Wednesday, November 15, 2023

QUAN CHỨC QUỐC HỘI TRỰC NGÔN LƯU BÌNH NHƯỠNG BỊ BẮT VỚI CÁO BUỘC 'CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN' (TỔNG HỢP)

 



 

 

 

NỘI DUNG :

 

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt

VnExpress

.

Vì sao ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt?

Bình luận của blogger Gió Bấc

.

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt giam vì cáo buộc "cưỡng đoạt tài sản"

RFA
.

Nguyễn Văn Hùng, Lưu Bình Nhưỡng và sân khấu Quốc hội

VietTuSaiGon

..

Ông Nhưỡng bị bắt do khinh thường công an hay coi thường pháp luật?

Trân Văn

.

Quan chức quốc hội trực ngôn Lưu Bình Nhưỡng bị bắt với cáo buộc ‘cưỡng đoạt tài sản’

An Tôn - VOA

.

Vì sao bị can Lưu Bình Nhưỡng bị khởi tố, bắt tạm giam?

vietnamplus.vn

 

 

=====================================================

.

.

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt

VnExpress

15/11/2023

https://baotiengdan.com/2023/11/15/ong-luu-binh-nhuong-bi-bat/

 

LGT của Tiếng Dân: Một số người nhận định lâu nay rằng, chuyện ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt chỉ còn là vấn đề thời gian, bởi ông là cái gai của các thế lực hiện đang nắm quyền sinh sát trong tay. Những phát biểu thẳng thắn của ông như: “Không được biến Quốc hội thành căn phòng kín gom góp lợi ích nhóm, cá nhân“; hay “Chưa bao giờ niềm tin vào Tư pháp VN thấp như bây giờ!“… được nhiều người dân vỗ tay khen ngợi, nhưng ngược lại, nó làm cho nhiều kẻ nóng mặt. 

 

Còn nhớ, năm 2019, khi còn là đại biểu Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng đã từng bị bịt miệng, khi phát biểu dậy sóng giữa nghị trường, rằng: “Cán bộ công chức, nhất là lãnh đạo cao cấp, mà không khiêm tốn, thiếu gương mẫu, sống như thái tử, hoàng tử, như là chúa rừng xanh, thái độ như tuần phủ, tri phủ, chánh tổng… Có người lợi dụng chức vụ quyền hạn, vun vén đủ thứ, từ học hàm học vị, bằng cấp, sắp xếp bộ máy toàn cánh hẩu đệ tử, sống xa hoa, thậm chí cờ bạc thâu đêm, đi nước ngoài ăn chơi bằng tiền ngân sách, thì thử hỏi, sao cử tri và nhân dân có thể yêu mến, kính trọng và ủng hộ?”

 

VIDEO : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/06/Luu-Binh-Nhuong.mp4?_=1

 

Gần đây, ông Lưu Bình Nhưỡng còn “bật đèn xanh” trong việc giúp đỡ thân nhân của các tử tù Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng… kêu oan nữa. Cho nên, rất khó để thuyết phục mọi người tin rằng ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt vì tội danh mà báo chí quốc doanh nêu ra trong các bài báo trên mạng và bản tin bên dưới đây của VnExpress.

                                                        ***

Thái Bình — Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó ban Dân nguyện của Quốc hội, bị cáo buộc vai trò đồng phạm của nhóm giang hồ cưỡng đoạt tiền của nhiều doanh nghiệp khai thác cát.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/11/1-98-1024x605.jpg
Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt tối 14/11. Ảnh: Công an Thái Bình

 

Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nhưỡng tối 14/11, khi ông vừa xuống sân bay Nội Bài, về hành vi Cưỡng đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 170 Bộ luật Hình sự.

 

Lực lượng chức năng cũng thực hiện công tác khám xét nơi làm việc của ông Nhưỡng ngay sau đó, kéo dài trong nhiều giờ.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/11/1-100-1024x810.jpg

Cổng Thông Tin Điện Tử  -  Công An Tỉnh Thái Bình

 

 

Động thái này được đưa ra trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường, 37 tuổi (thường gọi là Cường “quắt”, có 3 tiền án) về tội Cưỡng đoạt tài sản. Nhà chức trách cáo buộc Cường và đồng phạm đã tự xác lập quyền sử dụng trái phép các bãi triều để cưỡng đoạt tiền của một số doanh nghiệp khai thác cát.

 

Theo nhà chức trách, Cường nói việc khai thác cát ảnh hưởng việc nuôi thủy hải sản tại bãi triều để gây sức ép, buộc doanh nghiệp phải miễn cưỡng trả tiền theo khối lượng cát khai thác được hoặc bán lại với giá rẻ. Với thủ đoạn trên, từ năm 2020 đến năm 2022, nhóm Cường đã chiếm đoạt nhiều tỷ đồng.

 

Công an tỉnh Thái Bình nhận định, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường đầu tư của tỉnh…

 

Ông Lưu Bình Nhưỡng, 60 tuổi, quê Thái Bình; tiến sĩ Luật kinh tế. Trước đó, tháng 9/2018, ông Nhưỡng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng Ban dân nguyện.

 

Nhóm phóng viên

_____

 

Mời đọc lại :

 

ĐB Lưu Bình Nhưỡng: Chánh án Tối cao và Hội đồng đã không vô tư, khách quan —

 

Tâm sự của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng với cư dân mạng

 

 Đại biểu của đảng và đại diện cho dân 

 

Hãy thôi tranh cãi đi!

 

=================================================

.

.

Vì sao ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt?

Bình luận của blogger Gió Bấc

15/11/2023

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/why-is-luu-binh-nhuong-arrested-11152023083421.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/why-is-luu-binh-nhuong-arrested-11152023083421.html/@@images/152517ca-e027-4353-85ee-58cf2b804c81.jpeg

Ông Lưu Bình Nhưỡng  (Báo Chính Phủ)

 

Báo chí rầm rộ đăng tin ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó Ban Dân Nguyện Quốc Hội - bị khởi tố bắt giam về tội cưỡng đoạt tài sản nhưng dư luận vẫn lăn tăn. Luật sư Cù Huy Hà Vũ từng bị bắt vì hai cái bao cao su, Ngọc Trinh bị bắt vì đưa hình, clip lái mô tô lên mạng. Ở xứ “Chiều Nay” luật nằm trong tay lãnh đạo Đảng và Bộ Công an, ai nghịch ý sẽ thành củi, vô lò chăn kiến, tội danh chỉ là cái cớ.

 

Ông Lưu Bình Nhưỡng quê ở Thái Bình, từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV (2016 - 2021), ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2016 - 2021), hiện là Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Việt Nam, Phó chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Thụy Sĩ. Ông Nhưỡng là tiến sĩ luật, có 22 năm làm giảng viên Đại học Luật Hà Nội. Sau đó ông Nhưỡng làm chánh văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, tham mưu cho Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương. Tháng 9-2018, ông Lưu Bình Nhưỡng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều động, bổ nhiệm giữ chức phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 

 

Sáng đăng đàn, chiều bị bắt!

 

Lưu Bình Nhưỡng là cái tên quen thuộc của giới truyền thông. Một chính khách hiếm hoi thường có ý kiến phản biện thẳng thắn, mạnh mẽ với các chính sách, hoạt động khiếm khuyết, sai lầm của Nhà nước về nhiều lĩnh vực nhất là trong các vụ án oan sai, các dự án phá hoại môi trường.

