Không
có bầu không khí tự do, sẽ không có một nền Phật Học sáng chói
26/11/2023
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/11/3-9.jpeg
Giây
phút Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ (ở giữa) được trả tự do vào năm 1998 cùng với các
Hoà thượng Thích Phước An, Thích Phước Viên. Ảnh trên mạng
Sau khi đất
nước chia đôi, Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung ở miền Bắc giai đoạn
1954-1975 trầm lắng hẳn vì bị kiểm soát, khống chế, đàn áp. Ông Đỗ Trung Hiếu,
một cán bộ giữ vai trò trọng yếu trong Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam tham gia
vào việc thống nhất Phật giáo Việt Nam, năm 1990 ông ra khỏi đảng do bất đồng
chính kiến, từng viết trong thiên hồi ký “Hồ sơ thống nhất phật giáo”:
“Hầu
hết chùa, nhà thờ ở miền Bắc mà tôi đã đến thăm đều rêu phong tàn tạ. Các nhà
sư (sư ông, sư bà) lẩm cẩm sợ sệt, một báo cáo cụ, hai báo cáo cụ. Các linh mục,
giám mục đóng kín cửa lạc hậu với thời cuộc, Phật tử gần như không còn gì nữa,
chỉ ẩn hiện dưới dạng mê tín, cúng bái linh tinh và rất e dè trước khách lạ.
Tín đồ Thiên Chúa giáo thì khổ cực, hằn sâu trong mắt họ những nét u uất thâm
nghiêm, nhưng rực lửa và sẵn sàng bốc cháy khi có mồi. Đó là mối nguy lớn, chứ
không phải thành công của tôn giáo vận.
Cán-bộ
tôn giáo vận ở trung ương và các tỉnh miền Bắc văn hóa thấp kém, chính trị non
nớt, nghiệp vụ chuyên môn giáo điều cũ kỹ và tổ chức bộ máy tôn giáo vận xộc xệch
quê mùa. Như vậy làm sao đói ứng nổi với bộ máy hiện đại của các tôn giáo ở miền
Nam. Cho nên rốt cuộc chỉ áp-dụng “chuyên-chính vô-sản”. (hết trích)
Trong khi
đó, nhìn lại giai đoạn 1954-1975 ở miền Nam, không thể phủ nhận những thành tựu
rực rỡ của báo chí, văn học nghệ thuật, triết học và Phật học. Riêng trong lĩnh
vực triết học và Phật học, ở miền Nam thời bấy giờ có bao nhiêu tờ báo, tạp
chí, tập san nghiên cứu Phật học. Các tuần san Hải Triều Âm, Thiện Mỹ, Đuốc Tuệ,
Đại Từ Bi, các nguyện san Vạn Hạnh, Giữ Thơm, Quê Mẹ, Liên Hoa, Từ Quang, tập
san nghiên cứu Tư Tường, nhật báo Chánh Đạo, Đất Tổ…
Giai đoạn
này, chính triết lý sâu sắc của giáo pháp nhà Phật đã thu hút hàng loạt học giả,
nhà nghiên cứu, giáo sư, văn nghệ sĩ… đến với báo chí Phật giáo. Nhiều vị Hòa
thượng, Đại đức, cư sĩ, học giả có trình độ học vấn uyên thâm như Hòa thượng
Thích Tâm Châu, hòa thượng Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Trí Siêu, hòa thượng
Thích Tuệ Sỹ, hòa thượng Thích Thiện Minh, Thích Mãn Giác, Thích Minh Châu, thiền
sư Nhất Hạnh, nhà thơ, triết gia, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện, học giả Nguyễn
Đăng Thục, Dương Thiệu Tống, Lê Tôn Nghiêm v.v…
Rồi trường
đại học Vạn Hạnh – đây là viện đại học tư thục Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam –
quy tụ nhiều tinh hoa trí tuệ thuộc hàng uyên bác nhất của miền Nam với một thư
viện sách đồ sộ, trong đó có nhiều bộ sách bách khoa và tự điển của nhiều ngôn
ngữ, sách thuộc các lĩnh vực triết học, lịch sử, văn hóa, văn học…, cập nhật những
dòng/xu hướng tư tưởng mới nhất của thời đại… Tóm lại, vô cùng phong phú, hiện
đại, tự do.
Không có bầu
không khí tự do đó, sẽ không có một nền Phật học sáng chói với những học giả,
những bậc chân tu có trí tuệ, kiến thức, phẩm hạnh hơn người mà thầy Thích Tuệ
Sỹ là một ví dụ nổi bật.
Còn bây giờ
thì Phật giáo Việt Nam vừa bị chính trị hóa, vừa bị thương mại hóa, nên biến tướng,
tha hóa rất nhiều. Thậm chí “kinh doanh chùa” còn là một thứ “nghề” ăn nên làm
ra. Chùa được xây nhiều, có những ngôi chùa to “khủng”, tọa lạc trên những địa
thế đẹp, nổi bật, kiến trúc hoành tráng mà để xây dựng cần quỹ đất rất lớn, kể
cả san rừng bạt núi, người dân đi chùa đông như trẩy hội nhưng Phật pháp suy
tàn, đủ thứ trò mê tín dị đoan, sư nhiều mà bậc chân tu thì vô cũng hiếm…
Chính vì vậy
mà sự ra đi của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ càng để lại một khoảng trống khó bù đắp
và nỗi lo âu cho vận mệnh, tương lai của Phật giáo Việt Nam.
No comments:
Post a Comment