Tại sao phải kiên định chủ nghĩa xã hội ?
Phạm Trần / Thông
Luận
15/11/2023
https://thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/30801-t-i-sao-ph-i-kien-d-nh-ch-nghia-xa-h-i
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), Đảng cộng sản
Việt Nam đã ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là "có ý nghĩa sống còn
đối với chế độ".
kiendinh01
https://live.staticflickr.com/65535/53333843032_4a2eb09211.jpg
Tại sao phải "kiên định chủ nghĩa xã hội"
trên nền tảng Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mới xây dựng được đất nước phồn
vinh ?
Đó là : "Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ;
kiên định đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh ; giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng ; kiên định các nguyên
tắc xây dựng Đảng" (Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương,
ngày 13/10/2023)
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, một Thượng tướng gốc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc
phòng, phản ảnh quan điểm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng coi đây là"Vấn
đề mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững
chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động".
Nhưng tại sao phải "kiên định chủ nghĩa xã hội" trên nền tảng
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mới xây dựng được đất nước phồn vinh ?
Đảng và lãnh đạo đảng các thế hệ, từ thời Hồ Chí Minh đến nay, vẫn lúng
túng không trả lời được câu hỏi này. Ngược lại, đảng vẫn coi quyết định của
mình là "đúng dắn" vì "phù hợp với tình hình của xã hội Việt
Nam" và "xu hướng của thới đại". Tuy nhiên, đảng không sao giải
đáp được thắc mắc tại sao sau 37 năm "đổi mới" (1986-2023), mà đất nước
vẫn đì đẹt sau nhiều nước trong khu vực.
Trong khi đó, tệ nạn tham nhũng, tiêu cực vẫn leo thang nghiêm trọng và
tình hình càng tinh vi và phức tạp từ địa phương lên Trung ương. ? Đảng cũng thừa
nhận càng ngày càng có nhiều cán bộ, đảng viên "tự diễn biến, tự chuyển
góa" xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Thậm chí đã có
người còn công khai quay lưng với quyết định của đảng hay đòi phải "dân chủ
hóa" chế độ.
Bằng chứng suy thoái tư tưởng chính trị trong đảng viên được ông Nghĩa
nêu lên như : "Học tập các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng còn có
biểu hiện hình thức, học qua loa, học cho xong ; vẫn còn tình trạng lười học,
ngại học nghị quyết, hiểu nghị quyết chưa sâu, chưa chắc ; tổ chức thực hiện
nghị quyết của Đảng vẫn là khâu yếu ; định hướng chính trị, tư tưởng, đạo đức
trong phát triển kinh tế, xã hội, các lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục
và đào tạo, các vấn đề xã hội chưa rõ nét ; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh có nơi còn hình thức, làm theo Bác vẫn là khâu yếu…".
Vì vậy, thêm lần nữa, tướng Nguyễn Trọng Nghĩa đã kêu gọi : "Tăng cường
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị ; đấu tranh ngăn chặn đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ…".
Tránh vết xe cũ
Song song với cảnh giác của Trưởng ban Tuyên giáo, báo chí đảng đã đăng lại
bài viết của ông Nguyễn Phú Trọng năm 1992, trong đó ông giải thích : "Vì
sao Đảng cộng sản Liên Xô tan rã ?"
https://live.staticflickr.com/65535/53334957178_c1e7e1445c.jpg
kiendinh2
Ông Trọng viết cái lỗi đầu tiên là : "Với khẩu hiệu "Trả lại
chính quyền cho nhân dân", "Tất cả chính quyền về tay Xô viết",
chủ trương xóa Điều 6 trong Hiến pháp Liên Xô (là điều khẳng định sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Liên Xô đối với toàn xã hội), họ từng bước hạ thấp rồi phủ nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng".
"Hai là, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng".