 

Sáng ngày 14/11, ông đường hoàng xuất hiện trên hệ thống truyền thông trong lễ ra mắt chương trình truyền hình "Hành trình Net Zero” do Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam (EPMA) và Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP.HCM (VTV9) tổ chức với vai trò là một trong sáu thành viên Ban Cố Vấn. (1)

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/hanh-trinh-netzero-8736-1393-jpg.jpeg/@@images/24665b86-e184-4bcc-ac15-122ae2e7ae56.jpeg

Ông Lưu Bình Nhưỡng dự Chương trình truyền hình "Hành trình Net Zero” hôm 14/11/2023. Ảnh: chụp màn hình

 

Ngay chiều hôm ấy ông bị khởi tố, bắt giam và sáng hôm sau được truyền thông “phong thánh” tội phạm “cưỡng đoạt tài sản” có liên quan đến băng nhóm Cường "quắt" ở Thái Bình. Có lẽ không tìm được nhóm tội phạm danh giá nào tầm vóc cỡ như Đường Nhuệ thời ông Nguyễn Hồng Diên còn làm quan đầu tỉnh, người ta đã gán ghép ông với băng trấn lột tép riu bất xứng? Chi riêng cái tên Cường “quắt” đã thấy thiếu oai hùng.

 

Theo tài liệu công an công bố thì Phạm Minh Cường cùng đồng bọn đã cưỡng ép các doanh nghiệp trúng thầu khai thác cát phải trả tiền theo khối lượng cát khai thác được, hoặc bán lại một phần cho Cường với giá rẻ hơn giá thị trường. Trước đó, Cường và bốn người khác đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình khởi tố bị can để điều tra hành vi "cố ý gây thương tích", "gây rối trật tự công cộng". (2) 

 

Người ta băn khoăn tự hỏi, có mối liên quan nào giữa ông tiến sĩ luật với đám cướp cạn này? Ai đã cưỡng đoạt tài sản của ai? Liệu đám giang hồ vặt ấy có cần tới ông Phó Ban Dân nguyện Quốc hội bảo kê hay chỉ cần một công an quận, phường là đủ?

 

Trên báo Dân Việt, luật gia Khổng Thùy Dung (Văn phòng luật sư Interla) cho biết, tội danh ông Lưu Bình Nhưỡng bị khởi tố được quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự. Theo đó, cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi đe dọa dùng vũ lực là người phạm tội đe dọa sẽ thực hiện một hành động để gây thiệt hại cho người bị hại. Việc đe dọa được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

 

Đặc biệt, tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện do lỗi cố ý. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc. Mục đích chiếm đoạt tài sản luôn phải xuất hiện trước hoặc muộn nhất là đồng thời với thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần khác. (3)

 

Liệu ông tiến sĩ luật, cựu nghị viên chuyên trách của Quốc hội có đủ trâng tráo, dại dột đồng phạm với đám đầu đường xó chợ kiếm chút tiền còm hay không? Nên nhớ rằng với uy thế, địa vị của ông, chỉ cần phát biểu, kiến nghị những điều chính đáng có thể được đền ơn nhiều chục tỷ.

 

Hãy chờ xem màn kịch tiếp theo sẽ hay ho ra sao!

 

 

"Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận"

 

Chủ tịch Quốc hội khóa 14 Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhận xét như vậy và cho rằng: Đây là tín hiệu tốt cho những tranh  luận dân chủ, công khai tại nghị trường

 

Đó là lần ông nhận xét báo cáo của Bộ Công An “tôi thấy vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp. Tỷ lệ không thụ lý tin tố giác 94%; chậm gửi quyết định cho Viện Kiểm sát 86%; xử lý tin sau tố giác quá hạn 99,76 %,…”

 

Nhiều đại biểu của ngành công an đã phản ứng dữ dội nhưng ông vẫn bảo lưu ý kiến của mình. (4)

 

Nhưng đó không phải là lần duy nhất và cũng không dừng lại ở ý kiến phát biểu. Với các vụ án có dấu hiệu oan sai như vụ án Hồ Duy Hải, ông nhiều lần chất vấn tranh luận với chánh án Nguyễn Hòa Bình. Sau phiên xử Giám Đốc Thẩm đầy tai tiếng Đại biểu Quốc hội, phó trưởng Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng đã gửi kiến nghị tới Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

 

Ông đã thẳng thắn đánh giá "dư luận cho rằng phán quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội và đã dựa trên tư duy, quan niệm mang tính buộc tội, vấn đề "cấm kỵ" trong lĩnh vực hình sự. Mặc dù công nhận nhiều sai sót mang tính mấu chốt trong quá trình điều tra, nhưng lại cho rằng sai sót đó "không ảnh hưởng đến bản chất vụ án".

 

Ông Nhưỡng nêu quan điểm: Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã không xem xét công tâm, khách quan, khoa học, đúng đắn đối với các vi phạm tố tụng của cơ quan điều tra, có thể nói nhiều vấn đề khuất tất bị che lấp đã được dư luận nêu bức xúc trong suốt thời gian qua như thời gian thực hiện hành vi phạm tội, thời điểm nạn nhân chết, các vi phạm trong việc thu giữ dấu vân tay, mẫu máu, vật chứng…, đặc biệt là việc loại trừ các nghi can khác trong vụ án.

 

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng cho rằng không có quy định nào cho phép Hội đồng thẩm phán TANDTC phán quyết về việc kháng nghị của VKSND Tối cao đúng hay không đúng pháp luật.

 

Từ các phân tích, lập luận đó, ông Nhưỡng kiến nghị Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo các cơ quan hữu quan báo cáo rõ về vụ án này.

 

Ông Nhưỡng cũng kiến nghị Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu Chánh án TAND tối cao, viện trưởng VKSND tối cao có báo cáo riêng vụ Hồ Duy Hải tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội (khai mạc ngày 20-5 tới).

 

Ông cũng đề nghị tổ chức thực hiện giám sát tối cao của Quốc hội hoặc giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với các vụ án do Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm gây bức xúc dư luận, trong đó có vụ án Hồ Duy Hải. (5)

 

 

Nhiều thông tin bị gỡ bỏ bất thường

 

Đặc biệt có chuyện vui là, ngay sáng ngày 15/11, đồng thời với thông tin Bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng về tội "Cưỡng đoạt tài sản" báo Dân Việt online có bài viết “Những phát biểu của ông Lưu Bình Nhưỡng trước khi bị bắt” đã trích dẫn lại nhiều phát biểu của ông từ việc chất vấn thách thức Bộ Trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về dự án thép Cà Ná đến truy vấn Bộ Công An …link bài viết ở đây. (6) Nhưng đến chiều 15/11, truy cập vào link này đã chạy ra bài “Nâng cao hiệu quả phối hợp công tác giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”

 

Chỉ với chuyện thay loan đổi phụng này đủ hiểu ông Lưu Bình Nhưỡng đã phạm tội gì.

 

Thật ra, không phải tới bây giờ ông Nhưỡng mới bị trả giá cho tính phổi bò của mình. Theo điều 27 Hiến pháp “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.”. Pháp luật không có quy định nào về độ tuổi tối đa của đại biểu Quốc Hội, nhưng ông Nhưỡng không được giới thiệu tái cử đại biểu Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021 - 2026) do quá tuổi theo hướng dẫn 36 của Ban Tổ chức Trung ương. (7)

 

Quy định về độ tuổi đối với đại biểu chuyên trách của ông Nhưỡng thì thật vừa khít khao để bị loại ra. “Đại biểu Quốc hội chuyên trách tái cử (trừ các đồng chí ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội) phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tính đến tháng 5/2021, nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây”. (8)

 

Trong khi đó ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957 lớn hơn ông Nhưỡng sáu niên vẫn đủ tuổi ứng cử. Không rõ có công trình khoa học nào kết luận người giữ chức vụ Ủy Viên thường Vụ Quốc Hội có sức khỏe, lão hóa tốt hơn Ủy Viên Chuyên Trách.

 

Tuy bị gạt ra khỏi đại biểu Quốc Hội nhưng theo luật công chức ông Lưu Bình Nhưỡng vẫn còn vai trò Phó Ban Dân nguyện. Ác thay, không ngồi chơi xơi nước chờ hạ cánh an toàn, ông vẫn tiếp tục thực lòng lên tiếng nói thay dân từ những vụ kêu oan đến phê phán dự án phá rừng nguyên sinh ở Bình Thuận….

