Trung
Quốc sẽ xây dựng đường hầm Nga-Crimea?
Lương Thái Sỹ - Saigon
Nhỏ
24 tháng
11, 2023
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/trung-quoc-se-xay-dung-duong-ham-nga-crimea/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/GettyImages-1243821397.jpg
Cây
cầu bắt qua eo biển Kerch, Crimea từng bị Ukraine đánh phá vào Tháng Mười 2022
(ảnh: Vera Katkova/Anadolu Agency via Getty Images)
Các
giám đốc điều hành doanh nghiệp Nga và Trung Quốc (TQ) có quan hệ với chính phủ
đã tổ chức các cuộc thảo luận bí mật về kế hoạch xây dựng một đường hầm dưới nước
nối Nga với bán đảo Crimea, với hy vọng tuyến đường vận chuyển này sẽ được bảo
vệ hoàn toàn trước các cuộc tấn công của Ukraine, theo các email trao đổi bị cơ
quan an ninh Ukraine chặn được.
Thảo
luận trong bí mật
The
Washington Post cho biết, các cuộc đàm phán vào cuối Tháng Mười diễn ra khi có
những lo ngại ngày càng tăng của Nga về an ninh của cây cầu dài 11 dặm bắc qua
eo biển Kerch, tuyến cung cấp hậu cần quan trọng cho quân đội Nga nhưng đã bị
Ukraine ném bom hai lần và trở thành một mục tiêu dễ bị tổn thương. Các cuộc
đàm phán nhấn mạnh quyết tâm của Nga trong việc giữ vững sự kiểm soát với
Crimea sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014, cũng như sự phụ thuộc ngày càng tăng
của Moscow vào TQ như một nguồn hỗ trợ toàn cầu.
Nhưng dự
án sẽ gây ra rủi ro chính trị và tài chính cho TQ khi quốc gia này chưa bao giờ
chính thức công nhận việc Nga sáp nhập Crimea và các công ty của họ có thể bị
vướng vào các lệnh trừng phạt kinh tế mà Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) đã áp
đặt lên Moscow. Nhưng theo các chuyên gia, bất chấp những câu hỏi về tính khả
thi của kế hoạch, Nga có lý do rõ ràng để theo đuổi. Alexander Gabuev, chuyên
gia về quan hệ Moscow-Bắc Kinh tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Russia, giải thích:
“Nga cần có giải pháp với nguy cơ cầu Kerch sẽ bị Ukraine phá vỡ trong nhiều
năm tới”.
Các email
được phía Ukraine cung cấp cho The Washington Post (với hy vọng vạch trần dự án
và sự tham gia của TQ) cho thấy một trong những công ty xây dựng lớn nhất TQ đã
ra tín hiệu sẵn sàng tham gia. Đó là Tập đoàn Xây dựng Đường sắt TQ (CRCC), một
công ty nhà nước từng xây dựng nhiều mạng lưới đường bộ và đường sắt lớn nhất
TQ và đã thiết lập mối quan hệ đáng kể với Nga trong những năm gần đây thông
qua các dự án gồm mở rộng hệ thống tàu điện ngầm Moscow (hoàn thành vào năm
2021).
Vladimir
Kalyuzhny, một doanh nhân Nga, người được xác định trong các email bị chặn là tổng
giám đốc của tập đoàn Nga-Trung từ chối trả lời tờ The Post, nêu lý do “không
cung cấp bất kỳ thông tin nào cho truyền thông đối phương” và cắt cuộc gọi.
Trong một tin nhắn gửi vào tháng trước cho Georgiy Muradov (đại diện thường trực
của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Crimea), Kalyuzhny cho biết “đã nhận được
thư sẵn sàng tham gia của CRCC với tư cách tổng thầu xây dựng đường hầm dưới eo
biển Kerch” (Muradov từng là đại sứ Nga tại Cyprus).
Đề xuất đường
hầm được đưa ra trong bối cảnh Nga đang đẩy mạnh các dự án cơ sở hạ tầng khác tại
các vùng lãnh thổ chiếm đóng từ 2014 hoặc chiếm giữ từ cuộc xâm lược Ukraine
năm ngoái. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy các đoạn đường sắt mới được xây dựng dọc
theo bờ biển Biển Azov nối Nga với Crimea. Việc xây dựng đường hầm có sự tham
gia của các công ty liên kết với Arkady Rotenberg, một người bạn thời thơ ấu của
Putin, người đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ thông qua các dự án do Điện
Kremlin hậu thuẫn như Thế vận hội mùa đông 2014 ở Sochi.
Nhà tài
phiệt Arkady Rotenberg 71 tuổi là chủ của nhiều tài sản ở Crimea kể từ khi sáp
nhập bất hợp pháp. Công ty xây dựng Stroygazmontazh của ông ta cũng là nhà thầu
chính xây dựng cầu Kerch. Hồ sơ đăng ký của tập đoàn Nga-Trung cho thấy sáu
trong số chín giám đốc sáng lập của nó không hiển thị tên trong hồ sơ công ty để
tránh bị phương Tây trừng phạt.
