Syria: 'Tôi đã gặp
hai tù nhân không biết tên của chính mình'
Gabriela Pomeroy
BBC
News
9
tháng 12 2024, 23:26 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn5479keeppo
Trong
những giờ sau sự sụp đổ của chế độ Bashar al-Assad ở Syria, hàng trăm người đã
đổ về một địa điểm mà đối với nhiều người là tượng trưng rõ nét nhất cho sự đàn
áp của chính quyền Assad: nhà tù Saydnaya.
Tổ
hợp quân sự khét tiếng này đã được sử dụng để giam giữ hàng chục ngàn người bị
coi là chống đối chính quyền Syria trong hàng thập niên.
Trong
số những người đang tìm kiếm người thân mất tích bên trong các bức tường của
nhà tù có bác sĩ Sharvan Ibesh, giám đốc điều hành của tổ chức cứu trợ Bahar.
Ông
đến đó vào lúc nửa đêm để giúp một người bạn tìm kiếm cha cô, người mà cô tin rằng
đã bị giam giữ ở đây trong suốt 13 năm qua.
Bác
sĩ Ibesh mô tả khung cảnh "hỗn loạn" với hàng trăm người chen chúc
bên trong nhà tù để tìm kiếm người thân yêu của mình.
"Thật
vô cùng thất vọng. Chúng tôi không tìm thấy ông ấy và cũng không nhận được bất
kỳ thông tin nào," ông nói với BBC.
Bác
sĩ Sharvan Ibesh đã chứng kiến cảnh hỗn loạn bên ngoài nhà tù Saydnaya vào đêm
Chủ nhật khi hàng trăm người tìm kiếm thân nhân
"Bạn
tôi rất đau buồn vì suốt 13 năm qua cô ấy đã mơ ước tìm lại được cha mình.
Chúng tôi được thông báo rằng nhiều tù nhân đã bị chuyển đến một địa điểm
khác."
Bác
sĩ Ibesh nói tiếp: "Hàng trăm người đang rời khỏi nhà tù và chúng tôi bị
ngăn không được vào vì có quá nhiều người cản trở công việc của các đội cứu hộ."
Nhóm
phòng vệ dân sự mang tên Mũ Bảo hiểm Trắng đang tìm kiếm các tù nhân tại
Saydnaya sau khi nhận được thông tin từ những người sống sót về các mật đạo dẫn
đến các phòng giam dưới lòng đất, nhưng vẫn chưa phát hiện ra lối nào.
Một
nhà thờ Hồi giáo cách đó 20 km hiện đang được sử dụng làm nơi gặp gỡ cho các tù
nhân được thả và gia đình của họ.
Nhà
thờ Hồi giáo Al-Salam ở Damascus là điểm tập kết nơi các tù nhân được đưa đến để
tìm lại gia đình của mình.
Khi
bác sĩ Ibesh đến đó vào Chủ nhật, ông đã thấy một số người vừa được thả rõ ràng
đang trong trạng thái bị chấn thương tâm lý, ông kể với BBC.
Một
nhóm người đã vây quanh hai người đàn ông vừa được thả để tìm cách giúp đỡ họ.
"[Họ]
đã bị giam giữ trong nhà tù nhiều năm và họ bị mất phương hướng," bác sĩ
Ibesh nói. "Họ thậm chí không biết giờ giấc."
"Những
người xung quanh họ hỏi 'Tên ông là gì?' và Ông bao nhiêu tuổi?', nhưng họ
không thể trả lời những câu hỏi đó."
Ông
Ibesh nói rằng rất khó để xác định tuổi tác của họ qua ngoại hình và nói thêm rằng:
"Những người đàn ông đó hoàn toàn lạc lối, họ chỉ nhìn thẳng về phía trước."
Mặc
dù đã có nhiều cuộc đoàn tụ gia đình kể từ khi các tù nhân được thả, nhưng nhiều
gia đình vẫn tiếp tục cuộc tìm kiếm.
BBC
cũng đã trò chuyện với mẹ của một người đàn ông đã bị bắt và đưa đến nhà tù
Saydnaya vào năm 2011. Bà Fayzah Nadaf đến từ Idlib cho biết con trai bà là
Thaer đã bị bắt khi mới 25 tuổi và "không ai biết lý do tại sao."
Người
con trai còn lại của bà Fayzah đã đến Damascus và hiện đang tìm kiếm trong các
nhà thờ Hồi giáo, bệnh viện và ngay trong nhà tù Saydnaya. Gia đình bà đã có hy
vọng mới rằng họ sẽ được gặp lại Thaer vì một bác sĩ vừa rời khỏi nhà tù hai
tháng trước đã thông báo cho họ rằng anh ta vẫn còn sống. Họ tin rằng anh ta
đang bị giam giữ trong khu vực dưới lòng đất của tổ hợp Saydnaya.
"Tôi
mong được gặp lại con trai mình," Fayzah nói. "Nó đã mất tích 12 năm
rồi và suốt thời gian qua tôi đã cầu nguyện để nó có thể gặp lại các con của
mình."
Con
trai của Thaer là Mustafa nói với BBC rằng cha cậu đã bị bắt khi cậu chỉ mới là
một đứa trẻ sơ sinh.
"Cháu
hy vọng cha cháu sẽ trở về. Cháu nhớ cha nhiều lắm, cháu chưa bao giờ nghe thấy
tiếng của cha," cậu nói.
Bà
Fayzah Nadaf gần đây đã được thông báo rằng con trai bà là Thaer vẫn còn sống tại
nhà tù Saydnaya
Chế
độ Assad đã giam giữ hàng trăm ngàn tù nhân chính trị. Nhóm Hiệp hội Tù
nhân và Người Mất tích tại Nhà tù Saydnaya (ADMSP) có trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ mô
tả Saydnaya là một "trại tử thần".
Trong
suốt cuộc nội chiến, bắt đầu từ năm 2011, lực lượng chính phủ đã giam giữ hàng
trăm ngàn người trong các trại giam, nơi các tổ chức nhân quyền cho rằng tra tấn
là chuyện phổ biến.
No comments:
Post a Comment