 

Rõ nhất, trong vụ Tòa án Hải Phòng chuẩn bị giết tử tòa oan Lê Văn Chưởng, ông Lưu Bình Nhưỡng đã lên tiếng mạnh mẽ. BBC Tiếng Việt đăng tin “nhà báo Nguyễn Đức- Biên tập viên Báo Pháp Luật TP.HCM đăng trên Facebook việc ông đã nhắn tin cho Chủ tịch nước và nhận được phản hồi. Đồng thời, ông Đức cũng viết trên Facebook rằng ông Lưu Bình Nhưỡng- Phó trưởng Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ĐBQH khóa 14 cũng đã nhắn tin đến Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vào sáng 5/8/2023”. (9)

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/ong-luu-binh-nhuong-tiep-gia-dinh-tu-tu-nguyen-van-chuong.jpg/@@images/ff9f5b7b-6b5b-4ef2-9e92-90c924dddc76.jpeg

Ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp bố mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng tại trụ sở tiếp dân của Quốc hội vào sáng 27/9/2023. Hình: Facebook/Đức Nguyễn

 

Đáng tiếc là đến nay, thông tin này không còn trên Facebook nhà báo Nguyễn Đức và nhà báo này cũng đã rời báo Pháp Luật TP.HCM. Rất may, trên Facebook Nguyễn Đức và của cả ông Lưu Bình Nhưỡng vẫn còn thông tin đáng giá khác là: “Ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp bố mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng tại trụ sở tiếp dân của Quốc hội vào sáng 27/9/2023” (10)

 

Kèm thông tin này là hình ảnh đặc biệt ông Lưu Bình Nhưỡng và các nhân viên Quốc Hội ngồi tiếp cha mẹ tử tù Nguyễn Văn Chương thật trọng thị. Hình ảnh hiếm có trong chế độ dân chủ đỉnh cao của Việt Nam. Không biết status này còn tồn tại bao lâu chúng tôi đã load ảnh này và mạn phép ông đăng kèm.

 

Vì sao ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt? Chỉ có Tô Lâm, Nguyễn Hòa Bình và Nguyễn Phú Trọng có thể trả lời chính xác nếu họ chịu nói thật.

 

Vấn đề là từ nay dân oan, tử tù oan sẽ không còn nơi gõ cửa. Số phận Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng sẽ mỏng manh hơn. Những dự án tàn hại môi sinh, cảnh quan sẽ tha hồ phát triển.

 

_____________

Tham khảo:

 

1-https://plo.vn/ra-mat-chuong-trinh-hanh-trinh-net-zero-post761499.html?fbclid=IwAR1hvf1Nc1lo5WdcFuQBvixGFVMHJI3_slPj5mpd1vNz5rS3U0Aw-J5avy0

 

2-https://tuoitre.vn/giang-ho-cuong-quat-tai-thai-binh-tiep-tuc-bi-khoi-to-2023051715481032.htm

 

3-https://danviet.vn/ong-luu-binh-nhuong-bi-bat-toi-danh-cuong-doat-tai-san-co-gi-dac-biet-20231115103854756.htm

 

4-https://baochinhphu.vn/dbqh-tranh-luan-thang-than-ve-con-so-vi-pham-khung-khiep-102247146.htm

 

5-https://tuoitre.vn/dbqh-gui-kien-nghi-toi-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-va-chu-tich-quoc-hoi-vu-ho-duy-hai-20200514103854854.htm

 

6-https://danviet.vn/nhung-phat-bieu-cua-ong-luu-binh-nhuong-truoc-khi-bi-bat-20231115114837776.htm

 

7-https://tuoitre.vn/khoi-to-bat-tam-giam-ong-luu-binh-nhuong-20231115100911486.htm

 

8-https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/34519/do-tuoi-ung-cu-dai-bieu-quoc-hoi-hdnd-cac-cap-nhiem-ky-2021-2026

 

9-https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-66460494

 

10-https://www.facebook.com/nguyenducplo99/posts/pfbid0mM3V7Pas8Mq3UtKPUKYsG9PAkDEG3GM5pduJkiRiSLeW6YfTyFA61vx6MhtVAm5cl

 

-------------

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

 

 

Đính kèm

Dung lượng

 Sáng 14-11 ông Lưu Bình Nhưỡng đăng đàn trên sóng truyền hình

217.49 KB

 Ông Lưu Bình Nhưỡng tiếp gia đình tử tù oan Nguyễn V8n Chưởng tại trụ sở tiếp dân Ủy Bn Dân Nguyện

67.95 KB

·        Gió Bấc's blog

 

·        Bình luận

 

====================================================

.

.

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt giam vì cáo buộc "cưỡng đoạt tài sản"

RFA
2023.11.15

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-congressman-was-detained-on-charges-of-property-embezzlement-11152023002340.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-congressman-was-detained-on-charges-of-property-embezzlement-11152023002340.html/@@images/1bdc1fe8-b3ca-4b3c-9c1b-c82ce3b77af2.png

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh công bố các Quyết định và Lệnh đối với Lưu Bình Nhưỡng  .    Công an tỉnh Thái Bìn

 

Công an tỉnh Thái Bình bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban dân nguyện của Quốc hội, cựu Đại biểu Quốc hội, người nổi danh với những phát biểu không ngại đụng chạm ở nghị trường.

 

Theo Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Thái Bình, cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh hôm 14/11/2023 ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (sinh năm 1963) trú tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội để điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự.

 

Các Quyết định, Lệnh nêu trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình phê chuẩn.

 

Cũng theo trang web chính thức của công an tỉnh Thái Bình, đây là kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường, sinh năm 1986 (thường gọi là Cường “quắt”, là đối tượng hình sự, có 03 tiền án), trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình về tội Cưỡng đoạt tài sản.

 

Trong một bài báo hồi tháng 5, báo Người Lao Động dẫn thông tin từ Công an tỉnh Thái Bình cho biết, khi biết một số doanh nghiệp được UBND tỉnh cấp phép khai thác cát tại mỏ cát ven biển xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy; Phạm Minh Cường và đồng bọn đã tự ý xác lập quyền sử dụng trái phép các bãi triều để sử dụng làm “phương tiện” gây sức ép, buộc các doanh nghiệp phải miễn cưỡng trả tiền theo khối lượng cát khai thác được hoặc bán lại một phần cho Cường với giá rẻ hơn giá thị trường, thu lợi hàng tỷ đồng.

 

Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình trong lúc khám xét đã thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu bị cho là có dấu hiệu vi phạm pháp luật phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án.

 

Luật sư Lê Văn Hòa, cựu chuyên viên cao cấp hàm vụ trưởng của Ban Nội chính Trung ương trưa 15/11 bày tỏ ngạc nhiên khi thấy báo chí trong nước đồng loạt loan tin ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt. Ông nói qua điện thoại với phóng viên RFA:

 

"Thứ nhất là tôi bất ngờ vì một người mà lâu nay vẫn được tiếng trong dư luận xã hội người ta ca ngợi là một trong những Đại biểu Quốc hội rất hiếm hoi có những tiếng nói bảo vệ lẽ phải rất mạnh mẽ trong Quốc hội mấy nhiệm kỳ gần đây. 

 

Tôi bất ngờ ở điểm đó nhưng nếu như giả dụ cơ quan điều tra người ta có đủ tài liệu để kết luận hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản mà ông Lưu Bình Nhưỡng là có thật thì tôi thật sự thấy mừng." 

 

Theo ông Hòa, nếu sự việc là có thật thì có nghĩa công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực do ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng và lãnh đạo đạt được rất nhiều kết quả tốt và hoàn toàn không có vùng cấm. 

 

Ông Lưu Bình Nhưỡng từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kỳ 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, đương nhiệm Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Việt Nam.

