TẦM
VĂN HOÁ CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ
Chỉ có lãnh chúa, chủ nô thời Trung Cổ, thời
chưa có hiến pháp, chưa có luật pháp, thời quyền uy của lãnh chúa chủ nô là vô
biên, không có giới hạn. Luật là chủ nô. Lời của chủ nô, ý muốn của chủ nô là
luật pháp với bầy đàn. Thời người dân chỉ là bầy đàn nô lệ, không có cá nhân,
không có quyền con người, không có quyền tự do ngôn luận. Lãnh chúa, chủ nô mới
có thể tự cho mình cái quyền xử lí người dân khi người dân nói điều trái ý quyền
lực.
Ông bộ trưởng bộ Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch
Nguyễn Văn Hùng đã hiện nguyên hình là lãnh chúa văn hoá, chủ nô thời Trung Cổ
khi ông hằm hè ở diễn đàn Quốc hội, đòi xử lí người bôi xấu phim Đất Rừng
Phương Nam, bêu xấu sản phẩm của ngành văn hoá.
Chính sách xã hội của nhà nước ban ra tác động
đến đời sống người dân. Người dân nhận xét cái được và cái chưa được, khen ngợi
cái tích cực và chê trách cái tiêu cực của chính sách xã hội là quyền và trách
nhiệm công dân. Nhà nước ban hành chính sách xã hội cũng cần lắng nghe ý nguyện
người dân chịu sự tác động của chính sách xã hội để điều chỉnh. Các bộ luật ban
hành năm trước, năm sau đã phải sửa là vì vậy.
Chính sách xã hội tác động đến đời sống người
dân thì tác phẩm nghệ thuật cũng tác động đến nhận thức và tình cảm công chúng.
Tác phẩm nghệ thuật chuyển tải lí tưởng thẩm mĩ của nghệ sĩ đến với công chúng
thì công chúng có quyền phản hồi sự tiếp nhận lí tưởng thẩm mĩ của nghệ sĩ. Sự
tiếp nhận có thể hài lòng khen ngợi, có thể bất bình chê trách, có thể đùng
đùng phẫn nộ, lên án là điều bình thường, đương nhiên.
Tác phẩm văn chương cổ điển bất hủ như Truyện
Kiều, niềm tự hào của văn hoá Việt Nam. Ở những thế kỉ trước, hầu hết những người
mẹ, người bà ở nông thôn đều thuộc làu làu thơ Kiều, hát ru con, ru cháu bằng
thơ Kiều. Vậy mà Truyện Kiều còn bị nhiều nhà Nho chê là truyện dâm, truyện tục
vì cuộc đời Thuý Kiều hết vào lầu xanh bán dâm, được Tú Bà dạy cho đủ ngón nghề
tiếp thị, giữ chân khách mua dâm “Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề”, lại
làm vợ hết người này đến người khác.
Dân gian còn có cả ca dao chê trách Truyện Kiều:
Đàn ông chớ
kể Phan Trần
Đàn bà chớ kể
Thuý Vân, Thuý Kiều.
Gần đây còn có ông nhà thơ, nhà triết học, nhà
mĩ học còn chê thơ Truyện Kiều là dở, không thể so sánh được với thơ của ông.
Với quyền lực vô biên của lãnh chúa văn hoá,
ông bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng sẽ xử lí cả các nhà nho, xử lí ca dao, xử lí nhà
thơ, nhà mĩ học dám chê Truyện Kiều sao?
Chỉ có đảng viên học nghị quyết của đảng không
được chê nghị quyết đã được đại hội đảng biểu quyết thông qua. Còn bộ phim phát
hành bán vé cho người xem phim thì bộ phim dù là sản phẩm văn hoá cũng là hàng
hoá như mọi hàng hoá tiêu dùng khác. Khi đã bỏ tiền mua sản phẩm hàng hoá thì
người mua đã là chủ sản phẩm, họ có quyền phán xét sản phẩm họ mua có đáng với
đồng tiền họ bỏ ra không.
