trí mà Bắc Triều
Tiên đang nắm giữ trong toàn bộ vùng Á – Âu, chúng ta sẽ có một số nhận xét khá
thú vị.
Đặc
trưng nổi bật của vùng Á – Âu hiện nay là sự xuất hiện của bốn cường quốc, hoạt
động đặc biệt tích cực trên bình diện địa chính trị. Đó là Trung Quốc, Nga, Bắc
Triều Tiên và Iran. Hai trong số này đã là cường quốc hạt nhân, đó là Nga và
Trung Quốc ; cường quốc thứ ba trên thực tế là Bắc Triều Tiên và nước thứ
tư đang có xu hướng hạt nhân hóa quân sự là Iran. Người ta nhận thấy là bốn tác
nhân này đều được liên kết với nhau qua nhiều thỏa thuận khác nhau và cả bốn nước
đều có những lợi ích chung.
Về
mặt địa chính trị, tất cả bốn nước này phụ thuộc lẫn nhau trong bối cảnh họ phải
cùng nhau đối mặt với áp lực từ một tác nhân duy nhất là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ,
hay rộng hơn nữa là toàn bộ khối các nước được gọi là phương Tây.
Một
tình huống như vậy đòi hỏi Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên và Iran, nếu muốn
hoàn thành các mục tiêu của mình, phải có một sự đồng thuận tối thiểu trên bình
diện ngoại giao và chiến lược. Trong cấu hình này, Bắc Triều Tiên dường như ít
có khả năng lao vào một trò chơi riêng rẽ cùng với Nga, gây tổn hại cho Trung
Quốc, là quốc gia mà cả Bình Nhưỡng và Matxcơva đều cần cũng như là ngược lại.
Trở
lại với vấn đề Trung Quốc và việc hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh có thể
tìm được một lợi thế ở việc, Bắc Triều Tiên – thông qua các hành động của mình
– sẽ tăng cường khả năng răn đe Mỹ trong bối cảnh khu vực phía bắc của bán đảo
Triều Tiên cũng là một lá chắn an ninh quan trọng cho Trung Quốc.
RFI
Tiếng Việt xin cảm ơn giảng viên Laurent Gédéon, trường đại học sư phạm Lyon.
No comments:
Post a Comment