 

Ông Lưu Bình Nhưỡng không được giới thiệu tái cử đại biểu Quốc hội khoá 15 do quá tuổi theo quy định.

 

Trong kỳ họp Quốc hội tháng 11/2018, ông Nhưỡng dẫn ra số liệu và cho rằng các cơ quan điều tra của Bộ Công an có những vi phạm chiếm tỷ lệ rất lớn, đồng thời kết luận rằng ngành Công an đã "sai phạm khủng khiếp" trong thực hiện tố tụng.

 

Những vấn đề nóng thời gian gần đây ông cũng có lên tiếng như dự án hồ chứa nước Ka Pét ở Bình Thuận, hay vụ tử tù Lê Văn Mạnh bị xử tử hình dù kêu oan nhiều lần.

 

Trang Facebook cá nhân của ông Lưu Bình Nhưỡng đăng tải nhiều link bài viết của các tờ báo trong nước và đưa ra ý kiến của mình.

 

Video cuối cùng ông đăng chưa đến một ngày trước khi tham dự lễ ra mắt chương trình Net Zero của VTV9, Đài truyền hình Việt Nam.

* Cập nhạt lúc 7 giờ ngày 15/11: 

Thêm phát biểu của luật sư Lê Văn Hòa liên quan đến tin tức ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt. 

 

-------------------

Tin, bài liên quan

TIN VIỆT NAM

 

·        ĐBQH đề nghị giám sát việc thực hiện lời hứa của các tư lệnh ngành

·        Dân oan kỳ vọng gì khi chặn đường đại biểu Quốc hội đi họp để kêu cứu?

·        Uỷ ban Kiểm tra Trung Ương đề nghị kỷ luật Bí thư tỉnh Bình Dương cùng các nguyên lãnh đạo khác

·        Tứ trụ trúng cử đại biểu Quốc hội, ứng viên tự do Lương Thế Huy thất cử

·        Một người không được xác nhận tư cách, chỉ còn 499 người trúng cử ĐBQH khoá XV

 

 

====================================================

.

.

Nguyễn Văn Hùng, Lưu Bình Nhưỡng và sân khấu Quốc hội

VietTuSaiGon  

Thứ Tư, 11/15/2023 - 10:30 — VietTuSaiGon

https://www.rfavietnam.com/node/7831

 

Vừa qua các trang mạng Việt Nam rầm rộ bàn tán về hai hình ảnh, một hình ảnh cảnh quan thiên nhiên Vịnh Hạ Long bị phá nát do qui hoạch xây dựng và hình ảnh thứ hai là chân dung ông Bộ trưởng Văn hóa- Thể thao- Du lịch Nguyễn Văn Hùng, người đề xuất ý kiến nên “phạt nặng những người đã bôi xấu phim điện anh Đất Rừng Phương Nam” trong phiên họp quốc hội. Cả hai hình ảnh này lại có chung một vấn đề và dẫn đến vấn đề khác, đó là “chấn hưng văn hóa”, một ý tưởng tốn mấy chục ngàn tỉ đồng do Nguyễn Văn Hùng đề xuất trước đây.

 

Theo Wikipedia: “Vịnh Hạ Long là di sản thế giới, Năm 1962, Bộ Văn Hóa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ. Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo vào năm 2000. Cùng với vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.

 

Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà tạo thành một trong 21 khu du lịch quốc gia đầu tiên ở Việt Nam. Năm 2015, Cục Di sản Văn hóa đã công bố về số lượng khách tham quan vịnh Hạ Long là trên 2,5 triệu lượt khách...”.

 

Trích như vậy để thấy mức độ quan trọng cũng như mối quan hệ giữa Vịnh Hạ Long với Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch Việt Nam như thế nào. Bởi hiện tại, du lịch Việt Nam do bộ này quản lý, các danh lam, thắng cảnh, di sản cũng do bộ này quản lý. Và đặc biệt, các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên mang tầm vóc thế giới như Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long là những vùng cực kì nhạy cảm trong quản lý, bởi ngoài yếu tố trực tiếp quản lý, trực tiếp thu lợi từ du lịch, đây còn là con gà đẻ trứng vàng trong vấn đề tài trợ bảo tồn từ nước ngoài, hơn nữa, là bộ mặt văn hóa đất nước, chế độ.

 

Thế nên mới có chuyện đoàn xe ông Nguyễn Xuân Phúc thời còn làm Thủ tướng lái vào Phố cổ Hội An thì liền sau đó nhận gạch đá tơi tả từ cộng đồng và những người quản lý phố cổ cũng chịu trách nhiệm, bị khiển trách...

 

Sự việc kéo dài có vài chục phút nhưng hệ lụy, tai tiếng của nó cả tháng trời. Thế mà sự vụ cả một góc lớn của di sản thiên nhiên thế giới bị đắp, bị người ta làm cho biến dạng bằng hàng triệu mét khối đất đá mà cái bộ văn hóa thông tin truyền thôn và du lịch kia không hề hay biết (hoặc giả biết mà xem như chả có gì), nên chẳng có bất kì động thái phản đối nào, mãi cho đến khi cộng đồng mạng lên tiếng thì người ta mới vỡ lẽ là nó đã được phê duyệt bằng một dự án nhà nước.

 

Ơ hay, khi phê duyệt dự án cấp tỉnh, dự án sinh thái, có liên quan đến di sản văn hóa, chắc chắn phải có thông qua của các bộ như Bộ Khoa học Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa Thông tin, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng... Ít nhất phải có bốn bộ trên thông qua dự án, phê duyệt, phê chuẩn dự án thì nó mới tiến hành được. Như vậy, không thể nói Bộ Văn hóa Thông tin, Thể thao và Du lịch không biết gì được, nếu nói không biết là nói láo trắng trợn!

 

Thế nhưng khi sự vụ đổ bể, lùm xùm, chí ít trong phiên họp Quốc hội, ông Hùng, với vai trò Bộ trưởng có liên quan, mà phải nói liên quan trực tiếp phải nêu ra được các vướng mắc hoặc phải giải thích làm sao cho ít ra là thuận nhĩ các đại biểu quốc hội, gồm cả các nghị gật.

 

Nhưng không, ông Hùng chả thèm đá động gì đến chuyện vịnh Hạ Long bị tùng xẻo, ông chỉ nhắc đến vụ phim Đất Rừng Phương Nam, một bộ phim mang nhiều tai tiếng về nội dung, phục trang truyền thống vùng miền và cả diễn xuất. Ông Hùng đưa ra lời đề nghị quốc hội phê chuẩn về việc chế tài những ai gièm pha, ném đá phim này.

 

Cũng giống như Bộ trưởng Hùng, các đại biểu quốc hội chẳng mấy ai đá động đến vấn đề nhức nhối Hạ Long, chẳng mấy ai bàn về tình hình kinh tế, giá điện, giá xăng hay những gì liên quan đến đời sống thiết thực của người dân, các ông quay ra bàn về chuyện đấu giá sim số đẹp, đấu giá biển số xe. Những chuyện tưởng như chỉ bàn ở quán cà phê, vỉa hè thì lại được mang vào bàn thảo ở quốc hội hết sức sôi nổi và nghiêm túc. Chống buồn ngủ chăng?!

 

Và, nói tới quốc hội, chắc không mấy ai không biết đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, một đại biểu được cộng đồng mạng tung hô bởi ông ta có lối nói phản biện, thẳng thắng và không sợ đụng chạm ai. Có thể nói trong số đông các nghị gật tại quốc hội, có vài người, rất ít ỏi, dám nói mạnh miệng và nói vào tiếng nói lòng dân, thao thức cùng với nhân dân. Trong số ít hiếm hoi đó, có ông Lưu Bình Nhưỡng.

 

Thế rồi, đùng cái, Lưu Bình Nhưỡng bị bắt vì nghi có dây mơ rễ má với đường dây giang hồ, xã hội đen của Cường “quắt”, đường dây này chuyên trấn lột những người khai thác cát.

