Từ
chuyện dệt may gia công: ‘Tầm nhìn’, nhìn vào đâu, nhìn cho ai?
23/11/2023
Cách
nay rất lâu, chủ nhiều doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam nhận ra gia công vừa
thiệt thòi đủ đường, vừa bấp bênh nhưng họ không thể làm khác vì muốn làm khác
phải được hỗ trợ bằng chính sách, bằng kế hoạch ở tầm vĩ mô nhưng hệ thống công
quyền ở Việt Nam không bận tâm đến điều này.
https://gdb.voanews.com/56184072-1986-468D-BF4A-BFB3BB69B0B6_w650_r1_s.jpg
Hình
minh hoạ.
Báo điện tử
VnExpress vừa đăng “Thất thế trên sân nhà” (1) - mô tả
và lý giải tại sao doanh nghiệp Việt Nam lụn bại, công nhân Việt Nam khốn khổ,
bế tắc. Bài viết vừa đề cập dẫn một số trường hợp hoạt động trong lĩnh vực dệt
may từ giữa thập niên 1990 nhưng không thể tích lũy nội lực để trưởng thành hơn
trên xứ sở của mình. Nguyên nhân chính là vì họ không thể thoát khỏi vị trí thấp
nhất trong chuỗi giá trị dệt may.
Cách nay rất
lâu, chủ nhiều doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam nhận ra gia công (thực hiện sản
phẩm theo đơn đặt hàng bằng nguyên liệu, phụ liệu do ngoại quốc cung ứng) vừa
thiệt thòi đủ đường, vừa bấp bênh nhưng họ không thể làm khác vì muốn làm khác
phải được hỗ trợ bằng chính sách, bằng kế hoạch ở tầm vĩ mô nhưng hệ thống công
quyền ở Việt Nam không bận tâm đến điều này.
Lĩnh vực dệt
may hoạt động theo ba phương thức: Thứ nhất, doanh nghiệp nhận gia công, toàn bộ
nguyên liệu, phụ liệu do bên đặt hàng cung cấp (gọi tắt là CMT). Thứ hai, doanh
nghiệp chủ động chọn mua nguyên liệu, sản xuất, rồi giao hàng (FOB). Thứ ba,
doanh nghiệp được tham gia cả vào khâu thiết kế (ODM). VnExpress dẫn một nghiên
cứu về ngành dệt may Việt Nam mà Công ty Chứng khoán FPTS từng công bố, cho biết,
phương thức CMT chỉ mang lại tỉ lệ lợi nhuận khoảng từ 1% đến 3% - thấp nhất
trong toàn chuỗi giá trị. Khoảng 65% hàng dệt may xuất cảng của Việt Nam được
thực hiện theo phương thức CMT. Số lượng đơn đặt hàng theo phương thức FOB -
mang lại lợi nhuận cao hơn – chỉ chừng 30%. Chỉ có 5% hàng dệt may xuất cảng của
Việt Nam được thực hiện theo phương thức ODM – phương thức mạng lại lợi ích lớn
nhất!
Sở dĩ chủ
nhiều doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam không thể thay đổi phương thức hoạt động,
chuyển từ CMT thành FOB vì phía đặt hàng không chấp nhận. Sở dĩ phía đặt hàng
không chấp nhận vì ngoài chất lượng và giá cả, họ phải biết chắc chắn rằng các
doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu, phụ liệu không vi phạm trách nhiệm xã hội,
tránh nhiệm môi trường để hàng hóa không gặp những rủi ro kiểu như năm 2021,
các loại hàng hóa sử dụng bông ở Tân Cương bị Mỹ cấm nhập khẩu vì tình trạng cưỡng
bức lao động ở Tân Cương, không bảo đảm tiêu chuẩn về nhân quyền. Doanh nghiệp
chỉ được chấp nhận cho chọn - mua nguyên liệu, phụ liệu khi phía đặt hàng được
cho biết đó là nơi nào, có thể thuê – cử một doanh nghiệp kiểm toán độc lập đến
đánh giá tổng thể hay không,... Đây là những yếu tố phụ thuộc vào nhận thức và
nỗ lực của hệ thống công quyền.
