Di tích triều Nguyễn ở Huế
ngập trong nước lũ
Người
Việt
November 16, 2023
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/di-tich-trieu-nguyen-o-hue-ngap-trong-nuoc-lu/
THỪA THIÊN HUẾ, Việt Nam (NV) – Nước lũ lên
nhanh tràn vào kinh thành Huế, gây ngập nhiều di tích thời triều Nguyễn.
Theo báo VNExpress, từ hôm 13 đến sáng 16
Tháng Mười Một, mưa lớn cộng với nước lũ từ thượng nguồn sông Hương đổ về nhanh
khiến nhiều khu dân cư ở thành phố Huế ngập sâu cả mét.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/11/Vn-lu-kinh-thanh-hue-2-1536x1024.jpg
Nhiều điểm bên trong Đại Nội Huế bị ngập. (Hình: Võ
Thạnh/VNExpress)
Nước lũ tràn vào kinh thành Huế, không chỉ làm
tuyến đường 23 tháng 8 trước lầu Ngũ Phụng, cửa Ngọ Môn bị ngập nặng, mà cả Đại
Nội Huế, Điện Thái Hòa, Nghênh Lương Đình… cũng mênh mông nước.
Cụ thể, tuyến đường Trần Hưng Đạo trước đình
Thương Bạc do vua Tự Đức xây dựng năm 1875 để tiếp đón các sứ thần, là nơi làm
việc hằng ngày của các quan lo việc ngoại giao, đồng thời cũng để tiện việc đối
phó với đại diện của Tòa Khâm Sứ Pháp, hiện biến thành sông, người dân phải đi
lại bằng thuyền.
Tương tự, di tích Nghênh Lương Đình, một trong
hai công trình nổi tiếng của triều Nguyễn cũng bị nước lũ bủa vây.
Trong khi đó, di tích Bình An Đường được xây dựng
vào năm 1823 dưới thời Vua Minh Mạng – nơi khám chữa bệnh cho thái giám, cung nữ
– nằm trên đường Đặng Thái Thân bị ngập 0.5 mét.
Xung quanh hoàng thành Huế, nước lũ vẫn đang bủa
vây. Lũ tràn vào hộ thành hào nằm trước kinh thành Huế khiến tuyến đường Trần
Huy Liệu dọc kinh thành ngập sâu 0.5 mét, vắng bóng người qua lại.
Nhiều tuyến đường trong kinh thành Huế như Lê
Thánh Tôn, Mai Thúc Loan, Đoàn Thị Điểm vẫn đang còn ngập. Người dân tranh thủ
thả lưới trên hồ bao quanh hoàng thành Huế để bắt cá tôm…
Hiện nhiều điểm bên trong Đại Nội Huế vẫn đang
bị ngập. Để tránh đàn cá chép, cá koi thoát ra bên ngoài, Trung Tâm Bảo Tồn Di
Tích Huế phải dùng lưới vây lại.
Thậm chí, nằm bên sông Phổ Lợi, đình làng
Dương Nổ – “Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt” – cũng bị ngập khoảng 1 mét.
Tuy đang bị ngập, song nhiều du khách ngoại quốc
vẫn lội bì bõm vượt qua cửa Ngăn để vào thăm viếng kinh thành Huế. Nhiều người
tỏ vẻ thích thú khi trải nghiệm “du lịch trong mưa lũ.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/11/Vn-lu-kinh-thanh-hue-1-1536x809.jpg
Nước lũ tràn vào hộ thành hào nằm trước kinh thành
Huế, ngập sâu 0.5 mét. (Hình: Võ Thạnh/VNExpress)
Theo báo đài trong nước, Thừa Thiên Huế là tâm mưa trong đợt mưa lũ hôm
13 và dự kiến kéo dài đến hết ngày 17 Tháng Mười Một. Trừ huyện A Lưới, tám huyện
thị của tỉnh đều bị ngập.
Nằm ở hạ du ven sông Hương, toàn bộ 36 phường, xã của thành phố Huế đến tối
15 Tháng Mười Một ngập 0.5-1.2 mét, trong đó khoảng 8,500 gia đình bị ngập sâu
0.8-1.2 mét, làm một người chết, một người mất tích do lật ghe. (Tr.N) [qd]
=================================================
..
Mưa
lớn liên tục, Huế, Hội An ngập sâu, 5 người chết
16/11/2023
https://www.voatiengviet.com/a/mua-lon-lien-tuc-hue-hoi-an-ngap-sau-5-nguoi-chet/7357834.html
Hoàng thành ở Huế và khu phố cổ Hội An
chìm trong nước lũ trong bối cảnh mưa lớn liên tục nhiều ngày trên các tỉnh bắc
trung bộ Việt Nam đã khiến 5 người chết và nhiều người phải di tản, truyền
thông trong nước đưa tin.
https://gdb.voanews.com/01000000-c0a8-0242-594e-08dbe6be96ca_w650_r1_s.png
Ngọ Môn ở Hoàng thành Huế bị ngập trong lũ lụt hôm
15/11 năm 2023
Theo đó, mưa lớn kể từ ngày 13/11 đến nay đã khiến các tỉnh, thành từ Quảng
Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng bị ngập lụt. Cổng thông tin điện tử
Chính phủ dẫn số liệu báo cáo từ các địa phương cho biết gần 19.000 căn nhà đã
bị ngập và đã có 5 người chết và mất tích.
Ngoài ra, nhiều diện tích hoa màu của người dân đã bị hư hại trong khi
nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên thôn, liên xã, trong đó có tuyến quốc
lộ huyết mạch 1A đã bị ngập, gây chia cắt giao thông, cũng theo Cổng thông tin
điện tử Chính phủ.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Huế là địa phương bị ngập nặng nhất
trong đợt mưa lũ lần này. Tại Huế, 85% tuyến đường của 36 phường, xã đã bị ngập,
ông Đặng Văn Hòa, chánh văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai của tỉnh Thừa
Thiên-Huế được dẫn lời cho biết.
Ông Hòa nói hai bên sông Hương đều bị tràn bờ với bờ bắc ngập từ 0,8 đến
1,2 mét còn bờ nam ngập từ 0,5 đến 1 mét.
Hình ảnh trên truyền thông trong nước cho thấy khu Đại Nội của Hoàng
thành Huế, trong đó có cả Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, ngập trong nước. Học sinh
trên toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện đã được cho nghỉ học đến hết tuần.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã họp trực tuyến với các lãnh đạo tỉnh Thừa
Thiên-Huế vào chiều ngày 16/11 về tình hình mưa lũ và bàn cách khắc phục, tờ Tuổi
Trẻ cho biết.
Còn tại phố cổ Hội An, vốn cũng là di sản văn hóa thế giới như Hoàng
thành Huế, nước từ sông Hoài tràn bờ đã làm ngập nhiều con đường, di tích trên
phố cổ, hình ảnh trên báo chí trong nước cho thấy. Người dân phải dùng thuyền để
di chuyển.
No comments:
Post a Comment