 

Câu chuyện ông Nhưỡng bị bắt khiến cộng đồng mạng chia ra hai luồng dư luận rõ rệt: Ông Nhưỡng bị hại, bởi ông dám nói lên tiếng nói của nhân dân, và ông Nhưỡng có đụng chạm tới lợi ích nhóm; Ông Nhưỡng cũng chỉ là đạo đức giả, lên giọng như bao đồng chí khác, và ông Nhưỡng có gì đó của Nguyễn Bá Thanh trước đây.

 

Ở luồng dư luận thứ nhất, người ta cho rằng ông Nhưỡng bị hại, có vẻ như không có cơ sở để chứng minh điều đó đúng nhưng cũng chẳng có cơ sở nào chứng minh điều đó sai. Bởi hiện tại, mọi thứ vẫn chưa phơi bày rõ ràng trước ánh sáng, mà đã có ánh sáng rồi thì cũng chưa biết đó là ánh sáng mặt trời hay là ánh sáng đèn dầu tù mù tranh tối tranh sáng. Và hơn nữa, quá trình phản biện của ông Nhưỡng không ít lần đụng chạm đến các nhóm lợi ích, đặc biệt là các nhóm lợi ích trong việc khai thác tài nguyên môi trường. Ông Nhưỡng bị hại cũng dễ hiểu thôi.

 

Luồng thứ hai, cho rằng ông Nhưỡng có thể nhúng chàm, một kiểu Nguyễn Bá Thanh xứ Bắc, cũng không sai. Bởi nói cho cùng thì cán bộ Cộng sản, có ông nào thực sự tử tế đâu, mà nếu thực sự tử tế thì chả ai dại gì chui vào đảng, bởi ở đó chỉ toàn những nguyên tắc nặng nề, hà khắc và thiếu thực tế, nếu không có thứ gì đó tươi tươi để chấm mút thì chắc điên mới xông vào. Người ta vào đảng với mục đích duy nhất là vinh thân phì gia, và cũng như bao người khác, ông Nhưỡng cũng giàu có, cũng đầy đủ như các quan “thanh liêm” khác, ông chẳng có gì khác họ.

 

Cũng như Nguyễn Bá Thanh, từng được ca tụng, tung hê cho lắm vào, đến khi chết xuống, người ta mới hiểu rằng, à, cũng chả có anh Cộng sản nào tốt đâu, cái khác nhau là một thằng xấu ra mặt, một thằng xấu chừng chừng, xấu nhưng cũng chừa một tí cho người khác thở. Rồi người ta khui lại vụ giáo xứ Cồn Dầu, khui lại hàng ngàn lô đất, khui lại biết bao nhiêu chuyện tày đình, người ta lại so sánh lăng mộ của Nguyễn Bá Thanh với các ông vua... Nói cho cùng, chả có thằng nào tốt.

 

Nói như vậy để thấy rằng Quốc hội Việt Nam chỉ như cái sân khấu lớn, các diễn viên luân phiên diễn kịch cho nhau xem, đứa nào xem chán thì ngả lưng, há mồm mà ngủ, mà ngáy, đứa nào có sức thì đăng ký lên diễn tiếp, diễn bao giờ mệt thì lại giao vai cho đứa khác, nhưng mà diễn phải sinh lãi, phải lấy được nước mắt hay lòng tin của dân chúng đang xem ti vi, và phải lấy được tiền bán vé, tiền ủng hộ, tiền tài trợ, chứ không phải cứ diễn cho nhau xem rồi vỗ tay.

 

Có lẽ từ nay, dù gì đi nữa thì sân khấu quốc hội cũng mất đi một diện viên chính, cái  vai anh hùng của ông Nhưỡng tạm thiếu vắng, một số diễn viên phản diện sẽ nhảy vào thay thế tạm thời, và cứ như thế, sân khấu lại tiếp tục những vở diễn mới.

 

 

VietTuSaiGon's blog

 

.

====================================================

.

.

.Ông Nhưỡng bị bắt do khinh thường công an hay coi thường pháp luật?

Trân Văn

15/11/2023

https://www.voatiengviet.com/a/ong-nhuong-bi-bat-do-khinh-thuong-cong-an-hay-coi-thuong-phap-luat-/7355813.html

 

Ông Lưu Bình Nhưỡng, 60 tuổi, không phải là nhân vật xa lạ với dân chúng Việt Nam.

 

https://gdb.voanews.com/01000000-c0a8-0242-abbc-08dbe5e0b671_w650_r1_s.jpg

Công an tỉnh Thái Bình bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng, một quan chức thuộc quốc hội Việt Nam, hôm 15/11/2023.

 

Tin ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt vì là đồng phạm trong vụ án “cưỡng đoạt tài sản” xảy ra ở Thái Bình đang làm dư luận rúng động. Theo tờ Công an nhân dân (CAND) thì việc bắt ông Nhưỡng là “kết quả điều tra mở rộng” vụ án có liên quan đến Phạm Minh Cường, 37 tuổi, có biệt danh là “Cường Quắt” – một người từng có ba tiền án.

 

Dựa trên “tài liệu điều tra”, tờ CAND tóm tắt: Sau khi biết một số doanh nghiệp được UBND tỉnh Thái Bình cấp giấy phép khai thác cát tại mỏ cát ở xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, “Cường Quắt” và đồng bọn đã tự ý xác lập quyền sử dụng trái phép các bãi triều để gây sức ép, buộc các doanh nghiệp phải trả tiền cho nhóm của “Cường Quắt” theo khối lượng cát khai thác được hoặc bán lại một phần cho “Cường Quắt” với giá rẻ hơn giá thị trường. Từ năm 2020 đến năm 2022, “Cường Quắt” và đồng bọn đã chiếm đoạt của các doanh nghiệp hàng tỉ đồng. Vụ án này được xác định là “đặc biệt nghiêm trọng” vì chiếm đoạt số tiền lớn, gây bức xúc trong nhân dân, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư của tỉnh. Năm ngoái, trước khi bị khởi tố vì “cưỡng đoạt tài sản” như vừa kể, “Cường Quắt” đã bị tạm giam vì “cố ý gây thương tích” và “gây rối trật tự công cộng”.

 

Cứ như tường thuật của tờ CAND thì: Công an tỉnh Thái Bình đã tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, đặc biệt tập trung làm rõ việc tiếp tay, giúp sức cho các bị can thực hiện hành vi phạm tội để xử lý triệt để theo quy định của pháp luật (1) song có một điểm bất thường là dù thông tin khá cặn kẽ về “Cường Quắt” và các vụ án liên quan đến hoạt động phạm tội của nhân vật này nhưng tờ CAND không hề cho biết “kết quả điều tra mở rộng” đã xác định ông Nhưỡng từng làm những gì để trở thành “đồng phạm”?

 

                                                         ***

Ông Lưu Bình Nhưỡng, 60 tuổi, không phải là nhân vật xa lạ với dân chúng Việt Nam. Ngoài chuyện chỉ xác định ông Nhưỡng là “đồng phạm” trong vụ án “cưỡng đoạt tài sản”, tờ CAND đã tóm tắt lai lịch của ông Nhưỡng: Một Tiến sĩ Luật, từng là Phó Chủ nhiệm Khoa Pháp luật kinh tế Đại học Luật Hà Nội, có 22 năm là Giảng viên của Đại học Luật Hà Nội. Sau đó chuyển qua làm Chánh văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự của Bộ Tư pháp, cố vấn cho Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương.

 

Ông Nhưỡng là Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa 14 (2016 – 2021). Năm 2018, ông Nhưỡng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm làm Phó Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ông Nhưỡng “nổi tiếng vì thường đưa ra những chất vấn thẳng thắn, không ngại va chạm với lãnh đạo các bộ, các ngành, các địa phương về những vấn đề nóng của đất nước, được cử tri ủng hộ (2) nhưng không được giới thiệu tái cử ĐBQH khóa này (2021 – 2026) vì... quá tuổi.