Việt Nam
phải nhập cảnh khoảng 89% lượng vải cần thiết để sản xuất hàng may mặc xuất cảng,
55% của 89% này là nhập cảng từ Trung Quốc. Nhập cảng đồng nghĩa với phụ thuộc.
Đó cũng là lý do, năm 2020, khi Trung Quốc áp dụng quyết định “nội bất xuất,
ngoại bật nhập” để đối phó với đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam ngắc ngoải vì thiếu nguyên liệu.
Đó cũng là
lý do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam thường xuyên
khát việc, bị phía đặt hàng ép giá và chỉ còn một cách là ép lại công nhân để cả
doanh nghiệp lẫn công nhân cùng tồn tại nhờ thứ mà khi mời gọi đầu tư ngoại quốc
(FDI), các viên chức hữu trách trong hệ thống công quyền Việt Nam thường đem ra
khoe như “lợi thế so sánh”: GIÁ NHÂN CÔNG RẺ!
Không phải
tự nhiên mà doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam không thể
tái đầu tư để mở rộng sản xuất và nội lực yếu ớt đến mức không thể cầm cự được
khi xảy ra “sốc thị trường”. Cũng không phải tự nhiên phần giá trị mà
các doanh nghiệp Việt Nam đóng góp vào kim ngạch xuất cảng hàng dệt may không
tăng bao nhiêu dù kim ngạch xuất cảng hàng dệt may tăng trưởng đều đặn. Giá trị
xuất cảng hàng dệt may của các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 60% kim ngạch xuất cảng
hàng dệt may của Việt Nam. Tương tự, giá trị xuất cảng hàng da giày của các
doanh nghiệp FDI chiếm hơn 60% kim ngạch xuất cảng hàng da giày của Việt Nam.
Giá trị hàng hóa xuất cảng của Việt Nam chiếm khoảng 94% so so GDP và các doanh
nghiệp FDI đang nắm giữ 74,4% giá trị hàng hóa xuất cảng. Đó là câu trả lời cho
việc kinh tế Việt Nam nằm trong tay ai.
VnExpress
dẫn nhận định của một số chuyên gia để khái quát: 35 năm mở cửa tiếp nhận FDI
đã tạo ra tình trạng “doanh nghiệp Việt Nam thua ngay trên sân nhà” vì
“công cuộc hội nhập kinh tế đã đưa ngành dệt may Việt Nam đến khúc quanh mới:
đổ xô vào gia công, dựa trên lợi thế so sánh lớn nhất là giá nhân công”.
Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, chuyên gia về công nghiệp hỗ trợ: Thu hút
FDI đã tạo ra sự thất thế về nguyên vật liệu kéo dài suốt 30 năm vừa
qua và những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp chỉ thật sự lộ
ra hậu quả khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA). Muốn
được hưởng ưu đãi thuế khi xuất cảng, hàng may mặc “made in Việt Nam” phải
bảo đảm xuất xứ của nguyên liệu cũng ở trong nước. Doanh nghiệp
Việt Nam chỉ gia công nay “thua” vì phụ thuộc hoàn toàn vào vải ngoại quốc. Đối
tượng hưởng lợi tử các FTA là các doanh nghiệp FDI vì họ có nguồn lực lớn,
đầu tư đồng bộ hoàn thiện chuỗi sợi - dệt - may. Các quốc gia công nghiệp
tiên tiến đều bắt đầu bằng ngành dệt may, sau đó tìm cách đi lên nấc cao hơn
trong chuỗi giá trị. Còn Việt Nam đã “lãng phí thời gian vàng”, ba thập
niên vừa qua chỉ làm tốt công việc gia công, không đầu tư vào nghiên cứu
phát triển, sản xuất vải. Chính sách đã không nhìn xa...
***
Đó chỉ là
điểm xuyết về một lĩnh vực và một giai đoạn. Còn tương lai thì sao? Chắc là
không sáng sủa gì hơn. Cả hệ thống công quyền đang như lên đồng với công nghệ
cao, công nghệ sinh thái.
