Trung Quốc muốn một nước Việt Nam như thế nào trong hoàn cảnh địa
chính trị mới?
BBC News Tiếng Việt
31
tháng 10 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c907zv8llpeo
Chuyến thăm cấp nhà nước của chủ tịch Trung Quốc đến
Việt Nam, nếu diễn ra, sẽ mang ý nghĩa gì, nhất là sau chuyến thăm của Tổng thống
Mỹ hồi tháng 9 vừa qua.
Theo
giới quan sát, nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Hà Nội vào khoảng đầu
tháng 11 này, đó sẽ là một chuyến đi "trả lễ" cho chuyến thăm Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh vào năm ngoái.
Trong
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc được đưa ra sau đó, Tổng Bí thư Trọng cũng
đích thân mời Chủ tịch Tập "sớm thăm lại Việt Nam" và ông Tập đã
"bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời".
Việt Nam - Trung Quốc chuẩn bị cho khả năng ông Tập sắp thăm Hà Nội
Báo Trung Quốc khen Việt Nam ‘chỉ chọn chính nghĩa’ trong quan hệ với Mỹ
Việt Nam nếu có nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ cũng không để 'thoát
Trung'?
Đồng
thời, năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 15 năm hai nước Việt Nam và Trung Quốc thiết lập
quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2008, theo ông Vũ Xuân Khang,
Nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành An ninh quốc tế tại Đại học Boston (Boston
College), nói với BBC hôm 29/10.
Reuters
dẫn lời bốn nguồn thạo tin rằng các công tác chuẩn bị cần thiết đang được tiến
hành nhằm đưa ra một tuyên bố chung nhân chuyến công du của ông Tập. Hai nguồn
tin cho biết các bên đang thảo luận về việc cùng nhau phát triển trong “một cộng
đồng có chung vận mệnh", một cụm từ thường được ông Tập sử dụng mà một số
người cho rằng gây tranh cãi.
Lần
gần nhất Chủ tịch Tập Cận Bình thăm thăm cấp nhà nước Việt Nam là khi dự Hội
nghị Cấp cao APEC tại Đà Nẵng hồi năm 2017.
Cộng đồng chung vận mệnh
"Cộng
đồng chung vận mệnh” là thuật ngữ được cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sử dụng
đầu tiên trong báo cáo chính trị tại Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ 17 của
ông vào năm 2007, nhằm nói đến vấn đề Đài Loan, ý chỉ rằng hai thực thể chính
trị khác nhau có thể có quan hệ tương đối tốt đẹp bất chấp những sự khác biệt.
Lần
đầu tiên Tập Cận Bình sử dụng khái niệm này là vào cuối năm 2012, và nó đã tiếp tục định hình cách tiếp cận của Trung Quốc đối với quản
trị toàn cầu, đưa ra các đề xuất và biện pháp hỗ trợ tăng trưởng cho tất cả mọi
người.
Theo
bà Nadege Rolland, nhà nghiên cứu cấp cao về chính trị và an ninh, Cục Nghiên cứu
Quốc gia về Châu Á (NBR) của Mỹ, thì chỉ trong hai năm 2013 và 2014, ông Tập đã
60 lần đề cập đến khái niệm này, bao gồm trong các bài phát biểu chính sách đối
ngoại lớn – chẳng hạn, khi công bố Con đường tơ lụa trên biển trước quốc hội
Indonesia vào ngày 2/10/2013, và một vài tuần sau trước khán giả trong nước,
trong Hội nghị công tác ngoại giao với các nước láng giềng.
Cụm
từ “cộng đồng chung vận mệnh” theo đó đã phát triển thành ý tưởng rằng một
Trung Quốc tích cực hơn trong các vấn đề toàn cầu khi nước này tìm cách hiện thực
hóa “giấc mộng Trung Hoa” mà Tập Cận Bình gọi là “giấc mơ Trung Quốc về sự phục
hưng vĩ đại của dân tộc”.
Tầm
nhìn về một "kỷ nguyên mới" của ông Tập biến khái niệm "cộng đồng
chung vận mệnh" thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sáng kiến như Vành đai và
Con đường (BRI) hay Con đường tơ lụa,... để những dự án này hấp dẫn đến mức
không quốc gia nào muốn nằm ngoài cuộc, theo tác giả Daniel Tobin viết trên
trang CSIS - Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.
Tuy
nhiên, Việt Nam vẫn chưa tham gia “cộng đồng chung vận mệnh của Trung Quốc” dù
Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan, đã gia nhập trong vòng vài năm qua.