 

Liệu một người với các đặc điểm như ông Nhưỡng có thể “tiếp tay, giúp sức” cho một nhân vật kiểu như “Cường Quắt”? Còn một điểm nữa cần ngẫm nghĩ là ông Nhưỡng bị bắt vì “coi thường pháp luật” hay “khinh thường công an”. Sở dĩ phải thắc mắc như thế vì ông Nhưỡng là một trong số rất ít người công khai chỉ trích công an. Có một điểm cần lưu ý là gần như không bao giờ các cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam chỉ trích trực diện một ĐBQH bởi về lý thuyết ĐBQH là người “đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân”. Tuy nhiên hồi tháng 11/2018, tờ CAND đã phá lệ, công kích ông Nhưỡng với lời lẽ vốn chỉ dành cho “các phần tử thù địch, phản động”. Xin mời tham khảo bài “Tiếng nói đại biểu - sự cẩn trọng cần thiết” để tự nhận định:

 

Bên cạnh đại đa số các đại biểu tâm huyết, trách nhiệm và đưa ra nội dung chất vấn mang tính thuyết phục với tinh thần, thái độ xây dựng thì vẫn có những đại biểu đưa ra những nội dung không đúng sự thật, đôi khi mang tính kích động...

 

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội luôn thu hút được sự quan tâm của đông đảo đồng bào, cử tri cả nước. Có thể thấy, qua các kỳ họp, chất lượng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn ngày càng được nâng cao; bám sát các các vấn đề thực tiễn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…; phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của cử tri; cung cấp nhiều thông tin bổ ích, giải trình và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, đồng thời đưa ra các biện pháp, giải pháp giải quyết, khắc phục…, từ đó góp phần tích cực trong phát triển đất nước, được cử tri và dư luận đồng tình, tin tưởng.

 

Tuy vậy, bên cạnh đại đa số các đại biểu tâm huyết, trách nhiệm và đưa ra nội dung chất vấn mang tính thuyết phục với tinh thần, thái độ xây dựng thì vẫn có những đại biểu đưa ra những nội dung không đúng sự thật, đôi khi mang tính kích động.

 

Điển hình là đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre. Trong nhiều phát biểu, đại biểu này thường đi “quá đà”, gây “sốc” không chỉ ở nội dung chất vấn mà cả thái độ chất vấn, thậm chí nhiều phát ngôn mang tính chỉ trích thiếu căn cứ.

 

Tại kỳ họp Quốc hội trước, khi đề cập đến việc giải quyết vấn đề phức tạp ở Đồng Tâm, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã phát biểu: “Một đại đội Công an tấn công vào dân Đồng Tâm”, làm nhiều đại biểu và cử tri ngỡ ngàng, không hiểu đại biểu này nhận thức và đứng trên quan điểm nào mà tuyên bố như vậy!?.

 

Ngay sau đó, một đại biểu Quốc hội đã yêu cầu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phải rút lại câu nói đó, vì phát biểu của đại biểu Nhưỡng là không chính xác, phản ánh sai lệch bản chất sự việc; ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của lực lượng CAND và các cơ quan bảo vệ pháp luật.

 

Khi nói về xử lý đối với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã đề xuất hình thức xử lý loại tội phạm này bằng hình thức “thiến”. Một tiến sĩ luật, một đại biểu đang hoạt động ở cơ quan lập pháp lại phát biểu trái với qui định của Hiến pháp.

 

Quyền con người là thiêng liêng, đã được qui định trong Hiến pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tội phạm phải được xử lý theo các qui định của pháp luật hiện hành, không ai có quyền đứng trên Hiến pháp và pháp luật để xử lý tội phạm theo kiểu mọi rợ.

 

Dù là “thiến hóa học”- theo cách nói của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng không thể chấp nhận được vì bản chất của nó là vi phạm quyền con người, đi ngược lại với các giá trị văn minh pháp lý mà nhà nước ta đang xây dựng... Điều này cho phép người ta nghi ngờ về trình độ khoa học pháp lý của đại biểu này.

 

Trong một diễn đàn của Quốc hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã cho rằng tội phạm tham nhũng “đang nhảy múa trên lưỡi gươm pháp luật”. Chúng ta đều biết, tham nhũng là căn bệnh của quyền lực; là loại tội phạm nguy hiểm, làm mọt ruỗng bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; làm giảm sút lòng tin của nhân dân với chế độ. Đây là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị lớn, kiên quyết, kiên trì, đồng bộ và có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

 

Những kết quả đấu tranh với loại tội phạm này trong thời gian qua là không thể phủ nhận, bước đầu đã lấy lại niềm tin của nhân dân. Hệ thống tư pháp nước ta mỗi năm phát hiện, xử lý hàng chục ngàn vụ án, trong đó có nhiều án kinh tế, tham nhũng. Điều này cho thấy các cơ quan bảo vệ pháp luật không phải bất lực, vô tác dụng để cho tội phạm “nhảy múa”...

Ngôn ngữ, văn phong của đại biểu trình bày trên diễn đàn Quốc hội – cơ quan lập pháp, cần phải có sự chuẩn mực và nghiêm cẩn, không phải chỗ để “chơi chữ”. Sự qui chụp này, e rằng đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã đi quá đà.

 

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn mới đây, dư luận “dậy sóng” về chất vấn của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng khi nói các cơ quan điều tra của lực lượng Công an đã sai phạm “khủng khiếp”. Chúng tôi không bàn về những con số đó đúng hay sai, tiếp cận theo cách thức nào, bởi sự thật đã quá rõ ràng – nhất là ý kiến của Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội – cơ quan có thẩm quyền cao nhất thẩm định các báo cáo của Chính phủ và các cơ quan tư pháp, đã gián tiếp bác bỏ những thông tin và nội dung của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.

 

Vấn đề ở đây là, với những con số và cách lập luận của đại biểu này thì ngành Công an đã vi phạm pháp luật “rất nghiêm trọng” (lời đại biểu Lưu Bình Nhưỡng). Đây là lời chỉ trích nặng nề, trực diện với lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ, chiến sỹ lực lượng CAND. Hàng chục ngàn vụ án kinh tế, tham nhũng, hình sự, ma túy, môi trường… được điều tra, khám phá, xử lý trong năm qua là kết quả của sự mưu trí, lòng dũng cảm, vượt qua bao gian nan, khó khăn, thử thách, hi sinh công sức và cả máu xương của biết bao cán bộ, chiến sĩ vì sự bình yên của đất nước và hạnh phúc nhân dân không ai có thể phủ nhận. Điều này chẳng lẽ một đại biểu Quốc hội không hiểu?

 

Với phát biểu công khai của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng trên diễn đàn Quốc hội được phát trực tiếp trên phương tiện truyền thông đại chúng đã làm dư luận có sự hiểu sai lệch; khơi mào cho nhiều người thiếu thông tin đầy đủ, những người bất mãn, cơ hội chính trị, những phần tử thù địch trong và ngoài nước lợi dụng bình luận, xuyên tạc, bóp méo sự việc để đả phá lực lượng Công an, chống phá nhà nước và xã hội.

 

Và, thật đáng buồn, thay vì bình tĩnh nhìn nhận sự việc để điều chỉnh hành vi, mới đây đại biểu Lưu Bình Nhưỡng lại viết lá thư ngỏ rất dài đăng đàn trên mạng xã hội để tiếp tục tô vẽ bản thân, để bảo vệ cho những phát biểu thiếu thận trọng của mình, dạy dỗ thiên hạ và đem “nhân dân” ra để “mị”.