Sau khi dẫn
lại một bài viết có tính chất tổng thuật về “35 năm mở cửa, tiếp nhận FDI”
của VnExpress, ông Huỳnh Bảo Tuấn tâm tình trên mạng xã hội: Các quốc
gia trên trái đất này thực hiện chiến lược FDI theo ba bước, ba giai đoạn, ba
mươi năm: 10 năm đầu gia công, học hỏi quy trình để cải tiến quy
trình. 10 năm sau sản xuất linh kiện, học hỏi chế biến, chế tạo sản phẩm
và cải tiến sản phẩm. 10 năm cuối tham gia phát triển sản phẩm mới, học hỏi
quá trình nghiên cứu phát triển, quá trình thiết kế và đổi mới sản phẩm. Nhật,
Hàn, Ấn, Thái, Trung, Đài... đều đã thành công rực rỡ khi thực hiện đúng ba
giai đoạn FDI để trở thành những quốc gia tạo ra được sản phẩm, dịch vụ của
chính mình và thay thế được sản phẩm dịch vụ của FDI.
Nhật,
Hàn, Đài có sự hậu thuẫn của Mỹ thì khỏi phải bàn. Trung Quốc cũng khỏi phải
bàn về năng lực khoa học công nghệ, công nghiệp đã ngang tầm Nhật, Hàn từ lâu.
Riêng Thái và Ấn là hai quốc gia đã tạo nên nền công nghiệp mà giờ đây hàng hóa
tràn ngập Việt Nam, thay thế hoàn toàn nền sản xuất Việt. Riêng ngành dược
thì Ấn độ chiếm hơn 50% thị phần ở Việt Nam. Tất cả các quốc gia
láng giềng đều thắng lợi với FDI, duy nhất Việt Nam trắng tay sau 35 năm. Đến
giờ này FDI ở Việt Nam chỉ dựa trên lợi thế: đất và thuế, và trí tuệ Việt
bị trả lương rẻ mạt. Cùng năng lực nhưng kỹ sư Việt, chuyên gia Việt, luôn
bị trả lương thấp hơn từ 20% đến 30% so với người Singgapore, Thái, thậm chí
Indonesia, Malaysia, chứ đừng kể tới Mỹ, Châu Âu, hay Nhật.
Đất
nước có tự hào, tự cường, có sánh vai với cường quốc hay không? Dạ không! Bước chân vào các tập đoàn đa quốc
gia ngay tại Việt Nam thôi, chả cần đi đâu cả để xem sự kỳ thị phân biệt đối
xử và lương, chế độ phúc lợi, như thế nào. Bao nhiêu người Việt được tham gia
vào tầm chiến lược của tập đoàn đa quốc gia. Năng lực trí tuệ của người Việt
không hề thua kém thế giới, chỉ có nền quản trị, thể chế quốc gia quá thậm tệ
mà năm mươi năm không thay đổi được bao nhiêu cả, nó kìm nén trí tuệ, sức lực của
cả dân tộc, chứ chả phải do thế lực thù địch nào đì hết. Tại sao 35 năm
FDI trắng tay, chắc chắn không liên quan đến người dân Việt Nam, cũng không
liên quan đến thể chế chính trị, nó chỉ liên quan đến lòng tham và sự phụng sự
cho quốc gia của những nhà hoạch định chính sách, xây dựng thể chế (3).
***
Hai thập
niên vừa qua, sau khi liên tục nghe các viên chức hữu trách lãnh đạo hệ thống
chính trị, hệ thống công quyền lải nhải về “tầm nhìn” và được giới thiệu
những kế hoạch, quy hoạch với “tầm nhìn” cho vài ba thập niên sắp đến,
người Việt đã được thấy những gì và từ thực trạng như đã biết, ai tin là sẽ “được
thấy” hoặc “bị buộc phải thấy” những thứ ngoài ý muốn. Những cá nhân vạch
ra “tầm nhìn” đã nhìn vào đâu và nhìn cho ai?
-------------------------------
Chú
thích
(1) https://vnexpress.net/doanh-nghiep-noi-that-the-tren-san-nha-4677729.html
(2) https://vnexpress.net/vi-the-fdi-tai-viet-nam-sau-35-nam-mo-cua-4675954.html
No comments:
Post a Comment