Các email
cũng tiết lộ “CRCC sẽ chỉ tham gia theo các điều khoản bảo mật tuyệt đối thông
tin” và “tên công ty sẽ được thay thế bằng một pháp nhân khác trong bất kỳ hợp
đồng nào”. Một email khác cho thấy một ngân hàng TQ sẵn sàng “chuyển đổi đôla
thành đồng rúp để tài trợ cho dự án”. Các email trích dẫn các cuộc thảo luận của
tập đoàn Nga-Trung với một giám đốc điều hành CRCC được xác định là Xu
Huaxiang.
Dự
án vừa khả thi vừa bất khả thi
Trước nguy
cơ bị trừng phạt, các quan chức và chuyên gia Mỹ bày tỏ sự ngạc nhiên CRCC vẫn
liều lĩnh tham gia. Một quan chức Mỹ thông thạo về chính sách trừng phạt nhận định:
“Thật kỳ lạ khi một tập đoàn gồm các công ty lớn của TQ lại hỗ trợ một dự án có
thể trở thành một mục tiêu khá dễ dàng để người Ukraine bắn phá trong lúc thi
công”.
Các chuyên
gia kỹ thuật Mỹ tin rằng, việc xây dựng một đường hầm quy mô gần cây cầu đã có
sẽ gặp phải những trở ngại to lớn, tiêu tốn hàng tỷ đôla và mất nhiều năm mới
hoàn thành. Khó hơn nữa là công việc xây dựng diễn ra ngày tại vùng chiến sự.
Theo các chuyên gia về các dự án giao thông vận tải quốc tế lớn, xây dựng đường
hầm bên dưới eo biển Kerch là khả thi về mặt kỹ thuật và TQ có đủ chuyên môn
cũng như trang thiết bị cần thiết để làm việc này.
Tuy nhiên,
họ cảnh báo: “Đây sẽ là một công trình khổng lồ (có quy mô tương đương với đường
hầm $8.7 tỷ nối Đan Mạch và Đức được xây dựng trong tám năm) tốn rất nhiều tiền
và sẽ là đường hầm dài nhất châu Âu khi hoàn tất vào gần cuối thập niên”. Đường
hầm Kerch không thể hoàn thành kịp để hỗ trợ Nga trong cuộc chiến tiêu hao với
Ukraine, nhưng Moscow có thể xem đây là khoản đầu tư dài hạn để tạo một liên kết
an toàn tới vùng lãnh thổ bị tranh chấp và tránh suy thoái kinh tế cho Crimea nếu
không có lối vận chuyển hàng hóa an toàn.
Maria
Shagina, chuyên gia về Nga và các biện pháp trừng phạt của phương Tây tại Viện
Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nhận định: “Đối với Putin, Crimea mang tính biểu
tượng nên việc kết nối nó với đất mẹ Nga là rất quan trọng. Trong chín năm qua,
Crimea phụ thuộc vào nguồn nước, năng lượng và các đường dây thông tin liên lạc
với Nga. Đường hầm sẽ là phần mở rộng của giấc mộng mà Putin tán thành”.
Đổi lại việc
bỏ vốn xây dựng đường hầm, TQ có thể sẽ đòi quyền sở hữu ít nhất một phần đường
hầm để mở rộng mạng lưới kho cảng và cơ sở hạ tầng giao thông toàn cầu. Tiền đổ
vào dự án có thể được trả lại bằng phí cầu đường hoặc từ dầu khí Nga. Các
chuyên gia kỹ thuật cho biết, công việc dưới lòng đất sẽ có rủi ro tối thiểu
cho nhân công và khí tài, nhưng dự án quy mô với hàng nghìn người tham gia, các
thiết bị đắt tiền và các công trường xây dựng rộng lớn vẫn nằm trong tầm bắn của
hỏa tiễn Ukraine.
Theo các
chuyên gia, do lo ngại bị tấn công, Nga và TQ sẽ không thể sử dụng các phương
pháp xây dựng hiện đại như các tàu nạo vét khổng lồ trên mặt nước mà thay vào
đó, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng công nghệ khoan đường hầm
cũ. Một kỹ sư từng làm việc trong một số dự án đường hầm lớn nhất thế giới nhận
định: “Việc xây dựng một đường hầm xuyên eo biển Kerch có thể ngốn ít nhất $5 tỷ
và quân đội Nga phải bảo vệ không chỉ eo biển mà cả các địa điểm tập kết khác.
Đó là một hoạt động có rủi ro cao. Nhưng khi xây dựng xong, đường hầm sẽ rất
khó phá hoại trừ khi bị tấn công các lối vào”.
No comments:
Post a Comment