 

Tại đây, đại biểu này tiếp tục đưa câu chuyện một số sĩ quan cao cấp trong ngành Công an vi phạm pháp luật, phạm tội bị xử lý ra như một cái cớ lý giải về sự mất lòng tin của nhân dân với lực lượng CAND. Với những ai có tư duy lành mạnh và với cương vị cũng như danh xưng của mình, lẽ ra đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cần hiểu đơn giản rằng: cái xấu, cái ác có thể xuất hiện ở bất cứ ở đâu và bất cứ nơi nào.

 

Trong bất kỳ một tổ chức, lực lượng nào, trong đó có lực lượng Công an cũng khó tránh khỏi có những người vi phạm pháp luật, hư hỏng, vi phạm kỷ luật cần phải đấu tranh, xử lý nghiêm minh, nhưng không phải vì thế mà phê phán một chiều như một sự chi phối, sự sai khiến của cảm xúc, đố kỵ. Việc có nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp từ Trung ương, đại biểu Quốc hội, trong các cơ quan bảo vệ pháp luật đã bị bắt giữ, truy tố, đưa ra xét xử trước pháp luật đã thể hiện việc đấu tranh chống tham nhũng và tội phạm là nghiêm minh, “không có vùng cấm”.

 

Đó cũng là thể hiện rõ ràng nhất tinh thần tấn công tội phạm đến cùng; kiên quyết làm trong sạch bộ máy; là sự dũng cảm và trong sáng. Chính điều đó mới càng làm nhân dân tin tưởng, không phải như lời đại biểu Lưu Bình Nhưỡng kích động.

 

Điều đúng đắn là không nên sử dụng quyền đại biểu và diễn đàn Quốc hội hoặc mạng xã hội để làm “ngôi sao nghị trường”; đại biểu cần nắm chắc các vấn đề dư luận quan tâm để chất vấn, tham mưu, tư vấn những giải pháp mang lại hiệu quả mà không nên “ăn theo dư luận” để nổi tiếng.

 

Người viết cho rằng, với thái độ cầu thị, khiêm tốn, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nên có lời xin lỗi, hoặc hình thức nhận lỗi với lãnh đạo và cán bộ chiến sĩ lực lượng CAND nói riêng, với đồng bào, cử tri cả nước nói chung; đồng thời mong muốn lãnh đạo Quốc hội và các cơ quan có trách nhiệm của Quốc hội tiếp tục nghiên cứu cải tiến để các phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày càng đạt hiệu quả cao, hạn chế những ý kiến gây bất ổn xã hội, qua đó đáp ứng được yêu cầu và kỳ vọng của đồng bào, cử tri cả nước (3).

 

                                                   ***

Cần nói thêm là dù bị ngành công an chỉ trích kịch liệt, thậm chí dọa dẫm vì có dấu hiệu tiết lộ bí mật, không những không xin lỗi, qua báo giới, ông Nhưỡng còn nhấn mạnh: Cách nhìn nhận vấn đề của tôi và ngành công an là khác nhau nên không thể lấy lý giải của Bộ Công an mà nói rằng tôi đã nghĩ sai, rồi có phát biểu sai về vấn đề này được.

 

Khi được hỏi về phản ứng của viên đại tá vừa là Giám đốc Công an Nghệ An, vừa là ĐBQH tại điễn đàn quốc hội đối với nhận định của ông, ông Nhưỡng nói thêm: Hôm đó tôi là người đưa ra chất vấn với các bộ trưởng, trưởng ngành nhưng không nhận được thông tin phản hồi. Đây là điều rất đáng tiếc. Việc chất vấn là quyền của đại biểu, các chủ thể phải có trách nhiệm trả lời, thậm chí là yêu cầu chúng tôi cung cấp thông tin để làm cho rõ. Đây không phải là tranh luận của đại biểu này với đại biểu khác, đây không phải là một phiên thảo luận. Đặc biệt là đại biểu này không được chất vấn đại biểu khác, nếu chất vấn thì chúng ta chưa hiểu về vấn đề chất vấn, các quy trình chất vấn. Tranh luận thì các đại biểu có quyền tranh luận với nhau. Còn việc chất vấn mà đại biểu lại đi trả lời thay thủ trưởng của mình, chiếm quyền của trưởng ngành thì sao? Đặc biệt, tôi đã cảnh báo, nếu là tài liệu mật thì không được phép công bố và khi nêu nội dung đó thì tôi cũng không công bố (4).

 

------------------

Chú thích

 

(1) https://cand.com.vn/Ban-tin-113/doi-tuong-lien-quan-trong-vu-ong-luu-binh-nhuong-tung-pham-toi-nhu-the-nao--i713847/

 

(2) https://vietnamfinance.vn/cuu-dbqh-luu-binh-nhuong-trai-long-ve-5-nam-tham-gia-chinh-truong-20180504224256067.htm

 

(3) https://cand.com.vn/Van-de-hom-nay-thoi-su/Tieng-noi-dai-bieu-su-can-trong-can-thiet-i498110/

 

(4) https://tuoitre.vn/dai-bieu-luu-binh-nhuong-so-lieu-ve-cong-an-khong-phai-toi-bia-ra-2018110610572095.htm

 

======================================================

.

.

Vì sao bị can Lưu Bình Nhưỡng bị khởi tố, bắt tạm giam?

vietnamplus.vn

15/11/2023

https://www.voatiengviet.com/a/quan-chuc-quoc-hoi-truc-ngon-luu-binh-nhuong-bi-bat-voi-cao-buoc-cuong-doat-tai-san/7355783.html

 

Công an tỉnh Thái Bình vừa bắt ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, để điều tra về tội cưỡng đoạt tài sản, nhiều báo trong nước đưa tin. Nhiều người tỏ ra sốc về tin này vì lâu nay họ vẫn coi ông Nhưỡng là người trực ngôn phản biện các chính sách cũng như đứng về phía người dân trong nhiều vấn đề.

 

https://gdb.voanews.com/01000000-c0a8-0242-abbc-08dbe5e0b671_cx3_cy0_cw94_w650_r1_s.jpg

Công an tỉnh Thái Bình bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng, một quan chức thuộc quốc hội Việt Nam, hôm 15/11/2023.

 

Tuổi Trẻ, Công An Nhân Dân và nhiều báo, đài Việt Nam cho hay công an bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng, 60 tuổi, và khám nhà ông ở Hà Nội hôm 15/11 để điều tra về sự dính líu của ông tới vụ án cưỡng đoạt tài sản mà trong đó nghi phạm chính có tên là Phạm Minh Cường, 37 tuổi, cư trú ở tỉnh Thái Bình.

 

Các báo dẫn lại tài liệu của công an tường thuật rằng ông Cường đã dùng một số thủ đoạn phi pháp để ép buộc những doanh nghiệp khai thác cát ven biển xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, phải chấp nhận sự bảo kê của ông này.

 

Tuy đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình cấp phép, song những doanh nghiệp này vẫn “phải trả tiền cho nhóm của Cường theo khối lượng cát khai thác được hoặc bán lại một phần cho Cường với giá rẻ hơn giá thị trường”, các bản tin cho hay, dựa trên thông tin của công an.

 

Báo Công An Nhân Dân viết rằng bằng các thủ đoạn, ông Cường và những người đồng lõa đã “chiếm đoạt” hàng tỷ đồng của các doanh nghiệp từ năm 2020 đến năm 2022.

 

“Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, bị can đã chiếm đoạt số tiền lớn, gây bức xúc trong nhân dân, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư của tỉnh”, theo Công An Nhân Dân.

 

Báo chí trong nước nói rằng ông Cường đã bị bắt hồi năm 2022. Sau đó, công an Thái Bình “tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, đặc biệt tập trung làm rõ các đối tượng có hành vi tiếp tay, giúp sức cho bị can thực hiện hành vi phạm tội để xử lý triệt để theo quy định của pháp luật”, tờ Công An Nhân Dân viết.

 

Mặc dù vậy, các bản tin trên báo chí trong nước không nói rõ ông Lưu Bình Nhưỡng có vai trò cụ thể gì liên quan đến ông Phạm Minh Cường đến mức ông Nhưỡng bị bắt.