Năm
2012, khi tiếp đón Đại tướng Đỗ Bá Tỵ tại Bắc Kinh với cương vị là Phó Chủ tịch
nước, ông Tập đã nói Việt Nam và Trung Quốc có chung vận mệnh.
VIDEO : Một Việt Nam có thể kiềm chế Trung Quốc nằm
trong lợi ích của Mỹ?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c907zv8llpeo
Nghiên
cứu sinh Tiến sĩ Vũ Xuân Khang bình luận với BBC rằng, Trung Quốc đã mong muốn
Việt Nam tham gia "cộng đồng chung vận mệnh" trong chuyến thăm của Chủ
tịch Tập vào năm 2017 nên sẽ không khó hiểu nếu Trung Quốc đặt lại vấn đề này với
Việt Nam trong bối cảnh quan hệ hai nước vẫn phát triển ổn định bất chấp các bất
đồng trên biển.
Nhưng
ông Khang cho rằng, việc Việt Nam có tham gia "cộng đồng chung vận mệnh"
hay các sáng kiến khác của Trung Quốc hay không cũng không quá quan trọng vì
"Việt Nam cũng không có nhiều lựa chọn trong quan hệ với Trung Quốc".
Ông
Xuân Khang nhắc lại những "nỗ lực thoát Trung" trong quá khứ của Việt
Nam trong quá khứ và đã thất bại. Điều này dẫn đến Việt Nam phải bình thường
hóa quan hệ với Trung Quốc trên thế yếu vào năm 1991, khi đồng minh Liên Xô đã
không còn khả năng hậu thuẫn cho Việt Nam như giai đoạn từ 1978 đến 1988.
Theo
phân tích của ông Xuân Khang, Trung Quốc cần một Việt Nam trung lập nằm trong ảnh
hưởng của Trung Quốc, nên nếu Việt Nam có thể đảm bảo với Trung Quốc rằng Việt
Nam không có ý định chống Trung Quốc, Trung Quốc cũng không cần phải ép Việt
Nam.
"Nếu
Việt Nam chấp nhận tham gia “cộng đồng chung vận mệnh” hay các sáng kiến khác
thì có thể hiểu Hà Nội muốn thể hiện với Trung Quốc là quan hệ hai nước vẫn
đang phát triển tốt đẹp và là kết quả của các chuyến thăm cấp cao từ tháng 10
năm ngoái cho đến nay, và cũng nhằm để cân bằng bước nhảy cóc từ đối tác toàn
diện lên đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ vào tháng 9 năm nay, ông Khang
phân tích.
Chuyến thăm sẽ 'là thành công
ngoại giao'
Trong
bài phân tích về Việt Nam trong quan hệ Trung-Mỹ, tiến sĩ Bích Trần của Trung
tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) viết rằng, sau sự sụp đổ của Liên
Xô và khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Trung Quốc và Việt Nam nằm trong số năm
quốc gia vẫn duy trì độ cộng sản còn lại trên thế giới.
Đối
với Việt Nam hay Trung Quốc, sự tồn vong của chế độ đi liền với lợi ích an ninh
quốc gia và thời điểm này, Hà Nội coi Bắc Kinh là đồng minh, cùng bảo vệ
"chủ nghĩa xã hội".
Việt
Nam nâng cấp quan hệ với Trung Quốc lên đối tác chiến lược toàn diện (mức cao
nhất) từ năm 2008 nhưng tới năm 2013, Mỹ mới thành đối tác toàn diện (mức thấp
nhất) với Hà Nội.
Quan hệ Việt-Mỹ có cơ hội vượt cấp lên ngang tầm Trung Quốc?
Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông và động thái của Thủ tướng Chính
Trung Quốc gây sức ép với Nga, có thể tạo xung đột cao 'chưa từng có'
trên Biển Đông
Trước
những chuyển động trong quan hệ Việt-Mỹ thì Hà Nội cũng đã khéo léo giữ
"tình anh em" với Bắc Kinh.
Đơn
cử, tầm cuối tháng 6, khi tàu USS Ronald Reagan của Mỹ ghé thăm Đà Nẵng thì Thủ
tướng Phạm Minh Chính đã lên đường sangchuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ
tướng Việt Nam tới Trung Quốc sau 7 năm.
Hồi
tháng 8 vừa qua, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc, ông Vương Nghị, đã trực tiếp
kêu gọi Việt Nam chia sẻ hệ tư tưởng với Bắc Kinh khi ông thúc giục Hà Nội chuẩn
bị cho một hội nghị thượng đỉnh và chống lại 'sự can thiệp' của các thế lực bên
ngoài, theo SCMP.
