Saturday, November 11, 2023

GIA ĐÌNH TNLT TRỊNH BÁ PHƯƠNG NÊU "TÌNH TRẠNG NGƯỢC ĐÃI TÙ NHÂN" VỚI BÁO CÁO VIÊN ĐẶC BIỆT LHQ (RFA)

 



Gia đình TNLT Trịnh Bá Phương nêu “tình trạng ngược đãi tù nhân” với Báo cáo viên đặc biệt LHQ

RFA

2023.11.09

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/un-special-rapporteur-works-with-trinh-ba-phuong-wife-11092023143004.html

 

Gia đình tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương đã có cuộc nói chuyện trực tuyến với Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp quốc (LHQ) -ông Surya Deva, trước khi ông này có chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chính phủ VN từ 6 đến 15/11.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/un-special-rapporteur-works-with-trinh-ba-phuong-wife-11092023143004.html/@@images/b3ee228b-9ca4-40f1-b008-ec569cd905df.jpeg

Tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương và Báo cáo viên đặc biệt Surya Deva.

( Facebook/Trinh Ba Phuong/Bao dân tộc)

 

 

Cuộc gặp với Báo cáo viên đặc biệt

 

Bà Đỗ Thị Thu, vợ ông Trịnh Bá Phương cho biết, cuộc nói chuyện trực tuyến với ông Surya Deva, diễn ra khoảng 45 phút vào hôm 3/11. Bà Thu kể lại với RFA trong ngày 9/11.

 

“Trong cuộc nói chuyện, gia đình tôi và ông ấy cũng đề cậđến các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Ông ấy nói không thể nào ha giúp ba người trong gia đình tôi được thả tự do nhưng ông ấy hỏi gia đình tôi có nguyện vọng gì khác không. 

Gia đình tôi nói rằng đề nghị chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho các tù nhân lương tâm có điều kiện giam giữ tốt hơn, đảm bảo cuộc sống và được chăm sóc y tế, thức ăn đầy đủ… Ông ấy nói rằng ông không thể hứa trước được nhưng sẽ cố gắng hết sức.”

 

Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trước đó thông báo rằng ông Surya Deva sẽ thăm chính thức Việt Nam, cụ thể là Hà Nội, TPHCM và Hà Tĩnh, từ ngày 6 đến ngày 15/11.

 

Chuyến đi này, theo nội dung thông báo, hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề thúc đẩy quyền phát triển ở Việt Nam và xác định những thách thức hiện có nhằm đưa ra các khuyến nghị cho Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan khác đang nỗ lực thực hiện Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và thúc đẩy hiện thực hóa quyền phát triển.

 

Ngoài ra, cũng trong thông báo trên, ông Deva cũng sẽ khảo sát về tình hình Chính phủ VN thúc đẩy và đảm bảo sự tham gia hiệu quả của người dân vào quá trình xây dựng chính sách, và ra quyết định liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa.

 

Trước chuyến thăm của ông Surya Deva, bà Đỗ Thị Thu cho biết đã cùng với thân nhân của bảy gia đình tù nhân lương tâm khác gởi một lá thư kiến nghị đến ông Surya Deva. Nội dung thư nêu lên tình trạng tồi tệ mà các TNLT phải chịu đựng trong nhà tù Việt Nam, đồng thời kêu gọi quốc tế tạo áp lực nhằm buộc chính quyền Hà Nội trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm.

 

Ngoài bà Đỗ Thị Thu, bảy gia đình khác không có ý kiến thêm về nội dung bức thư trên vì lý do an ninh. Một người trong số đó nói với RFA rằng bà không muốn công khai danh tính vì không muốn chồng mình sẽ gặp rắc rối ở trong tù. 

 

Theo thông tin từ báo chí nhà nước, hôm 8/11, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã đón tiếp ông Deva tại trụ sở Bộ Ngoại giao.

 

Tại buổi đón tiếp, ông Hùng được tờ Thông tấn xã VN dẫn lời, khẳng định chính phủ Việt Nam luôn “tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người”; Đồng thời khẳng định Việt Nam luôn đặt con người ở vị trí trung tâm, là chủ thể và động lực của quá trình phát triển. 

 

Ông Deva được nói sau đó đã đến Hà Tĩnh để tham quan Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh, nơi xả thải gây ô nhiễm biển dọc bốn tỉnh miền Trung Việt Nam hồi năm 2016.

 

 

Tình hình các TNLT tại trại An Điềm

 

Trong cuộc nói chuyện với RFA ngày 9/11, bà Thu còn cho biết tình hình của chồng bà -ông Trịnh Bá Phương. Bà nói rằng chồng mình, sau hai lần biểu tình ngay trong trại giam vào hôm 2/9 và 9/9 thì bị đánh đập và kỷ luật cùm chân 10 ngày.

 

Sau khi hết án kỷ luật của trại giam, ông Phương có làm đơn gởi tới Viện Kiểm sát (VKS) nhân dân tỉnh Quảng Nam để tố cáo trại An Điềm vi phạm nhân quyền. Vào ngày 30/10, bà Thu cũng đã gởi thêm một lá đơn đến VKS tỉnh này để đồng hành cùng chồng, nhưng tới nay chưa có phản hồi từ phía các cơ quan chức năng.

 

Như RFA đã đưa tin, một số tù nhân lương tâm tại trại giam An Điềm, bao gồm ông Trịnh Bá Phương, Phan Công Hải, Phạm Văn Điệp và Trương Văn Dũng tổ chức biểu tình vào ngày 2/9 nhằm phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam.

 

Đến ngày 9/9, những người này tiếp tục biểu tình ngay trong trại với các biểu ngữ được viết trên những mảnh giấy nhỏ với nội dung “Đả đảo cộng sản vi phạm nhân quyền”.

 

Họ cũng hô to khẩu hiệu “Đả đảo Đảng Cộng sản, đả đảo bè lũ bán nước hại dân”. Ngay lúc đó, họ bị 10 người công an quản giáo lao vào đánh, cướp biểu ngữ.

 

Kết quả là ông Trịnh Bá Phương và Phan Công Hải bị biệt giam cùm chân 10 ngày. Quản giáo cũng lôi ông Dũng đi biệt giam nhưng bị các tù nhân lương tấm khác ngăn cản vì ông Dũng tuổi đã cao.

 

Ông Trịnh Bá Phương, cùng với mẹ là Cấn Thị Thêu và em trai Trịnh Bá Tư là nông dân đấu tranh vì quyền đất đai, phản đối thu hồi đất với giá đền bù rẻ mạt. Cả ba cùng bị bắt vào tháng 6/2020.

 

Ông Phương bị tuyên 10 năm tù giam và năm năm quản chế với tội danh "phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.

 

Còn ông và bà Cấn Thị Thêu cùng chịu án mỗi người tám năm tù với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá nhà nước”.

 

-----------------------

Tin, bài liên quan

THỜI SỰ

 

·        Tù nhân chính trị biểu tình chống Trung Quốc trong trại An Điềm

·        Việt Nam bỏ phiếu thuận nghị quyết LHQ nói Nga gây hấn ở Ukraine có gì đáng bàn?

·        Việt Nam sẽ có trách nhiệm khi lọt vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc 2023-2025?

·        Thỉnh nguyện thư kêu gọi trả tự do cho gia đình bà Cấn Thị Thêu

·        Vì sao không bỏ phiếu cho Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc?





No comments: