27 12 2019
Lời tòa soạn: Vừa qua, đề xuất lấy tên Alexandre de
Rhodes đặt cho một con đường ở Đà Nẵng đã gây ra cuộc tranh cãi dữ dội xung
quanh vai trò, đóng góp của chữ Quốc ngữ với sự phát triển văn hóa dân tộc: chữ
Quốc ngữ là thành tựu văn minh hay là “công cụ xâm lăng”? Và cuộc tranh luận
ngày càng đa chiều, mở rộng, ban đầu từ vấn đề chữ Quốc ngữ, giờ đây còn sang cả
chữ Nôm, chữ Hán, cũng như lịch sử ra đời, vai trò của các loại chữ viết này
trong lịch sử Việt Nam. Những tranh cãi gay gắt này dường như không có lời kết.
Để đưa ra căn cứ có hệ thống, đa chiều, góp phần luận giải vấn đề này, ngày
6/12 Tia Sáng đã tổ chức cuộc tọa đàm giữa TS Hán Nôm Trần Trọng Dương và
TS Ngôn ngữ học Phạm Thị Kiều Ly với chủ đề "Từ chữ Nôm tới chữ Quốc ngữ".
Tia Sáng xin giới thiệu bài viết của TS Phạm Thị Kiều Ly về quá trình các nhà
truyền giáo nghiên cứu và hoàn thiện cách ghi âm tiếng Việt bằng con chữ La –
tinh, một nội dung chị đã trình bày tại tọa đàm.
https://tiasang.com.vn/wp-content/uploads/old/Portals/0/lich%20su%20chu%20Quoc%20ngu%20a1.jpg
Bồ Đào
Nha được quyền bảo trợ phía Đông. Trong ảnh: Thuyền của Vasco da Gama rời bến
đi Ấn Độ vào năm 1497. Nguồn ảnh: The Diplomat.
Người Việt Nam sử dụng chữ La-tinh là hiện tượng
đơn lẻ trong số các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa và chính trị Khổng giáo.
Tuy nhiên việc ghi âm tiếng bằng con chữ La-tinh lại không phải là một hiện tượng
đơn lẻ, công cuộc này được thực hiện ở tất cả các nước có dấu chân của các Thừa
sai đến truyền giáo kể từ Phục Hưng (châu Mỹ, Á, Phi). Các Thừa sai đều dùng ngữ
pháp La-tinh như một mô hình để miêu tả các ngôn ngữ của các dân tộc trên thế
giới và ghi âm các ngôn ngữ đó bằng chữ alphabet để dễ bề học tiếng.
Việc ghi âm tiếng Việt bằng chữ alphabet được bắt đầu khi các Thừa sai
Dòng Tên tới Đàng Trong từ năm 1615, rồi tiếp theo là Đàng Ngoài từ 1626. Vì
nhu cầu giao tiếp với người dân bản xứ, các Thừa sai học tiếng Việt và miêu tả
ngôn ngữ này theo mô hình ngữ pháp La-tinh, đồng thời ghi âm tiếng Việt theo
con chữ La-tinh (mà chúng ta gọi ngày nay là chữ Quốc ngữ). Trong kỳ 1 của bài
viết này, tôi tập trung trình bày lịch sử chữ Quốc ngữ từ 1615 đến 1861 (tức là
mới chỉ được sử dụng trong khuôn khổ của Giáo hội), tôi gọi đây là chữ tiền Quốc
ngữ.
Sau hiệp ước Tordesillas (1498) giữa hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
do giáo hoàng dàn xếp, Tây Ban Nha được quyền thám hiểm ở phía Tây (chủ yếu là
châu Mỹ) và Bồ Đào Nha được quyền bảo trợ phía Đông. Bởi vậy, Việt Nam nằm
trong vùng truyền giáo do vua Bồ Đào Nha bảo trợ. Những chiếc thuyền đầu tiên của
người Bồ tới vùng đất Đàng Trong của Việt Nam năm 1523 theo ghi nhận của sử liệu
(Manguin 1972 : 47). Nhưng mãi đến năm 1612, khi Nhật Bản cấm đạo
và các thừa sai Dòng Tên bị trục xuất về Macao trong lúc chờ nhiệm vụ mới, theo
khuyến nghị của nhà buôn Fernandes da Costa, ba thừa sai Dòng Tên1
được cử tới Đàng Trong, họ cập bến Cửa Hàn ngày 18 tháng 01 năm 1615. Thời kỳ đầu,
các thừa sai được giáo dân Nhật Bản2 giúp đỡ và làm thông ngôn với
người Việt.
Lược sử quá trình ghi tiếng Việt bằng ký tự La-tinh
từ 1615 đến 1651
Giai
đoạn đầu từ 1615 đến 1630
Giáo sĩ Francisco de Pina (1585-1625) tới Đàng Trong năm 1617. Tư liệu
từ bản cáo cáo của João Roiz cho chúng ta biết, năm 1619, Pina đã viết xong một
bản từ vựng tiếng Việt. Sau đó Gaspar do Amaral cũng làm một cuốn từ vựng năm
1634, nhưng các bản thảo viết tay này đều đã bị mất. Để phục dựng lại quá trình
các giáo sĩ lựa chọn các con chữ để ghi tiếng Việt, tôi đã dựa vào các văn bản
viết tay bằng chữ Bồ Đào Nha, La-tinh hiện được lưu trữ tại Lisbonne và Rome có
điểm xuyết những âm tiếng Việt được ghi lại bằng con chữ Latinh. Tôi tập trung
giải thích logic của việc lựa chọn con chữ của các Thừa sai cũng như tìm hiểu
những cuộc gặp gỡ, những biến cố lịch sử dẫn tới sự thay đổi cách viết chữ tiền
Quốc ngữ. Con chữ ghi âm tiếng Việt đầu tiên được ghi nhận là trong một báo cáo
năm 1617 (Jap-Sin 114, fol. 144v-145v). Ngoài tên các địa danh như Cochinchina,
Tonquin, Faifo, Pullo Cambim, tôi còn ghi nhận con chữ
Qua nghiên cứu 20 báo cáo thời kỳ này, tôi ghi nhận việc ghi âm đầu tiếng
Việt không có nhiều trở ngại. Các thừa sai rất nhanh chóng tìm ra các con chữ
Latinh phù hợp để ghi âm đầu tiếng Việt. Các báo cáo thời kỳ này có 24 âm đầu
được ghi bằng các con chữ La-tinh (từ điển Việt-Bồ La ghi nhận 26 âm đầu); tôi
cũng nhấn mạnh đó không phải là do các thừa sai không ghi hết mà do thiếu từ vựng
chứa đủ các âm đầu của tiếng Việt.
Tuy nhiên, các giáo sĩ chưa tách các con chữ (tiếng Việt đơn âm tiết
nhưng các giáo sĩ ghi thành đa âm tiết). Ngoài ra, các thừa sai cũng lúng túng
trong việc ghi âm phần vần của tiếng Việt. Nghiên cứu các báo cáo thời kỳ này
ghi nhận có 6 con chữ a, e, i, o, ô, u để ghi âm các nguyên âm. Còn về
việc ghi thanh điệu, có 4 dấu thanh xuất hiện ” `, ´ , ?,
~ “, nhưng cách sử dụng các dấu thanh này còn chưa thống nhất.
---------------------------------------
Chữ Quốc ngữ
thuở giao thời: Giữa những biến cố chính trị
No comments:
Post a Comment