Trung
Quốc đưa tin rằng Việt Nam tái khẳng định 'tầm quan trọng không thể so sánh được
và tính chất đặc biệt' của Trung Quốc với Việt Nam, và mối quan hệ giữa hai bên
'luôn luôn là ưu tiên hàng đầu' của Hà Nội.
Trưởng
Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu đã gặp
TBT Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, ngay trước chuyến thăm của Tổng thống
Mỹ Joe Biden đến Hà Nội.
Vài
ngày sau chuyến thăm của ông Biden, nhận lời mời của Chính phủ Trung Quốc, Thủ
tướng Chính tiếp tục đến Nam Ninh, Trung Quốc. Mới đây, trong dịp dự Diễn đàn cấp
cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ 3, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng
đã hội kiến Tổng Bí thư Tập Cận Bình.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/50a3/live/6bbe9310-7798-11ee-a503-4588075e3427.jpg
Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng (giữa) vẫy
tay khi đến Diễn đàn Hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ ba tại sân
bay Bắc Kinh vào ngày 17 tháng 10 năm 2023 ở Bắc Kinh, Trung Quốc
Theo
đánh giá của nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Xuân Khang, tiếp tới đây, nếu Chủ tịch
Trung Quốc có sang thăm Việt Nam thì "là một thành công lớn của ngoại giao
Việt Nam khi Hà Nội đã giữ cho mối quan hệ Việt-Trung ổn định trước và sau khi
có bước nâng cấp nhảy vọt với Mỹ."
Ông
Vũ Xuân Khang cho rằng, cả ba chuyến viếng thăm nêu trên đều thể hiện một
thông điệp là Việt Nam mong muốn hai nước Việt- Trung có thể duy trì quan hệ
ngoại giao nồng ấm và Việt Nam không có ý định ngả theo Mỹ để chống Trung Quốc.
Điều
này cũng nhất quán với chính sách quốc phòng Bốn không trong Sách trắng Quốc
phòng 2019 của Việt Nam: không tham gia liên minh quân sự; không cho bất cứ nước
nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam; không dựa vào nước này để chống nước kia;
không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Việt
Nam theo đuổi chính sách ngoại giao đa phương và theo nhận xét của ông Vũ Xuân
Khang, về bản chất, đây chính sách của một nước nhỏ nằm sát sườn một Trung Quốc
ngày càng quyết đoán:
"Ngoại
giao đa phương giúp Việt Nam thể hiện với Trung Quốc là Việt Nam trung lập và
không chống Trung Quốc, nhất là sau khi các nỗ lực "ngả về một phía"
Liên Xô của Việt Nam vào giai đoạn 1978-1991 thất bại hoàn toàn do Trung Quốc
trả đũa về quân sự và kinh tế."
Tranh luận về dàn lãnh đạo Việt Nam từ chức và quan hệ Việt - Mỹ -
Trung
Vì sao Tuyên bố Việt - Trung lần đầu nhắc về 'nhân quyền, cách mạng
màu'?
Trong
giai đoạn hiện nay, theo ông Xuân Khang, để Việt Nam có thể thành công duy trì
chính sách ngoại giao đa phương cần có sự đồng thuận từ phía Trung Quốc do
"Việt Nam không muốn Trung Quốc hiểu lầm là Việt Nam đang liên kết với một
nước khác để chống Trung Quốc".
Vì vậy,
việc Chủ tịch Tập đến Hà Nội sau tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ giúp Việt Nam tiếp
tục duy trì chính sách này vì Trung Quốc xác nhận tôn trọng ngoại giao đa
phương của Việt Nam.
Đại
tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đang dự Diễn đàn Hương
Sơn Bắc Kinh lần thứ 10 với mong muốn thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học quân
sự Việt Nam-Trung Quốc. Trước đó vào tháng 6, Trung Quốc nói sẵn sàng hợp tác với
Việt Nam để tăng cường hợp tác cấp cao giữa quân đội hai nước.
Một
số nhà quan sát cho rằng, trong bối cảnh sự phân cực ngày càng gay gắt của hệ
thống quốc tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại, điều quan
trọng là Việt Nam điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để chắc chắn từng động
thái có thể giữ được thái độ trung lập nhất.
VIDEO
: Liệu Việt Nam có mua chiến đấu cơ F-16 của Hoa Kỳ hay không?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c907zv8llpeo
No comments:
Post a Comment