Ông giải thích : "Sự xa rời, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin là
nguyên nhân tệ hại dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực và làm tan
rã Đảng về mặt chính trị tư tưởng" (Tạp chí Cộng sản, số 4-1992)
Từ bài học này, Đảng cộng sản Việt Nam đã không ngừng chống lại đòi hỏi
thay đổi Điều 4 Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam,quy định : "Đảng cộng sản
Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của
Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê
nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước
và xã hội".
Ngoài ra, theo ông Trọng, còn có các nguyên nhân như Đảng cộng sản Liên
Xô lúc ấy đã : "(1) Coi nhẹ hoặc phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ là
nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng". (2) Xa rời quần chúng, mất uy tín
nghiêm trọng trước nhân dân, không được nhân dân ủng hộ". (3) Họ thoái
hóa, biến chất, phạm vào tham nhũng, quan liêu, hách dịch, xa dân, bị quần
chúng oán ghét".
Biện bạch – Bảo thủ
Tuy nhiện, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam vẫn giáo điều biện bạch rằng
: "Sự tan rã của Đảng cộng sản Liên Xô, cũng như sự sụp đổ của mô hình chủ
nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô, càng chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lênin không
sai, không lỗi thời, mà chính là vì người ta hiểu sai và làm sai chủ nghĩa Mác
- Lênin : Sai cả về thực hiện các nguyên lý cơ bản và về vận dụng phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng".
Nói xong, ông Trọng lại đổi giọng quanh co : "Nhưng dù sao thất bại
của chủ nghĩa xã hội lần này chỉ là tạm thời. Quy luật khách quan không ai cưỡng
lại được vẫn là chủ nghĩa xã hội sẽ phủ định và thay thế chủ nghĩa tư bản".
Nhưng đến bao giờ, hay chẳng bao giờ dự đoán chủ quan của ông Trọng sẽ
thành hiện thực, mặc dù ông đã tự an ủi mình và Đảng cộng sản Việt Nam khi ông
viết rằng : "Chúng ta tin rằng, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực
ở Liên Xô và các nước Đông Âu, những người cộng sản và cách mạng chân chính sẽ
rút ra được nhiều bài học bổ ích, sẽ có thêm kinh nghiệm và bản lĩnh để tiếp tục
đấu tranh cho thắng lợi cuối cùng của mục đích mà mình theo đuổi".
Vì ông là người giáo điều, là đệ tử trung thành tuyệt đối với Mác-Lênin
nên ông mới tự hỏi : "Không lý gì một Đảng cộng sản to lớn, anh hùng và
kiên cường như Đảng cộng sản Liên Xô -đảng của Lênin vĩ đại- lại cam chịu thất
bại dễ dàng như vậy".
Nhưng 22 năm sau ngày khối Liên bang Xô Viết tan rã (1991-2023), khối này
nói chung và "những người cộng sản và cách mạng chân chính" (theo
cách nghĩ chủ quan của ông Trọng) đã không ngóc đầu lên được.
Hiện nay, trên toàn Thế giới chỉ còn 5 nước theo Chủ nghĩa Mác-Lênin gồm
Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba và Bắc Triều Tiên (North Korea), nhưng không tổ
chức được một khối thống nhất.
Trong số 5 nước, chỉ có Trung Quốc và Việt Nam có nền kinh tế "tự
nuôi được mình", nhờ đã biết "thị trường hóa nền kinh tế tập trung,
bao cấp". Ba nước Lào, Cuba và Bắc Hàn vẫn thuộc nhóm các quốc gia nghèo
và lạc hậu trên thế giới.
Nhưng tại sao cả Trung Quốc và Việt Nam bác bỏ yêu cầu dân chủ hóa chế độ
chính trị ? Bởi vì cả hai đảng cầm quyền đều biết họ phải dựa vào nhau đế sống.
Nếu một trong hai đảng thay đổi chế độ chính trị thì cà hai cùng chết.
Đó là lý do tại sao chủ nghĩa xã hội chuyên chính và một đảng độc tài cầm
quyền vẫn tồn tại ở Việt Nam.
Phạm Trần
(15/11/2023)
No comments:
Post a Comment