Tự cho mình quyền của lãnh chúa Trung Cổ, ông
bộ trưởng bộ Văn Hoá đòi xử lí người dân dám chê bộ phim do ngành văn hoá của
ông làm ra. Tự cho mình quyền lãnh chúa Trung Cổ, ông chủ nhà máy sản xuất ô tô
Vinfast báo công an xử lí người mua ô tô dám chỉ ra lỗi kĩ thuật rành rành của
ô tô Vinfast.
Cách hành xử mông muội của người có quyền lực
nhà nước không biết đến pháp luật, không biết đến thời đại dân chủ, kéo xã hội
Việt Nam lùi về thời Trung Cổ.
Cách hành xử Trung Cổ của người có quyền lực
nhà nước và người có quyền lực đồng tiền tự cho mình có quyền uy vô biên, không
biết đến pháp luật, coi người dân như bầy đàn nô lệ còn khá phổ biến trong xã hội
Việt Nam giữa kỉ nguyên văn minh công nghiệp, văn minh tin học.
Đại diện chính phủ Việt Nam, đại diện đất nước
Việt Nam văn hiến, ra sân bay đón thủ tướng nước ngoài đến thăm Việt Nam, ông bộ
trưởng bộ Văn Hoá Nguyễn Văn Hùng nghênh ngang đi giữa thảm đỏ, đẩy thủ tướng
nước ngoài, quốc khách của nhà nước Việt Nam ra rìa thảm đỏ.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/11/2-6-696x984.jpeg
Ảnh: Bộ trưởng Văn hóa Nguyễn Văn Hùng giành thảm đó
với khách, là Thủ tướng Malaysia. Ảnh cắt từ TTXVN
Buổi tối ngày 13.9.2023, cả nước chìm trong
đau thương, tang tóc trước cái chết của 56 người dân Hà Nội trong vụ cháy toà
nhà 9 tầng ở Khương Hạ, Thanh Xuân, thì bộ Văn Hoá lại hân hoan mở hội, lộng lẫy
cờ đèn, tưng bừng hát múa ở Nhà Hát Lớn Hà Nội. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cùng
những quan chức hàng đầu bộ Văn Hoá xúng xính lễ phục, hớn hở mặt mày xem múa
hát trong buổi lễ trao giải thưởng báo chí “Vì sự nghiệp phát triển văn hoá thể
thao du lịch”
Lương tâm người dân lên tiếng về việc làm vô
cùng nhẫn tâm, phản văn hoá, phản nhân văn của bộ Văn Hoá thì lãnh đạo bộ Văn
Hoá lại kí công văn 3839/BVHTTDL-VP ngày 15.9.2023 hình sự hoá những tiếng nói
trách nhiệm công dân, đòi bộ Thông tin Truyền thông xử lí người dân sử dụng quyền
công dân, thực hiện trách nhiệm công dân.
Đứng trên diễn đàn Quốc hội, ông bộ trưởng bộ
Văn Hoá Nguyễn Văn Hùng mặt sắt, giọng gang, hình sự hoá đời sống dân sự, đòi
quyền lực nhà nước xử lí người chê bai bộ phim của ngành văn hoá do ông đứng đầu.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/11/1-89-1024x576.jpg
Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đòi xử lí người phê
bình phim Đất Rừng Phương Nam. Nguồn: VTC Now
Những hành xử đáng xấu hổ, việc thi hành công
vụ tệ hại đó của quan chức chính phủ Nguyễn Văn Hùng, cho thấy năng lực quá kém
của ông bộ trưởng thành viên chính phủ Nguyễn Văn Hùng, cho thấy tầm văn hoá
quá thấp của ông bộ trưởng bộ Văn Hoá Nguyễn Văn Hùng.
Hình :
https://www.facebook.com/photo?fbid=2268653466669354&set=pcb.2268656916669009
https://www.facebook.com/photo?fbid=2268653540002680&set=pcb.2268656916669009
https://www.facebook.com/photo?fbid=2268653610002673&set=pcb.2268656916669009
.
No comments:
Post a Comment