 

Một luật sư không muốn nêu danh tính nói với VOA rằng nếu ông Nhưỡng cố vấn về pháp lý cho ông Cường, việc làm đó không thể bị xem là hành vi “đồng phạm giúp sức” và không đáng bị khởi tố.

 

Một chuyên gia luật khác, cũng muốn giấu tên, nhận định với VOA rằng có lẽ ông Nhưỡng đã tư vấn với ông Cường một số điều bị nhà chức trách xem là “xúi giục người khác phạm tội”.

 

Hai người này, với am hiểu sâu về luật, viện dẫn một điều trong Bộ luật Hình sự 2015 để nói khái quát rằng “cưỡng đoạt tài sản” là việc đe dọa sẽ dùng “vũ lực” hoặc “thủ đoạn uy hiếp tinh thần” người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

 

Họ cho rằng thật khó tin là ông Nhưỡng, bản thân là chuyên gia cao cấp về luật đồng thời đang là quan chức cao cấp thuộc quốc hội, lại có hành động vi phạm điều luật nêu trên.

 

Ông Nhưỡng từng giữ chức Phó Chủ nhiệm Khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội. Ông làm giảng viên tại trường này trong 22 năm, tính đến năm 2010. Sau đó, ông nắm vị trí Chánh Văn phòng Tổng cục Thi hành án Dân sự, Bộ Tư pháp, tham mưu cho Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương.

 

VOA cố gắng liên lạc với công an Thái Bình để tìm hiểu thêm về vụ bắt ông Nhưỡng nhưng không có hồi đáp.

 

Trên mạng xã hội, theo quan sát của VOA, nhiều người bày tỏ họ bị “sốc”, “sững sờ”, “bất ngờ” về tin ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt vì từ lâu họ vẫn tôn trọng, quý mến và xem ông như một tiếng nói hiếm hoi bênh vực cho người dân yếu thế, đặc biệt là việc ông kiến nghị xem xét lại án tử của một số trường hợp có thể bị oan, cũng như nhiều lần ông đã phát biểu thẳng thắn phản biện về các chính sách.

 

Các bản tin trên truyền hình và báo chí Việt Nam vẫn còn lưu lại nhiều ý kiến gai góc của ông Nhưỡng, người từng là đại biểu quốc hội trong các năm 2016-2021, nói về các khiếm khuyết, nhược điểm trong hoạt động hay việc xây dựng, thực thi chính sách của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, và các cơ quan nhà nước khác.

 

Ông Nhưỡng cũng từng có những phân tích dựa trên pháp luật nói về việc trừng trị tội phạm tham nhũng trái ngược với quan điểm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Nói trong một chương trình thảo luận trên kênh VTC Now thuộc Đài Tiếng Nói Việt Nam hồi tháng 8/2022, ông Nhưỡng nhấn mạnh rằng cán bộ nhà nước được trao quyền lực, được hưởng một số ưu đãi cũng như được nhân dân trông cậy vào, nên khi cán bộ tham ô, biển thủ, họ phải bị trừng phạt nặng hơn người khác. Ông cho rằng không thể chấp nhận việc cán bộ nộp tiền khắc phục hậu quả thay cho đi tù.

 

Chỉ ít tháng sau, Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng nói trong một cuộc gặp cử tri hồi tháng 11 cùng năm rằng Trung ương Đảng có chủ trương khuyến khích cán bộ có sai phạm hãy “tự giác xin thôi việc, tự giác nộp lại tiền của đã tham ô, tham nhũng thì sẽ được miễn giảm xử nhẹ hơn” và ông Trọng cho rằng “Đây là cái mới, rất nhân văn”.

 

“Không phải xử nặng mới là tốt, không phải cách hết chức vụ mới là tốt”, Tổng Bí thư Trọng được báo chí trong nước trích lời đăng lại ở thời điểm đó.

 

Không ít người đặt câu hỏi trên mạng xã hội về sự liên quan giữa việc ông Nhưỡng “nói nhiều điều khó nghe” trên báo chí và ở chốn nghị trường với việc ông vừa bị bắt, theo quan sát của VOA. Một vài người nói rằng mất đi tiếng nói của ông đồng nghĩa là người dân yếu thế mất đi một chỗ dựa.

 

 

VIDEO :

Quan chức quốc hội Lưu Bình Nhưỡng bị bắt | VOA Tiếng Việt            

 https://www.youtube.com/watch?v=kLi2jvFueks&t=93s

 

==================================================

.

.

Vì sao bị can Lưu Bình Nhưỡng bị khởi tố, bắt tạm giam?

vietnamplus.vn

15/11/2023 08:58

https://www.vietnamplus.vn/vi-sao-bi-can-luu-binh-nhuong-bi-khoi-to-bat-tam-giam-post908098.vnp

 

Theo Công an tỉnh Thái Bình, bị can Lưu Bình Nhưỡng bị bắt liên quan đến vụ Phạm Minh Cường, thường gọi là "Cường quắt" xác lập quyền sử dụng trái phép các bãi triều.

 

https://imagev3.vietnamplus.vn/w820/Uploaded/2023/fsmsy/2023_11_15/ttxvn-luu-binh-nhuong-7122.jpg.webp

Khu nhà bị can Lưu Bình Nhưỡng tại thôn Hà Lý, xã Hùng Dũng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. (Ảnh: Nguyễn Công Hải/TTXVN)

 

Theo Công an tỉnh Thái Bình, từ kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường (sinh năm 1986, trú xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, thường gọi là "Cường quắt," đối tượng hình sự, có ba tiền án) về tội "cưỡng đoạt tài sản" quy định tại Khoản 4, Điều 170 Bộ luật Hình sự, ngày 14/11, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh đã có quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (sinh năm 1963, quê xã Hùng Dũng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình; trú tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) để điều tra về tội "cưỡng đoạt tài sản" quy định tại Điều 170, Bộ luật Hình sự.

 

Các quyết định và lệnh nêu trên đã được Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh phê chuẩn.

 

Trước đó, vào tháng 5/2023, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Công an tỉnh Thái Bình) đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Minh Cường về tội "Cưỡng đoạt tài sản." Các quyết định đã được Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh phê chuẩn.

 

Theo điều tra ban đầu, khi biết một số doanh nghiệp được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình cấp phép khai thác cát tại mỏ cát ven biển xã Thụy Trường (huyện Thái Thụy), Phạm Minh Cường và đồng bọn đã tự ý xác lập quyền sử dụng trái phép các bãi triều.

 

Từ đó, các đối tượng gây sức ép, buộc các doanh nghiệp phải miễn cưỡng trả tiền theo khối lượng cát khai thác được hoặc bán lại một phần cho Cường với giá rẻ hơn giá thị trường.

Khởi tố bị can, tạm giam đối với ông Lưu Bình Nhưỡng về tội Cưỡng đoạt tài sản

Ngày 14/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng.

 

 

Với thủ đoạn trên, từ năm 2020 đến năm 2022, tổng số tiền Phạm Minh Cường và đồng bọn chiếm đoạt của các doanh nghiệp lên đến hàng tỷ đồng.

 

Cơ quan điều tra nhận định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, số tiền chiếm đoạt lớn, gây bức xúc trong nhân dân, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hình ảnh, môi trường đầu tư của tỉnh.

 

Công an tỉnh đã mở rộng điều tra vụ án, tập trung làm rõ các đối tượng có hành vi tiếp tay, giúp sức cho bị can thực hiện hành vi phạm tội để xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Công an tỉnh Thái Bình cho biết quá trình bắt, khám xét đối với bị can Lưu Bình Nhưỡng, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an tỉnh đã thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật phục vụ công tác điều tra, mở rộng vụ án.

 

Cơ quan Cảnh sát Điều tra đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án và xử lý theo quy định của pháp luật./.

 

(TTXVN/Vietnam+)





No comments: